Nếu muốn con bạn tự lập như trẻ em Nhật Bản, thông minh như học
sinh Phần Lan, ăn uống tự giác như trẻ Hàn Quốc,... thì nhất định phải nắm trọn
bộ bí kíp sau.
1. Thụy Điển: thoải mái tiếp cận, chấp nhận rủi ro
Trẻ em ở Thụy Điển được phép sử dụng dao và tự do leo trèo ngay từ
khi học mẫu giáo. Nhiều người lần đầu tiên đến đây, sẽ ngạc nhiên khi thấy rất
nhiều em bé chỉ khoảng 3, 4 tuổi tự đạp xe xuống phố.
Phụ huynh ở các nước phát triển không giới hạn con cái bằng những
nỗi lo sợ: sợ trẻ ngã, đứt tay chân, đi lạc,… Vì họ tin rằng, giữ cho bản thân
an toàn là bản năng của mỗi người.
Vì vậy, thay vì cấm đoán con, trẻ em được tự do làm điều mình muốn
và sẵn sàng chịu rủi ro. Tất nhiên, trước đó chúng đã được học cách sử dụng
cũng như tránh những tình huống không mong muốn.
Kết quả: Thật thú vị, trẻ em ở Thụy Điển được tự do khám phá, làm
điều mình muốn vì nó nằm trong bộ luật bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Đặc biệt,
tỉ lệ thương tích ở trẻ em của đất nước này vào loại thấp nhất thế giới.
2. Hàn Quốc: trẻ em phải biết cảm giác đói
Ăn uống là một kỹ năng con cái cần được cha mẹ rèn giũa. Ở Hàn
Quốc, trẻ em được luyện ăn các món giống cả nhà và ngồi cùng bữa cơm. Vì vậy,
thời gian chờ đợi giúp chúng bị đói và ăn nhiều hơn. Tình trạng kén ăn cũng gần
như không xuất hiện, chúng ăn đủ loại thịt, cá, rau, củ cải muối,… với niềm yêu
thích và tự giác.
Kết quả: Trái ngược hoàn toàn với tình trạng trẻ em béo phì ở nhiều
nước phát triển khác, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ béo phì
thấp nhất thế giới. Đặc biệt chỉ số chiều cao, cân nặng trung bình của người
dân nước này cũng tăng đáng kể.
3. Pháp: Không né tránh cảm xúc thật
Người Pháp tin rằng, việc cho trẻ đối diện với những cảm xúc tiêu
cực từ sớm như thất vọng, buồn bã, cáu giận,… sẽ tạo lập thói quen biết chờ đợi
và khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ em biết cách kiểm
soát cảm xúc và trì hoãn cảm giác hài lòng sớm sẽ khiến chúng có khả năng giành
được thành công lớn trong tương lai. Trẻ nhỏ nên hiểu rằng, mình không phải là
trung tâm của vũ trụ.
Kết quả: Tiến sĩ Alice Sédar, đang thỉnh giảng tại khoa Văn hóa, Đại học
Northeastern rất đồng tình với quan điểm trên và cho rằng, nhờ được học được
bài học này từ sớm nên kỹ năng làm việc nhóm của người Pháp là rất tốt.
4. Phần Lan: Trẻ em dành ít thời gian học ở trường
Trẻ em Phần Lan 7 tuổi mới bắt đầu đi học, dành ra rất nhiều thời
gian vui chơi ngoài trời. Các em nhỏ được tự do vui chơi sau 45 phút học trước
khi vào tiết học mới.
Cha mẹ ở nước này cũng không coi trọng thành tích trong quá trình giáo dục con
cái.
Đặc biệt, giáo dục Phần Lan rất coi trọng và đầu tư khá lớn vào
các các môn học nghệ thuật như âm nhạc, hội họa và kỹ năng sống.
Kết quả: Tuy thời gian học ở trường rất ngắn, nhưng một điều đáng
ngạc nhiên là trình độ của học sinh Phần Lan luôn được xếp hạng tốt nhất thế
giới.
5. Nhật Bản: Trẻ ngủ riêng sớm để rèn tính tự lập và chủ động
Nhiều người sẽ phải ngạc nhiên khi thấy tính tự lập tuyệt vời của
trẻ em ở Nhật Bản: tự đi học từ 6 tuổi, tự sắp xếp đồ đạc, mặc quần áo,… thậm
chí là tự bắt xe buýt đến trường.
Trong bữa ăn, trẻ con cũng tự giác và chủ động chọn món mình thích
và ăn hết những gì đã lấy. Chúng được rèn khả năng ngủ riêng từ rất nhỏ.
Kết quả: Giáo sư Meret Keller, Đại học UC Irvine cho rằng việc tự
giác đi ngủ riêng có sợi dây liên kết với khả năng tự lập trong hành vi. Từ đó,
chúng dễ dàng tự chủ trong việc đưa ra quyết định và thực hiện mọi việc hơn.
6. Trung Quốc: Trẻ em cần được học cách chịu trách nhiệm
Truyền thống ở các gia đình Trung Quốc là vô cùng bền chặt. Cha mẹ
luôn nhắc nhở và dạy dỗ con cái mình về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình từ rất
sớm.
Khi đi học, chúng hiểu rằng trách nhiệm của mình là ngoan ngoãn và
học tập tốt. Đó là động lực để trẻ cố gắng đạt được nhiều thành tích tốt và lời
khen ngợi.
Kết quả: Trái ngược với nền giáo dục phương Tây vô cùng thoáng, khiến thanh
thiếu niên cảm thấy thiếu trách nhiệm với gia đình. Giới trẻ ở Trung Quốc có ý
thức hơn trong việc hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
Theo Linh Trang (Theo Huffingtonpost) (Dân Việt)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét