Một số
trẻ đã lớn nhưng bố mẹ vẫn phải đút ăn vì ỷ lại và không biết cách dùng thìa.
Vì vậy, khi con mới ăn dặm, bạn nên để bé tự cầm một số thức ăn như bánh quy
hoặc chơi với chiếc thìa nhỏ để chuẩn bị cho giai đoạn ăn một mình.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ban đầu,
bàn tay bé vẫn còn lóng ngóng, khó khăn lắm mới có thể cho thức ăn vào miệng
nên bữa ăn sẽ kéo dài. Tuy nhiên, bạn hãy kiên nhẫn chờ con ăn xong bữa. Đó là
một cách động viên để trẻ cảm thấy tự tin hơn.
Ngoài
ra, các bà mẹ trẻ không nên bực tức khi con làm vung vãi nhiều thức ăn hoặc ăn
quá lâu, bởi vì động tác của bé còn vụng về. Nếu bé cần giúp đỡ, bạn có thể giữ
nhẹ tay trẻ để hướng dẫn, nhưng không nên lạm dụng.
Khi trẻ
dùng thìa khá "nhuyễn", bạn nên cho con ngồi vào bàn ăn cùng gia
đình. Tránh đùa giỡn với trẻ để chúng tập trung hơn vào bữa ăn.
Bạn chỉ
nên cho một ít thức ăn vào đĩa hoặc bát của con, khi nào hết mới tiếp thêm vào
để trẻ không bị ngán. Chỉ cho bé ăn cơm chan canh khi đã quen với việc dùng
thìa.
Nếu trẻ
vừa ăn vừa lấy thìa gõ lung tung khắp nơi, nghịch phá thức ăn thì chứng tỏ bé
đã no, không muốn ăn nữa mà chuyển sự hứng thú sang chuyện khác (trừ trường hợp
trẻ quá ham chơi). Lúc này, bạn nên thu dọn bát đĩa và kết thúc bữa ăn.
Giúp trẻ
làm quen với đũa, nĩa
Khi trẻ
lên 4-5 tuổi, bạn có thể tập cho bé dùng đũa. Muốn cầm đũa, trước tiên bé phải
làm quen với cách cầm bút. Thời gian này, bạn có thể đưa những thức ăn dạng sợi
như phở, hủ tiếu, mì... vào thực đơn thường xuyên để bé dễ dàng làm quen với
việc gắp thức ăn.
Dù tay
bé còn vụng về, bạn hãy để con tự xúc ăn để tập quen dần. Đặt đôi đũa vào giữa
ngón tay cái và ngón giữa của bé. Sau đó, bảo con nhẹ nhàng chụm tay lại và bắt
đầu gắp thức ăn. Để bé mau biết cách sử dụng đũa, bạn bảo con nhìn bố mẹ cầm,
gắp thức ăn và bắt chước theo.
Khi trẻ
đã quen với thìa - đũa, bạn hãy giúp con "nâng cấp" kỹ năng này bằng
cách thi xem ai ăn nhanh và ít rơi vãi hơn. Tuy nhiên, đừng quên nhắc nhở con
không ăn quá vội để tránh bị sặc, hóc.
Để bé
tăng thêm hứng thú khi ăn, bạn hãy sắm cho con bộ bát đĩa nhiều màu sắc. Những
chiếc thìa, đũa có in hình con thú, hoa lá... cũng giúp bữa ăn của bé hấp dẫn
hơn.
Học dùng
nĩa đơn giản hơn dùng thìa, đũa. Thế nhưng, do tính chất bữa cơm của người Việt
Nam, nĩa không thông dụng lắm. Sau khi bé đã dùng thành thạo thìa và đũa, bạn
mới bắt đầu cho con làm quen với nĩa cũng chưa muộn.
Theo Tiếp
thị & Gia đình
(Theo_Tuổi
Trẻ )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét