Đôi khi những con kiến phải đi tìm nguồn thức ăn xa
tổ của chúng đến hàng kilômet, thế nhưng dù thế nào nó vẫn có khả năng quay trở
về nơi xuất phát một cách rất chính xác và an toàn.
Theo các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Sheffield
(nước Anh), có hai yếu tố quan trọng giúp kiến có thể tự định phương hướng cho
mình khi đi tìm mồi xa tổ là biên độ góc giữa hai lối rẽ do chúng tạo ra và một
mùi hương đặc trưng làm dấu do chúng để lại.
Chẳng hạn như khi nghiên cứu trên loài kiến vàng, các nhà khoa học này nhận thấy lộ trình tìm mồi xuất phát từ tổ được kiến xác lập bằng cách sử dụng thứ mùi đặc trưng làm dấu hiệu cho những con đi sau chúng.
Tại những nơi lộ trình cần được rẽ nhánh để dẫn đến chỗ có nguồn thức ăn thì một trong những góc giữa các lối rẽ do kiến tạo ra sẽ luôn là 600. Khi đó, bất kỳ con kiến nào dù có vô tình lọt ra khỏi lộ trình cũng đều có thể tìm được đường đi đúng bằng cách tìm ra góc hẹp này. Để xác định đường quay về tổ, con kiến đó chỉ cần quay lưng về phía góc hẹp là có thể định hướng đi một cách chính xác.
Chẳng hạn như khi nghiên cứu trên loài kiến vàng, các nhà khoa học này nhận thấy lộ trình tìm mồi xuất phát từ tổ được kiến xác lập bằng cách sử dụng thứ mùi đặc trưng làm dấu hiệu cho những con đi sau chúng.
Tại những nơi lộ trình cần được rẽ nhánh để dẫn đến chỗ có nguồn thức ăn thì một trong những góc giữa các lối rẽ do kiến tạo ra sẽ luôn là 600. Khi đó, bất kỳ con kiến nào dù có vô tình lọt ra khỏi lộ trình cũng đều có thể tìm được đường đi đúng bằng cách tìm ra góc hẹp này. Để xác định đường quay về tổ, con kiến đó chỉ cần quay lưng về phía góc hẹp là có thể định hướng đi một cách chính xác.
NGUYỄN SINH
Theo The Nature,
Tuổi Trẻ Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét