Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Chân dung người chồng “chuẩn”

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 20:27, under | No comments

Chuyện kể rằng có một người đàn ông đã chết và lên thiên đường. Ông ta tìm thấy hai con đường với hai bảng chỉ dẫn khác nhau. Bảng thứ nhất ghi: Những người đàn ông bị vợ thống trị, đứng đây. Ông ta thấy có vô số người đàn ông đang xếp hàng dưới đó.


Ảnh minh họa - nguồn internet

Bảng thứ hai đề: Những người đàn ông chưa từng bị vợ thống trị, đứng đây. Ở dưới bảng duy nhất chỉ có một người.
Ông ta đi đến người đàn ông duy nhất đó, bắt tay và hỏi: “Hàng bên cạnh có đến hàng triệu người. Trong khi bên này chỉ duy nhất mình ông. Ông có bí quyết gì để làm được điều đấy?”.
Người đàn ông đó nhìn quanh và trả lời: “Tại sao ư? Tôi cũng không chắc là mình biết lí do. Tôi đứng đây chỉ bởi vợ tôi bảo thế”.
Chúng ta đã từng nghe rất nhiều chuyện hài về vai trò làm chủ trong gia đình. Tuy nhiên, vai trò đó không phải chuyện đơn giản.
Suốt những thập kỷ qua các nền văn hoá đã xác định ý nghĩa và vai trò của người đàn ông và đàn bà trong xã hội cũng như trong gia đình. Tuy nhiên khi trưởng thành, hầu hết mọi người lại không hề có ý niệm về việc làm chủ gia đình của mình.
Hậu quả là những người đàn ông đó không thể, và thậm chí có người còn không cố gắng giữ vai trò lãnh đạo. Họ thường đi tới quyết định rằng việc làm dễ nhất là không làm gì. Chính vì vậy khi cưới phải người phụ nữ mạnh mẽ, họ để vợ mình tự do làm mọi việc theo cô ấy muốn.
Dưới đây là những chuẩn mực về vai trò của một người chồng, hy vọng có thể đem lại tự do cho cả chồng lẫn vợ và giúp hai người cùng nhau sát cánh trong cuộc chiến chống lại sự chia cắt và xung đột trong cuộc sống gia đình.
1. Hãy là người chủ trong gia đình
Làm chủ ở đây không có nghĩa là thống trị, độc quyền. Phụ nữ cần được tôn trọng và đối xử công bằng. Thật không may các ông chồng thường quên đi điều này. Họ vô ý hạ thấp vợ hoặc ngang nhiên cư xử thô bạo.
Làm vậy có phải là người chủ trong gia đình? Những người đàn ông vốn đã hiểu và giữ vững vai trò này sẽ không mấy khó khăn khi trả lời câu hỏi trên. Họ biết cách hướng dẫn, biết cách đưa ra quyết định cuối cùng và hướng vợ theo mình.
2. Yêu vợ vô điều kiện
Tình yêu đó của bạn không phải dựa trên dáng vẻ bề ngoài của cô ấy mà phải dựa trên giá trị cô ấy đem lại cho bạn. Để có một tình yêu như vậy bạn cần phải đảm bảo luôn đem lại cho cô ấy tình cảm.
Một cách tốt nhất để thực hiện điều đó là hãy khẳng định tình cảm của bạn với nàng thường xuyên. Hãy để cho cô ấy biết bạn quý trọng, tôn sùng và yêu cô ấy.
Lời nói phải đi đôi với việc làm. Hãy tự hỏi bạn đã từ bỏ những gì vì vợ? Thói quen tụ tập bạn bè “đánh chén”, hay các sở thích khác? Đôi khi cũng nên từ bỏ một sở thích của mình để vợ bạn có cơ hội nhìn lại và thấy bạn yêu cô ấy nhường nào.
3. Phục vụ vợ
Một trong những cách phục vụ vợ tốt nhất là biết cô ấy cần gì để cố gắng đem lại cho cô ấy. Liệu ngay bây giờ bạn có biết ba điều vợ mình cần nhất? Điều gì khiến cô ấy lo lắng, phiền muộn? Cô ấy đang phải chịu áp lực gì? Hãy cố gắng trả lời các câu hỏi và làm bất cứ gì có thể để cô ấy bớt sầu muộn.
Một cách phục vụ vợ khác là cung cấp món ăn tinh thần. Chẳng hạn bạn khen ngợi vợ, dành nhiều thời gian bên cô ấy hoặc tìm cách cổ vũ, nâng đỡ tinh thần cho cô ấy.
Làm một người chồng, một người chủ trong gia đình bạn phải biết cách bổ sung cuộc đời mình với cuộc đời của vợ. Dành trọn cuộc sống cho cô ấy, bạn là người chồng mẫu mực.

Nguyễn Dương

Theo Familylife

Việt Báo (Theo_ Dân trí )






CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bí quyết khai thác chồng

Các bước tha thứ

Cách nhóm lại lửa yêu

Cảm giác âm thanh trong tình dục

Cân bằng giữa vật chất và tinh thần

Cực khoái - sự cộng hưởng không dễ dàng

Chân dung người vợ “chuẩn”

Chỉnh lý trục trặc từ … cỗ xe hôn nhân

Chống lại cám dỗ của ngoại tình

Chân dung người chồng “chuẩn”

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 23:42, under | No comments


Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức trở về thăm làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) - quê ngoại Bác Hồ. Đây chính là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.


Khi về thăm làng Hoàng Trù, điểm đầu tiên mà du khách sẽ ghé vào là ngôi nhà cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Đây là một ngôi nhà 5 gian và 2 chái, trong đó ba gian ngoài là nơi cụ Đường dạy học. Ngôi nhà cũng là nơi bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Người.


Ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan khi hai người đã kết hôn. Tại ngôi nhà nhỏ ba gian đơn sơ này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.


Gian ngoài của ngôi nhà là nơi làm việc của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông. Cụ Hoàng Đường thường qua đây đàm đạo với con rể về văn chương, chữ nghĩa.


Những cuốn sách cụ Nguyễn Sinh Sắc từng đọc vẫn còn được lưu giữ tại gian nhà này.


Hai gian còn lại không có vách ngăn, gian trong có chiếc giường nhỏ là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan, sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ. Gian ngoài có chiếc khung cửi là công cụ lao động của bà Loan và chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại.


Cách ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan không xa là ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân - họ ngoại của Bác Hồ.


Sau một quãng đời bôn ba hoạt động, phải đến ngày 9/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có dịp về thăm lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách. Đây cũng là lần cuối cùng Người về thăm nơi chôn nhau cắt rốn cho đến khi vĩnh viễn đi xa.




CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số

Bác Hồ với Khu di tích Đá Chông

Nơi Bác Hồ từng sống và làm việc ở Thái Lan

Những lần sinh nhật Bác qua lời kể đầu bếp Trung Quốc

Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Chiêm ngưỡng tượng đài Bác Hồ trên khắp hành tinh

10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ

Chuyện ít biết về kỷ niệm sinh nhật Bác lần đầu tiên

Chuyện chưa biết về cố ngoại và bà ngoại của Bác Hồ

Món quà đặc biệt của Bác Hồ

Xúc động viếng nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ

Chân dung Bác Hồ trên bìa tạp chí nổi tiếng thế giới

Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, nhà tiên tri vĩ đại

Xúc động hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ

Chiêm ngưỡng tượng đài Bác Hồ trên khắp hành tinh

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 23:21, under | No comments


Nhiều nước trên thế giới đã dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ sự trân trọng đối với một vĩ nhân của lịch sử thế giới TK 20. Trong ảnh là tượng bán thân của Bác Hồ được đặt trang trọng trên bệ đá cao 2 mét cùng một cột cờ có lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên đại lộ Simon Bolivar - một đại lộ lớn nhất nhì của thủ đô Caracas (Venezuela). 


Tượng đài bằng đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm Thủ đô La Havana. Công trình do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam thiết kế, khánh thành vào năm 2003. 


Ở Ấn Độ, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Nêru thành phố Cancutta. 


Ngày 16/01/2009, chính quền thành phố Mexico đã khánh thành công viên “Tự do cho các dân tộc” và tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bức tượng Người bên bộ bàn ghế mây giản dị, đằng sau phía trên là dòng chữ vàng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng tiếng Tây Ban Nha với chữ ký của Người. 


Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Acapulco, thuộc bang Guerrereo (miền Nam Mexico) được đặt đối diện tượng đài người anh hùng dân tộc vĩ đại của châu Mỹ Latin Simon Bolivar, tại đại lộ Miguel Aleman, đại lộ chính và lớn nhất thành phố Acapulco. 


Tại Pháp, ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Không gian Hồ Chí Minh" tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố.


Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow của Nga nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (anh trai nhà cách mạng V. I. Lenin) và phố “Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười”. Đây là tác phẩm của Vladimir Efimovich Tsigal, nghệ sĩ nhân dân, viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô, tác giả của hơn 40 nhóm tượng đài nổi tiếng.


Tháng 5/2010, một bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành trong khuôn viên khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Saint Petersburg. 


Tại thành phố Ulyanovsk trên quê hương Lenin, Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt trên đại lộ mang tên Người. 


Bức tượng Hồ Chủ tịch ở trung tâm thủ đô Antananarivo của đất nước châu Phi Madagascar làm bằng đồng đặt trên bệ đá hoa cương, với tổng chiều cao 3,4m. Bên dưới có tấm biển đồng khắc câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch: "Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tượng được nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thiết kế năm 2001.


Tại Hungary, đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (có từ năm 1976) được dựng tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách thủ đô Budapest khoảng 220 km. 


Tháng 10/2011 lễ khánh thành Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Công viên ASEAN trong khu phố cổ Intramuros - thủ đô Manila.


Vào ngày 30/8, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành ở thủ đô Buenos Aires (Argentina) trong một buổi lễ trọng thể. 


Ngày 13/9/2012, Lễ khánh thành Quảng trường và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Thủ đô Santo Dominigo, Cộng hòa Dominica. Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn nhiều tượng đài của Người tiếp tục dựng lên tại nhiều quốc gia khác để bày tỏ sự trân trọng đối với một vĩ nhân của lịch sử thế giới thế kỷ 20



CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số

Bác Hồ với Khu di tích Đá Chông

Nơi Bác Hồ từng sống và làm việc ở Thái Lan

Những lần sinh nhật Bác qua lời kể đầu bếp Trung Quốc

Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Chiêm ngưỡng tượng đài Bác Hồ trên khắp hành tinh

10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ

Chuyện ít biết về kỷ niệm sinh nhật Bác lần đầu tiên

Chuyện chưa biết về cố ngoại và bà ngoại của Bác Hồ

Món quà đặc biệt của Bác Hồ

Xúc động viếng nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ

Chân dung Bác Hồ trên bìa tạp chí nổi tiếng thế giới

Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, nhà tiên tri vĩ đại

Xúc động hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ

10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ


Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức điểm lại những địa danh thiêng liêng, đong đầy ý nghĩa lịch sử gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ. Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nơi Người cất tiếng khóc chào đời ngày 19/5/1890 và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.


Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê nội của Bác Hồ, là nơi Người đã trải qua những năm tháng niên thiếu đầy kỷ niệm. Từ năm 11 đến 16 tuổi (1901 - 1906), cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Cung (tên của Bác Hồ hồi nhỏ) đã sinh sống tại ngôi nhà của thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở làng Sen.


Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường này. Đến cuối tháng 5/1908, Người bị đuổi học vì tham gia phong trào chống thuế của những người yêu nước ở Trung Kỳ.


Đầu năm 1910, Bác Hồ đến Phan Thiết với cái tên Nguyễn Tất Thành. Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh (Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) của Hội Liên Thành. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc, thể hiện ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.


Vào ngày 5/6/1911, từ bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Tréville để ra đi tìm đường cứu nước.


Sau nhiều năm bôn ba tại nhiều quốc gia trên thế giới, vào ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua biên giới Việt - Trung để trở về căn cứ Pắc Bó trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng trong nước. Tại căn cứ này, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cuộc cách mạng đã diễn ra dưới sự điều hành của Người và các đồng chí.


Ngày 4/5/1945, Bác Hồ cùng các đồng chí rời Pắc Bó đi xuống chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Được coi là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, chiến khu Tân Trào là nơi ra đời những quyết sách quan trọng nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám.


Sau khi lãnh đạo thành công cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 - 1954), Hồ Chủ tịch sinh sống và làm việc tại An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) ở Thái Nguyên. Từ "Thủ đô kháng chiến", Người đã ký nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.


Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội) là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đây cũng là nơi Người đi vào cõi vĩnh hằng ngày 2/9/1969.



CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số

Bác Hồ với Khu di tích Đá Chông

Nơi Bác Hồ từng sống và làm việc ở Thái Lan

Những lần sinh nhật Bác qua lời kể đầu bếp Trung Quốc

Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Chiêm ngưỡng tượng đài Bác Hồ trên khắp hành tinh

10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ

Chuyện ít biết về kỷ niệm sinh nhật Bác lần đầu tiên

Chuyện chưa biết về cố ngoại và bà ngoại của Bác Hồ

Món quà đặc biệt của Bác Hồ

Xúc động viếng nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ

Chân dung Bác Hồ trên bìa tạp chí nổi tiếng thế giới

Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, nhà tiên tri vĩ đại

Xúc động hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ

Chuyện ít biết về kỷ niệm sinh nhật Bác lần đầu tiên

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 22:54, under | No comments

Những chuyện kể về sinh nhật Bác dưới đây sẽ giúp người Việt thêm tự hào được là con cháu của Người.


 Sinh nhật Bác Hồ thường được tổ chức giản dị và đầm ấm. 

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Kể từ ngày đó đông đảo đồng bào trong nước và bè bạn quốc tế biết đến Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam và biết đến ngày 19/5 là sinh nhật của Bác.
Và cũng từ đó, vào những dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những bó hoa tươi thắm và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm 1946 là năm kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ lần đầu tiên. Sáng 19/5/1946, tại Bắc bộ Phủ, các đại biểu thiếu nhi thủ đô, tự vệ, hướng đạo và hơn 50 đại biểu Nam bộ đã đến chúc mừng sinh nhật Bác.
Bác tặng các đại biểu thiếu nhi một cây bách trồng trong chậu và nói: ''Bác có cây này tặng các cháu. Mai sau, cái cây sẽ mọc ra một chậu trăm cái tán. Các cháu chăm nom cho cây lớn, cây tốt, thế là các cháu yêu Bác lắm đấy''.
Cũng chính ngày này, lực lượng thanh niên Thủ đô đã tuần hành thị uy chúc thọ Bác Hồ.
Việc đó làm cho các đại biểu Đồng minh thấy rõ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong lời phát biểu đáp lại lòng kính mến của đồng bào:
''Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào. Vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi 56 chưa đáng được đồng bào chúc thọ. Chỉ vì một nhà báo nào đó biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm rộn đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc. Tôi xin hứa với đồng bào gắng sức làm việc, nhưng tôi hy vọng vào sự cộng tác chặt chẽ của đồng bào. Việc nước là lớn, không ai có thể làm một mình nổi. Tôi mong rằng ngày này năm sau các đồng bào sẽ làm cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cường thịnh hơn. Hôm nay đồng bào cho tôi nhiều hoa bánh. Những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi".
Cũng trong ngày 19/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp một số đoàn thể đến chúc mừng sinh nhật Người.
Khi nghe giới thiệu có Ủy ban đời sống mới đến chúc thọ, Bác liền hỏi các đại biểu của Ủy ban:
- Đời sống mới là ai?- Chú cho tôi biết cuộc vận động đời sống mới đến đâu rồi?
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng thay mặt đoàn thưa với Bác: Chúng tôi đã bắt đầu bằng sự chia ra các ban nghiên cứu, tổ chức... Nhưng công việc chính là định rõ cái hướng cho đời sống mới. Mấy khẩu hiệu “cần, kiệm, liêm, chính” chúng tôi xét ra vừa không đủ, vừa cổ…
- Cổ! Lạ quá, thế cơm các cụ ăn ngày xưa, bây giờ ăn cũng cổ à?- Bác tranh luận.
Không khí buổi chúc mừng sinh nhật Bác trở nên náo nhiệt, vui vẻ.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng liền thưa: Ủy ban vận động đời sống mới đã định rõ ba nguyên tắc cho đời sống mới là: Dân tộc, dân chủ, khoa học.
Bác liền nói:
- Hay lắm, nhưng mình phải xem đồng bào bây giờ cần gì? Dân quê đã mấy người hiểu được thế nào là dân chủ, khoa học? Tôi hỏi chú, chú đi vận động đời sống mới thì chú làm gì trước?
Mọi người nhìn nhau, bối rối trước câu hỏi của Bác. Bác liền lấy tay vỗ vào bụng và nói:
- Trước hết là cái này. Dân chúng cần cái này trước hết, phải ăn đã, chú không ăn gì thì chú đi tuyên truyền được không? Mà muốn ăn thì phải làm gì? Phải làm việc phải siêng năng, thế là “cần” đấy.
Bác cũng nhắc nhở: Muốn cho cuộc vận động được thực hiện được đến nơi đến chốn và có kết quả thì khẩu hiệu phải thiết thực, người đi vận động quần chúng phải làm gương.
Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu, thực dân Pháp lại âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người cùng Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại căn cứ địa Việt Bắc tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chặng đường trường kỳ kháng chiến đã ghi dấu chân của Bác qua Hà Đông, Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên... hoà cùng với những khó khăn vất vả và sự hy sinh của đồng bào, đồng chí trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
Những dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc vô cùng đơn giản nhưng đầm ấm và đầy ý nghĩa, với những lời chúc mừng của đồng bào, đồng chí và những bó hoa rừng của những người phục vụ.
Sinh nhật năm 1948 là kỷ niệm sinh nhật không bao giờ quên đối với Bác.
Trước sinh nhật Bác vài ngày, đồng chí Lộc (tên thật là Nguyễn Văn Ty) - người phục vụ nấu ăn cho Bác nhưng cũng là người đồng chí, người bạn thân thiết đã cùng Bác hoạt động ở Thái Lan, Trung Quốc rồi sau đó theo Bác trở về nước tham gia hoạt động cách mạng - vừa mới qua đời bởi căn bệnh sốt rét ác tính.
Vì vậy, kỷ niệm sinh nhật Bác diễn ra lặng lẽ.
Sáng sớm ngày 19/5/1948, các đồng chí phục vụ đã mang một bó hoa rừng đến chúc mừng sinh nhật Bác, chúc Bác mạnh khoẻ sống lâu.
Nhận bó hoa rừng và những lời chúc mừng của các đồng chí phục vụ, Bác rất xúc động rơm rớm nước mắt:
- Bác cảm ơn các chú. Bác đề nghị dành bó hoa này cùng đến viếng mộ đồng chí Lộc.
Thế là lễ mừng sinh nhật của Bác Hồ năm ấy, Bác đã dành để nói chuyện về một tấm gương trung thành với Đảng, suốt đời làm việc cho Đảng, không tính toán cá nhân, đòi hỏi địa vị.

Theo Báo Nghệ An



CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số

Bác Hồ với Khu di tích Đá Chông

Nơi Bác Hồ từng sống và làm việc ở Thái Lan

Những lần sinh nhật Bác qua lời kể đầu bếp Trung Quốc

Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Chiêm ngưỡng tượng đài Bác Hồ trên khắp hành tinh

10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ

Chuyện ít biết về kỷ niệm sinh nhật Bác lần đầu tiên

Chuyện chưa biết về cố ngoại và bà ngoại của Bác Hồ

Món quà đặc biệt của Bác Hồ

Xúc động viếng nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ

Chân dung Bác Hồ trên bìa tạp chí nổi tiếng thế giới

Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, nhà tiên tri vĩ đại

Xúc động hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ

Chuyện chưa biết về cố ngoại và bà ngoại của Bác Hồ

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 22:49, under | No comments

Nhà thờ cụ tú tài Nguyễn Văn Giáp, cụ ngoại của Bác Hồ tọa lạc trên chính khuôn viên mà cách nay 140 năm vợ chồng cụ tậu được.


Quê ngoại Bác Hồ. 

Tại xóm 5, xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên, Nghệ An), có một ngôi nhà cổ, ít người biết đến, vốn là nhà thờ cụ Nguyễn Công Hanh và tú tài Nguyễn Văn Giáp, được xây dựng từ năm 1877.
Ngôi nhà 4 gian, lợp ngói âm dương, xung quanh thưng ván, còn khá nguyên vẹn. Ngôi nhà hiện do anh Nguyễn Xuân Ngân, trông nom, sử dụng.
Trong nhà có bài văn chữ Hán, được khắc trên hai tấm ván gỗ, đặt hai đầu hồi nhà. Văn bản trên tấm gỗ phía Đông có tên: “Nguyễn tộc từ đường ký”. Nội dung ghi chép công đức của cha mẹ và việc các con đóng góp công sức, tiền của xây dựng nhà thờ. Kèm theo bài “ký” là bài “minh” gồm 24 câu thơ có ý khuyên răn con cháu sống có đạo đức, luôn nhớ ơn các bậc sinh thành.
Tác giả của văn bia là tú tài Nguyễn Văn Giáp, con rể cụ Nguyễn Công Hanh.
Cụ tú tài Nguyễn Văn Giáp sinh ngày 14/3/1826, hiệu Minh Mạng thứ 7, tại thôn Chi Nê (xã Thái Lão, tổng Đô Yên, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), nay thuộc thị trấn Hưng Nguyên.
Ông được gia đình cho học chữ Hán rất sớm. Vì gia đình neo đơn, nên năm 13 tuổi ông đã được gia đình cưới vợ cho. Vợ hơn ông 1 tuổi, là con gái cả của cụ Nguyễn Công Hanh, là gia đình giàu có ở thôn Trung (làng Kẻ Sía, xã Ước Lễ, tổng Thông Lảng, phủ Hưng Nguyên).
3 năm sau ngày cưới, vợ chồng ông Nguyễn Văn Giáp sinh con gái đầu lòng. Gia đình đang hạnh phúc, sum vầy, thì thân mẫu ông đột ngột qua đời, việc học hành của ông trở nên khó khăn.
Năm 21 tuổi, ông mới dự khoa thi đầu và đậu tú tài. Năm 27 tuổi, cha ông lâm bệnh nặng và qua đời, khiến cuộc sống gia đình và việc theo đòi khoa bảng của ông trở nên gian nan gấp bội. Năm 32 tuổi, ông lại dự khoa thi thứ ba, kết quả vẫn dừng lại ở bậc tú tài.
Cuộc sống gia đình chỉ còn trông vào số tiền ít ỏi từ việc dệt vải thuê của vợ. Ông bàn với vợ sử dụng khoản tiền mừng cưới ngày xưa chưa dùng đến, về quê vợ ở làng Kẻ Sía, mua đất dựng nhà, mở lớp dạy chữ để có thêm tiền nuôi con, trang trải dùi mài đèn sách theo đuổi khoa bảng. Sau này, ông tiếp tục dự thi, nhưng kết quả vẫn trượt.
Với tính hiếu học, kiên trì nhẫn nại vượt khó, ông chỉ từ bỏ ước vọng khoa danh khi đã 45 tuổi, qua 5 lần thi cử. Ông tiếp tục làm nghề dạy học. Vì thế, dân làng gọi ông là ông “Tú đụp” (Tú kép). Ông nhận thêm chức hương thôn. Năm 1875 ông làm Đốc biện tổng Thông Lảng.
Đường con cái của vợ chồng ông rất gian nan. Vợ ông trải 11 lần sinh nở, nhưng chỉ nuôi được 2 người con gái, là Nguyễn Thị Nhụy và Nguyễn Thị Hoan. Cả hai chị em đều có tư chất thông minh, siêng năng, khéo léo và đều được cha cho học chữ.
Người con gái lớn Nguyễn Thị Nhụy (còn gọi là Kép), lấy tú tài Hoàng Đường năm 15 tuổi, là con trai người bạn thân của ông Giáp, ở làng Hoàng Trù (Kim Liên, Nam Đàn).
Bà Kép sinh hạ được hai người con, là Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An. Con gái cả Hoàng Thị Loan tròn 15 tuổi được ông bà gả cho Nguyễn Sinh Sắc. Cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng, là thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà thờ cụ tú tài Nguyễn Văn Giáp, cụ ngoại của Bác Hồ tọa lạc trên chính khuôn viên mà cách nay 140 năm vợ chồng cụ tậu được.
Hai người cháu Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An luôn được ông bà ngoại Nguyễn Văn Giáp chăn nom, yêu quý.
Hoàng Thị Loan đẹp người, đẹp nết, giỏi giang nội trợ, thông thạo nghề ươm tơ, dệt vải. Nguyễn Sinh Sắc chăm ngoan, đức độ, bộc lộ nhiều khả năng khác thường.
Không phụ công lao, nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ, ông bà ngoại, đôi vợ chồng trẻ đã tảo tần chăm lo xây dựng gia đình, học hành thi cử đỗ đạt. Họ lần lượt sinh 4 người con, trong đó, có người con vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.
Theo lời các cụ ở làng, để tạo điều kiện cho các con sống tự lập, ông bà Hoàng Đường, Nguyễn Thị Nhụy (Kép), đã cắt một khoảnh vườn, dựng lên 3 gian nhà tranh, bên cạnh nhà mình để Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan ở riêng.
Gia đình ông Hoàng Đường và bà Nhụy có phần khấm khá hơn bởi có 3 nguồn thu từ dạy học, dệt vải và 2 mẫu ruộng. Bà Nhụy là người thông minh, tháo vát, xuất phát từ gia đình nho giáo, cha là bậc tú tài, bà một mực vì chồng, vì con và các cháu ngoại, trong đó có Nguyễn Sinh Cung. Từ khi lọt lòng đến tuổi ăn học, bà đều dành nhiều sự thương yêu, chăm sóc, bày vẽ thêm cho các cháu học chữ, điều ăn nết ở để làm người.
Trong ghi chép của Sơn Tùng với tựa đề “O đi thăm Thành”, có đoạn viết: “Ba chị em O Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung đều được mẹ và bà ngoại dạy chữ trước, sau đó cha O mới dạy cho các con học chữ. Năm cậu Thành lên 4 tuổi thì mẹ O đã khai tâm cho cậu ấy, mẹ O vốn được bà ngoại khai tâm rồi mới được cha dạy học tới 15 tuổi thì nghỉ, bà ngoại cũng là một người nhiều chữ”.
Trong lần vào Huế thứ nhất, gia đình Nguyễn Sinh Sắc để lại Nguyễn Thị Thanh cho bà ngoại chăm sóc, dạy dỗ. Sau khi bà Hoàng Thị Loan sinh con thứ 4 lâm bệnh và qua đời, thì cả 4 chị em đều nhờ bà ngoại chăm sóc tại Hoàng Trù.
Lần vào Huế thứ hai, ông Sắc tiếp tục gửi 4 người con cho mẹ chăm sóc. Khi đó, con út Nguyễn Sinh Xin còn ẵm ngửa, thiếu sữa, nên đã qua đời.
Lần vào Huế thứ ba, ông tiếp tục gửi con cho bà ngoại. Khi Nguyễn Sinh Sắc từ quan đi dạy học, con trai Nguyễn Sinh Khiêm cũng được gửi về Hoàng Trù.
Sau khi con gái Hoàng Thị Loan qua đời ở Huế, bà Nguyễn Thị Nhụy (bà Kép), tuy đã lục tuần vẫn phải nén lòng nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ cháu ngoại thay con gái.
Trong khoảng thời gian sống tại Hoàng Trù, cả 3 chị em đều được mẹ và bà ngoại dẫn về làng Kẻ Sía thăm cố ngoại Nguyễn Văn Giáp, được cố ngoại yêu thương, chiều chuộng. Riêng Nguyễn Sinh Cung nhỏ tuổi hơn, nên được đến thăm và sống với cố ngoại nhiều nhất, lâu nhất.
Hồi về thăm cố ngoại, 3 chị em thường được cố ngoại tắm cho ở bể cạn trước nhà. Trước bể có dòng chữ “Thủy bất tài thâm”. Khi lớn lên và cả lúc về già, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm (chị và anh của bác Hồ), mỗi lần về dâng hương ở nhà thờ cố ngoại, cả hai chị em thường ngồi lặng im rất lâu trước bể cạn, như hồi tưởng lại quãng thời thơ ấu nhưng đầy ắp kỷ niệm êm đềm, đầy lòng nhân ái của quê hương cố ngoại tú tài Nguyễn Văn Giáp.
Cũng trong thời thơ ấu về thăm cố ngoại, Nguyễn Sinh Cung được tiếp cận với các nhà nho yêu nước, nên sớm ảnh hưởng tinh thần yêu nước thương nòi, lòng quả cảm, sự căm ghét quan lại, cường hào, bám gót thực dân, bán rẻ dân tộc, Tổ quốc. Đó là khoảng thời gian không dài, nhưng đã góp phần khơi dậy tư tưởng, tâm hồn của một thiếu niên có hoài bão lớn, nhân cách lớn vượt qua giới hạn của lứa tuổi và thời đại.

Theo VTC News



CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số

Bác Hồ với Khu di tích Đá Chông

Nơi Bác Hồ từng sống và làm việc ở Thái Lan

Những lần sinh nhật Bác qua lời kể đầu bếp Trung Quốc

Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời

Chiêm ngưỡng tượng đài Bác Hồ trên khắp hành tinh

10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ

Chuyện ít biết về kỷ niệm sinh nhật Bác lần đầu tiên

Chuyện chưa biết về cố ngoại và bà ngoại của Bác Hồ

Món quà đặc biệt của Bác Hồ

Xúc động viếng nơi an nghỉ của thân mẫu Bác Hồ

Chân dung Bác Hồ trên bìa tạp chí nổi tiếng thế giới

Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, nhà tiên tri vĩ đại

Xúc động hình ảnh giản dị và cao quý của Bác Hồ


Blog Archive