Nhiều người, nhất là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hay mệt mỏi, yếu
sức lực, thường chóng mặt… có thể bị huyết áp thấp.
Bao nhiêu gọi là “thấp”?
Huyết áp thấp (huyết áp thấp) là tình trạng số đo huyết áp dưới
100/60 mmHg kéo dài, liên tục, mạn tính. Giới hạn cảnh báo là con số huyết áp
trên (huyết áp tối đa) xuống còn 90 mmHg. Giới hạn nguy hiểm khi chỉ số này
xuống còn 70 mmHg.
huyết áp thấp có thể là nguyên phát, có thể là thứ phát, xuất
hiện sau một bệnh toàn thân nào đó, chẳng hạn như suy chức năng tuyến thượng
thận, thiểu dưỡng kéo dài do nhịn ăn, suy tim, rối loạn thần kinh thực vật…
Huyết áp là động lực để máu chảy trong lòng mạch. huyết áp thấp
làm suy giảm lượng máu tới các cơ quan, nhất là cơ quan ở cao và ở xa như não,
chân, tay… Tình trạng này khiến cơ thể mệt, yếu, hoa mắt, thấy ruồi bay, tim
thì nhịp nhanh, mạch nhỏ, yếu. Huyết áp thấp gây chóng mặt, choáng, ngất, lịm,
chân tay tê, mỏi… Các biểu hiện này có đặc điểm là khi đứng thì rõ nhưng khi
nằm thì lại hết.
Phiền phức thường gặp nhất của huyết áp thấp là làm suy giảm khả
năng làm việc trí óc, vì các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển luôn
nằm trong tình trạng “đói” do thiếu máu. Bên cạnh đó, hệ thống cơ ở chân và tay
cũng bị giảm khối lượng tuần hoàn, do vậy sức co cơ giảm. Người bị huyết áp
thấp giảm khả năng lao động thể lực. Sinh hoạt và lao động vì thế bị ảnh hưởng.
Điều đáng ngại nhất do huyết áp thấp gây nên là biến chứng trên tim và thần
kinh trung ương. huyết áp thấp có thể gây loạn nhịp tim, rối loạn phát nhịp,
gây nhịp nhanh kịch phát. Bệnh cũng có thể gây tai biến mạch máu não (đột qụy não) như
trong tăng huyết áp. Tỷ lệ
người bị tai biến mạch não do huyết áp thấp là 10-15%, và thường là nặng. Người
bệnh có thể bị tử vong do chấn thương sọ não khi ngã do ngất lịm đột ngột.
Sống cùng huyết áp thấp
Huyết áp thấp nếu là thứ phát thì có thể chữa khỏi, nhưng nếu
huyết áp thấp nguyên phát thì bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn. Việc sống hòa bình
cùng huyết áp thấp là hết sức quan trọng. Thông thường bệnh nhân huyết áp thấp
có thể thực hiện một số biện pháp sau: ăn lượng muối vừa đủ (lượng muối đưa vào
cơ thể bao gồm các nguồn cung từ nước mắm, bột canh… đạt khoảng 3-5g/ngày). Chế
độ ăn này hỗ trợ cho tăng khối lượng tuần hoàn. Tuy nhiên, không sử dụng quá
mức khuyến cáo vì có thể sẽ gây tăng huyết áp; khi nằm nên gối đầu thấp để tăng
lượng máu lên não. Cần lưu ý, khi thức giấc không ra khỏi giường đột ngột,
không thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, ngồi sang đứng đột ngột vì dễ gây thiếu
máu não. Thực hiện chuyển đổi tư thế từ từ để cơ thể thích nghi. Khi bị choáng,
ngất lịm đặt người bệnh nằm đầu thấp, tuyệt đối không bế xốc người bệnh vì càng
làm bệnh thêm trầm trọng; tích cực tập thể thao phù hợp với sức khỏe. Môn thể
thao tốt nhất cho người bị huyết áp thấp là đi bộ. Mỗi ngày 30 phút, đi khoảng
1 – 2 km; trong trường hợp cần sử dụng các thuốc thuốc an thần, thuốc lợi tiểu,
giãn mạch, nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ vì các loại thuốc này khiến tình
trạng hạ huyết áp nặng nề hơn…
Chè xanh, cà phê, trà gừng… rất có lợi cho người huyết áp thấp
vì chúng chứa các hợp chất giúp tăng huyết áp. Mỗi ngày 2-3 tách chè xanh, cà
phê hoặc trà gừng là hợp lý. Tránh rượu vì rượu làm bệnh chuyển thành tăng
huyết áp kịch phát, tăng rối loạn thần kinh tim.
(Theo TNO)
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét