Có những đôi sống chung một mái nhà, có thể vẫn ăn cùng mâm và ngủ cùng
giường, nhưng lại hoàn toàn xa cách về cả tâm hồn lẫn thể xác. Họ không tìm
được sự cảm thông và chia sẻ ở người bạn đời. Và cuộc hôn nhân cứ đi dần đến
vực tan vỡ.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Chẳng hạn một cặp vợ chồng sau rất nhiều lần trì hoãn đã cùng
tới gặp chuyên gia tư vấn hôn nhân để phàn nàn về tình trạng không thỏa mãn về
tinh thần kéo dài trong cuộc sống của họ.
Người chồng than phiền: “Vợ tôi luôn đòi hỏi quá cao. Cô ấy không hiểu rằng tôi đâu phải là một cỗ máy hoàn hảo. Nếu tôi có phản đối thì cũng chẳng lại với giọng điệu của cô ấy. Tốt nhất là im lặng cho xong chuyện”. Còn người vợ thì sụt sùi: “Anh ấy chẳng quan tâm gì đến ý thích dù là nhỏ nhặt của tôi. Nếu tôi có trách móc thì anh ấy đối phó bằng sự thờ ơ, lãnh đạm”.
Hiển nhiên, giữa đôi vợ chồng kể trên không hề có sự cởi mở, trao đổi thẳng thắn với nhau về suy nghĩ của riêng mình. Mỗi người cứ theo đuổi một ước mơ, nguyện vọng thầm kín về người bạn đời, kết cục là hai vợ chồng ngày càng xa cách nhau hơn về tình cảm.
Thậm chí có người còn đắm chìm trong một thế giới tưởng tượng: “Giá như mình sống với một người khác thì tốt hơn biết bao”. Dần dần, tình cảm dằn vặt trong cảnh cô đơn khiến họ thấy thương thân và bắt đầu chán ghét bạn đời. Nếu ở vào tình huống này, bạn cần phải nghiêm túc nghĩ đến tương lai cuộc hôn nhân và cố gắng tìm hiểu, thông cảm với bạn đời. Khi ấy, vợ chồng bạn sẽ gần gũi nhau hơn lúc nào hết.
Người chồng than phiền: “Vợ tôi luôn đòi hỏi quá cao. Cô ấy không hiểu rằng tôi đâu phải là một cỗ máy hoàn hảo. Nếu tôi có phản đối thì cũng chẳng lại với giọng điệu của cô ấy. Tốt nhất là im lặng cho xong chuyện”. Còn người vợ thì sụt sùi: “Anh ấy chẳng quan tâm gì đến ý thích dù là nhỏ nhặt của tôi. Nếu tôi có trách móc thì anh ấy đối phó bằng sự thờ ơ, lãnh đạm”.
Hiển nhiên, giữa đôi vợ chồng kể trên không hề có sự cởi mở, trao đổi thẳng thắn với nhau về suy nghĩ của riêng mình. Mỗi người cứ theo đuổi một ước mơ, nguyện vọng thầm kín về người bạn đời, kết cục là hai vợ chồng ngày càng xa cách nhau hơn về tình cảm.
Thậm chí có người còn đắm chìm trong một thế giới tưởng tượng: “Giá như mình sống với một người khác thì tốt hơn biết bao”. Dần dần, tình cảm dằn vặt trong cảnh cô đơn khiến họ thấy thương thân và bắt đầu chán ghét bạn đời. Nếu ở vào tình huống này, bạn cần phải nghiêm túc nghĩ đến tương lai cuộc hôn nhân và cố gắng tìm hiểu, thông cảm với bạn đời. Khi ấy, vợ chồng bạn sẽ gần gũi nhau hơn lúc nào hết.
Sự xung đột do những nhu cầu khác nhau ở các cặp vợ chồng cũng
có thể là nguyên nhân dẫn tới sự xa cách về tình cảm giữa họ. Giả dụ, một người
chồng luôn nghĩ việc đem lại cho gia đình một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vật
chất là yếu tố quan trọng mang lại hạnh phúc, nhưng vợ anh ta lại coi yếu tố
lãng mạn cần hơn. Trong trường hợp như vậy, khó tránh khỏi xảy ra sự va chạm,
cho dù quan điểm về giá trị hạnh phúc gia đình của họ đều không sai. Nếu cứ để
tình trạng này tiếp diễn, vợ chồng họ sẽ lạnh nhạt dần về tình cảm và xa lánh
nhau về thể xác. Và có thể kết thúc bằng sự chia ly.
Vậy nên, cả hai cần phải học cách đánh giá đúng về những nhu cầu và mong muốn của người bạn đời và tìm ra phương pháp tối ưu, giúp hòa hợp các giá trị có vẻ như còn chưa tương hợp giữa họ.
