Không
phải cứ liên quan đến tiền bạc thì câu chuyện của vợ chồng bạn sẽ bớt lãng
mạn. Ảnh: Fotosearch.com.
|
Tiền bạc trong cuộc sống hôn nhân - nghe chẳng lãng mạn chút nào
nhưng đây chính là vấn đề số một của đa số các cặp vợ chồng trẻ.
Quan niệm đúng sai
Sai: Cả hai cùng nhìn về một hướng trừ khoản tiền nong.
Đúng: Tiền của anh cũng là của em.
Sai: Những khoản nợ của anh đang làm chúng ta khốn khổ, anh tìm
cách mà giải quyết ngay đi.
Đúng: nợ này là nợ chung, chúng ta cùng làm cùng trả.
Sai: Anh cứ đi kiếm tiền còn em cứ đi tiêu.
Đúng: Mỗi người đều có những khoản phải chi tiêu khác nhau. Tốt
nhất là cùng lên kế hoạch và dự thảo ngân sách.
Sai: Những gì không hay không biết thì không ảnh hưởng gì.
Đúng: Những bí mật tài chính có thể làm đổ vỡ hôn nhân và mất
niềm tin ở nhau.
Sai: Mọi chuyện ổn cả. Chẳng có gì phải lo lắng về tiền bạc.
Đúng: Cái gì cũng có thể xảy ra. Hãy khẩn trương lập kế hoạch
cho tương lai.
Sai: Sử dụng đồng tiền như một vũ khí.
Đúng: Chuyện gì ra chuyện ấy. Đừng mang đồng tiền ra để giải
quyết các xung đột.
Sai: Anh đã kiếm tiền rồi thì việc nhà em phải lo toàn bộ.
Đúng:
Nếu
không có em lo lắng việc nhà thì anh làm sao có thể thảnh thơi mà kiếm tiền.
Chung quy đồng tiền là...
Để hưởng thụ: Tiền sẽ trở nên vô nghĩa khi bạn ra đi,
vì vậy hãy để nó giúp bạn hưởng thụ khi còn sống.
Để đảm bảo tương lai: Khi bạn đang được sống trong những ngày
“nắng đẹp” thì hãy chắc mình vẫn sẽ an toàn trong những hôm “mưa bão”. Cần phải
dự trù cho một tương lai bất thường.
Để chia sẻ: Những tấm lòng san sẻ, niềm vui và cả vật chất sẽ là món
quà vô giá mà bạn dành cho những người mình yêu thương. Biết đâu một ngày chính
bạn lại cần đến những sẻ chia ấy.
Tiền vẫn lãng mạn khi...
Hai người hiểu rõ ràng về cách tiêu tiền của nhau cũng như cách
mỗi người nhìn nhận về đồng tiền. Và dựa trên những khác biệt đó để biến nó
thành điểm chung giữa hai người.
Vấn đề tiền bạc được hiểu trên khía cạnh sáng tạo, tự do, thân
thiện và nghiêm túc. Hãy chia nhau trách nhiệm với đồng tiền: ví dụ anh lo tiền
học cho con, em lo chuyện cơm nước. Mỗi người hãy làm tốt phần trách nhiệm của
mình.
Biết cách “tổ chức” những “cuộc họp” hai người về vấn đề tiền
nong với những chủ đề đơn giản như: tháng này phải chi bao nhiêu tiền vào đồ
bếp núc trong nhà, bốn bữa cải thiện trong tuần mất bao nhiêu tiền. Những cuộc
họp ấy hoàn toàn có thể được bàn dưới ánh nến lung linh hay trong tiếng nhạc êm
đềm ở một quán cà phê nào đó.
Biết tận hưởng hiện tại nhưng cũng luôn đảm bảo cho mình một
tương lai “có chỗ dựa”. Hai người chia trách nhiệm về tiền nong dựa vào khả
năng, sở thích và sự sẵn sàng của nhau. Điều đó có nghĩa là không phải bạn giao
cho anh ấy chịu trách nhiệm khoản sách vở cho con vì anh ấy kiếm được ít tiền
hơn bạn mà vì bố con anh ấy rất thích cùng nhau đi hiệu sách.
Luôn chia sẻ những trục trặc về tài chính
Mỗi ngày bỏ ra một chút là mỗi tháng bạn đã tiết kiệm được một
khoản không nhỏ. Tăng cái “một chút” ấy lên khi bạn lên lương hay khi kiếm thêm
được một khoản nào đó. Thỉnh thoảng mang nó ra đếm và cùng nhau bàn bạc xem sẽ
làm gì nếu đạt được đến một khoản nào đó. Ai cũng có quyền ước mơ mà.
Cùng chia sẻ với nhau những bài báo, cuốn sách liên quan đến vấn
đề tiền bạc. Đưa ra chính kiến của mình về nó và tất nhiên đấy hoàn toàn có thể
là những câu chuyện trước khi đi ngủ.
(Theo Sành điệu)
(Theo_VnExpress
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét