"Tương tác với con" là cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1
tháng tuổi chuẩn và cần thiết nhất mà các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên thực
hiên.
Theo thời gian, con yêu sẽ lớn lên từng ngày. Từ một đứa trẻ chỉ
thích nhắm mắt và “ngủ nướng”, bé sẽ dần biết khóc, biết cười nhiều hơn, tập
đi, tập nói, tập ăn và vô vàn những điều tuyệt vời khác mà mẹ không thể hình
dung hết được.
Tuy nhiên, để đạt được những điều đó là cả một quá trình thay
đổi lâu dài của bé, bắt đầu bằng từng tháng từng tháng một và cần phải có bàn
tay chăm sóc ân cần, chu đáo của mẹ.
Trong tháng đầu tiên sau sinh, con mới bắt đầu tập quen với thế
giới mới to lớn và kỳ lạ này. Đồng thời lúc này mẹ cũng bắt đầu học cách chăm
sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là như thế nào.
Để biết được cách chăm sóc, mẹ nên tìm hiểu ở giai đoạn
1 tháng tuổi, con yêu đã thay đổi như thế nào và làm được những gì?
- Cân nặng: Hầu hết trẻ sơ sinh tăng cân trong vòng 2 tuần đầu
sau sinh. Mức cân tăng trung bình ở lứa tuổi này là khoảng 150-200 gram/ tuần.
Nếu con của bạn không tăng cân hãy nói chuyện với các bác sĩ.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đã có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng. Ảnh
minh họa
- Mỡ thừa sẽ rõ ràng hơn trên bắp đùi, bụng và mặt của bé. Các
lớp mỡ thịt có thể cuộn tròn cổ và trên cánh tay. Và mẹ cũng đừng lo lắng về
cân nặng của con lúc này nếu có dư thừa đôi chút.
- Việc cho con bú sữa mẹ giúp con tăng cân đều trong những tháng
đầu của cuộc đời và sau đó là cao hơn hoặc thấp hơn.
- Con ngủ nhiều hơn và khá nhạy cảm khi ngủ.
- Con bắt đầu nở một nụ cười chưa được trọn vẹn nhưng trông
vẫn rất đáng yêu.
- Con có thể theo dõi mọi thứ diễn ra xung quanh bằng mắt và tìm
kiếm khuôn mặt của mẹ, nhìn chăm chú trong vài phút.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Cho ăn thường xuyên
Cố gắng cho con ăn ít nhất 6 lần/ ngày khi con đạt mốc 1 tháng
tuổi. Nếu đang cho con bú sữa mẹ thì có thể tăng lên đến 12 lần (bao gồm cả ăn
đêm).
Cố gắng không kiểm soát thời gian cho ăn quá nhiều và để cho con
tự chủ động, xác định việc ăn uống của mình. Trừ khi con không khỏe hoặc sinh
non, mẹ nên có chế độ ăn uống khác.
Hiểu biết về giấc ngủ của con
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng liên quan đến việc chăm sóc các kiểu ngủ của bé, mẹ cần lưu ý.
Thời điểm tròn 1 tháng tuổi, con có nhu cầu ngủ nhiều hơn. Hầu
hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ sớm sau khi ăn nhưng giấc ngủ sẽ rất ngắn.
Tuy nhiên bé có xu hướng ngủ vào bất kỳ giờ nào trong ngày và mẹ
cũng hãy để con được tự chọn giờ ngủ cho riêng mình nhưng quan tâm sát sao đến
giấc ngủ và hiệu quả của giấc ngủ.
"Tương tác với con" là cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng
tuổi cần thiết nhất mà các bác sĩ khuyên. Ảnh minh họa
Chơi và tương tác với con
Bất cứ khi nào con thức, mẹ hoặc những người thân yêu có thể
chơi hoặc tương tác với con bằng cách gọi tên, bật nhạc hoặc thu hút sự chú ý
của con.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể giới thiệu một số đồ chơi nhiều màu
sắc, âm thanh hay để bé vừa giải trí và phát triển khả năng nghe, nhìn của
mình.
Những trải nghiệm tương tác sớm với bạn và người khác sẽ giúp
não của bé phát triển và học hỏi về thế giới. Mặc dù bé cực kỳ dễ bị tổn thương
và phụ thuộc vào mẹ để đáp ứng mọi nhu cầu nhưng chúng cũng tự tìm ra được
những cách kích thích hay hơn.
Đảm bảo an toàn cho con
Đặt nôi hoặc giường ngủ của con cách xa cửa sổ để tránh mưa, bụi
và các yếu tố khác xuất hiện làm hại con. Ngoài ra, tránh đặt đồ chơi và bất kỳ
vật gì khác trong nôi con.
Khi con nằm trên ghế sofa, giường hoặc bàn thay quần áo, hãy đảm
bảo rằng mẹ luôn luôn có mặt để ý đến con vì trẻ sơ sinh có thể vặn vẹo và lắc
người gây nguy hiểm.
Bất cứ khi nào cho con vào trong xe đẩy, hãy sử dụng dây an toàn
để đảm bảo an toàn cho bé.
Ngoài ra, tránh việc bế hoặc giữ con sơ sinh bằng một tay vì bé
còn quá nhỏ, cổ còn mềm không thể giữ vững nếu không có sự hỗ trợ từ mẹ.
Đảm bảo chăm sóc con về mặt y tế
Con của bạn sẽ được tiêm chủng lần đầu tiên một tháng sau khi
sinh. Vì vậy, mẹ cần phải kiểm tra những loại vắc xin nào mà bé cần và phòng
khám nào tốt nhất cho con.
Cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc của con với bất cứ ai, nhất là
những người có bệnh tật. Điều đó sẽ giúp bé tránh được các căn bệnh thông
thường.
Rửa tay là phương pháp số một kiểm soát nhiễm trùng và giảm
thiểu bệnh tật. Sau khi thay tã cho con và trước khi cho con bú, mẹ hãy rửa tay
sạch sẽ. Có thể thoa một chút kem dưỡng da (an toàn với trẻ sơ sinh) để hạn chế
sự khô ráp của tay mẹ sẽ làm hại con.
* Bài viết tham khảo thông tin từ WebMD, Huggies, Mom Junction
0 nhận xét:
Đăng nhận xét