Tình trạng “gần mặt” nhưng “xa lòng” giữa những cặp vợ chồng đôi khi còn nảy sinh do những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, đơn cử như sự phụ bạc của một trong hai người. Điều đó dẫn tới sự mất niềm tin và không còn tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng họ.
Câu chuyện sau đây là một ví dụ. Một người vợ thường hay đi làm về khuya do tính chất nghề nghiệp. Thương chồng phải lo lắng chuyện nhà cửa, con cái, thỉnh thoảng cô nhờ người bạn gái thân chưa chồng qua nhà giúp đỡ anh.
Tình cờ, một lần về sớm hơn thường lệ, cô bắt gặp cảnh chồng con đang ngồi bên bàn ăn với cô bạn trong không khí vô cùng ấm cúng, hạnh phúc. Người chồng sau đó không chối cãi về những gì đã xảy ra, nhưng anh đổ lỗi cho vợ đẩy mình đến hoàn cảnh như thế. Còn cô thì vô cùng suy sụp về tinh thần vì đã bị chồng và bạn gái phản bội. Và cuộc hôn nhân của họ đang đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Người chồng hoặc vợ, khi nhận thấy mình đánh mất niềm tin, cần thừa nhận chân thành những lỗi lầm của mình và cầu xin sự tha thứ. Song tha thứ thì có thể, còn quên được sự phản bội và tìm lại được niềm tin vào nhau là điều vô cùng khó.
Một vài người thể hiện cơn giận dữ của mình bằng cách im lặng một thời gian dài và không để ý tới bạn đời nữa. Trừng phạt nhau bằng cách đó, không những "tội nhân" mà cả người đang “ra tay” đều cảm thấy vô cùng đau đớn về tinh thần, mà tình cảm giữa họ sau đó khó có cơ hội bền chặt lại được. Chi bằng lúc đó người bị phản bội hãy tự hỏi: “Mình có còn yêu anh ấy (cô ấy) nữa không? Mình có thể sống mà không có người ấy được chăng?”. Và rồi trái tim sẽ mách ta cần phải làm gì cho cuộc hôn nhân trong hiện tại và tương lai.
Vậy nên, cả hai cần phải học cách đánh giá đúng về những nhu cầu và mong muốn của người bạn đời và tìm ra phương pháp tối ưu, giúp hòa hợp các giá trị có vẻ như còn chưa tương hợp giữa họ.
Tình trạng “gần mặt” nhưng “xa lòng” giữa những cặp vợ chồng đôi khi còn nảy sinh do những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, đơn cử như sự phụ bạc của một trong hai người. Điều đó dẫn tới sự mất niềm tin và không còn tôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng họ.
Câu chuyện sau đây là một ví dụ. Một người vợ thường hay đi làm về khuya do tính chất nghề nghiệp. Thương chồng phải lo lắng chuyện nhà cửa, con cái, thỉnh thoảng cô nhờ người bạn gái thân chưa chồng qua nhà giúp đỡ anh.
Tình cờ, một lần về sớm hơn thường lệ, cô bắt gặp cảnh chồng con đang ngồi bên bàn ăn với cô bạn trong không khí vô cùng ấm cúng, hạnh phúc. Người chồng sau đó không chối cãi về những gì đã xảy ra, nhưng anh đổ lỗi cho vợ đẩy mình đến hoàn cảnh như thế. Còn cô thì vô cùng suy sụp về tinh thần vì đã bị chồng và bạn gái phản bội. Và cuộc hôn nhân của họ đang đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Người chồng hoặc vợ, khi nhận thấy mình đánh mất niềm tin, cần thừa nhận chân thành những lỗi lầm của mình và cầu xin sự tha thứ. Song tha thứ thì có thể, còn quên được sự phản bội và tìm lại được niềm tin vào nhau là điều vô cùng khó.
Một vài người thể hiện cơn giận dữ của mình bằng cách im lặng một thời gian dài và không để ý tới bạn đời nữa. Trừng phạt nhau bằng cách đó, không những "tội nhân" mà cả người đang “ra tay” đều cảm thấy vô cùng đau đớn về tinh thần, mà tình cảm giữa họ sau đó khó có cơ hội bền chặt lại được. Chi bằng lúc đó người bị phản bội hãy tự hỏi: “Mình có còn yêu anh ấy (cô ấy) nữa không? Mình có thể sống mà không có người ấy được chăng?”. Và rồi trái tim sẽ mách ta cần phải làm gì cho cuộc hôn nhân trong hiện tại và tương lai.
(Theo Hạnh Phúc Gia
Đình)
(Theo_Ngôi
sao )
CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét