Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Tần Thủy Hoàng - Võ Tắc Thiên 2 vị hoàng đế máu lạnh nhất Trung Hoa


Để lên ngôi vua và cai trị 2 vị hoàng đế này đều trả giá bằng máu của rất nhiều người vô tôi.
Tần Thủy Hoàng - coi mạng người như "cỏ rác"
Nhắc đến tính cách hung bạo và tàn ác chẳng mấy ai quên được Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế. Ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình.


Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.
Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoảng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.


Đội quân đất nung trong hầm mộ của Tần Thủy Hoàng.
Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sáchđốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.
Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây. Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng dâm ô trụy lạc và tàn nhẫn


Võ Tắc Thiên- nữ hoàng trụy lạc và tàn bạo. Ảnh minh họa
Được biết đến với vai trò là nữ hoàng duy nhất của Trung Quốc, Võ Tắc Thiên có 15 năm trị vì trên ngôi vua.
Vào cung cấm với vị trí Tài Nhân, là một trong 9 người thiếp xếp hàng thứ 5 của Lý Thế Dân. " Vợ "vua theo thứ tự từ trên xuống dưới là : Hoàng Hậu, Hoàng phi, Thần Phi, Chiêu nghi và Tài nhân. Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên lại có tư tình riêng với Lý Trị, con trai của Lý Thế Dân. Sau khi thoát khỏi quy định chết theo chồng, Võ Tắc Thiên từ chùa trở lại cung vua và trở thành Chiêu Nghi của Lý Trị. Mặc kệ mọi lời dèm pha, từ vị trí vợ của vua cha, Võ Tắc Thiên trở thành tiếp vợ của vua con.
Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi lại thì Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh con gái đầu lòng, Hoàng Hậu họ Vương đến thăm, sau khi Vương Hoàng Hậu ra về, thì Võ Tắc Thiên bóp mũi cho chết con của mình để vu oan giá hoạ, khiến cho hàng hậu bị phế bỏ. Võ Tắc Thiên được phong lên làm Thần Phi rồi Hoàng Hậu, Võ Hậu.
Võ Hậu lại giết Vương Hoàng Hậu và con gái của bà một các dã man để trừ hậu hoạn. Sau khi Lý Trị bị đột quỵ, thân thể yếu ớt, Võ Tắc Thiên ngay lập tức yêu cầu Lý Trị cho cùng tham gia triều chính. Sau đó, để tiện đường cho việc con trai là Lý Hoằng lên ngôi vua, Võ Tắc Thiên đã giết hết người cản đường như Thượng Quan Nghi, Lý Trung (con của Lý Trị với cung phi khác). Tuy nhiên, sau đó, Võ Tắc Thiên lại phế Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm Thái Tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ 3 là Lý Hiển lên làm Thái Tử.
Sau khi Lý Trị qua đời,  Lý Hiển lên ngôi, là Đường Trung Tông. Nhưng một tháng sau, Võ Hậu lại phế Lý Hiển, đưa Lý Đán lên làm vua, là Đường Duệ Tông.
Những năm tiếp theo, bà lần lượt loại trừ những con cháu họ Lý ra khỏi quyền lực và đưa các người cháu họ Võ của mình vào nắm quyền. Tháng 09/690, Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng Đế, đổi quốc hiệu là Nhà Chu. Vì có rất nhiều người chống đối việc có một phụ nữ lên cầm triều chính nên Võ Tắc Thiên đã lập lên một đội chuyên đi "ám sát" những kẻ chống đối. Rất nhiều người đã chết dưới tay nữ hoàng đầu tiên của Trung Quốc.

Theo Tri Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive