Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây sung

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 06:25, under | No comments

Toàn cây sung từ rễ đến lá, thân, cành, quả đều có nhựa, hỗ trợ chữa nhức đầu, giúp tiêu hóa, hỗ trợ điều trị ung thư và một số chứng bệnh khác...

1. Đặc điểm của cây sung

Cây sung không ra hoa mà đậu quả ngay, cho nên thời xưa thường gọi là cây "vô hoa quả".

Quả sung còn có những tên khác như "thiên sinh tử", "phẩm tiên quả", "văn tiên quả", "nãi tương quả"... Quả sung thuộc loại quả giả do đế hoa tự tạo thành. Quả mọc từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, mặt quả phủ lông mịn, cuống rất ngắn.

Lá sung có hình mũi giáo, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hơn. Khi lá còn non, cả hai mặt đều phủ lông. Khi già, lá trông cứng, phiến lá nguyên hoặc hơi có răng cưa thưa, dài 8-20cm, rộng 4-8cm. Lá sung thường có những nốt phồng, giống như bong bóng ở chiếc bánh đa nướng, đó là bị sâu P.syllidae ký sinh, gây ra.

2. Công dụng của cây sung và bài thuốc thường dùng

2.1. Nhựa sung

Nhựa sung được nhân dân coi là một vị thuốc rất quý để chữa bệnh nhức đầu và một số bệnh ngoài da (chốc, nhọt, sưng đau, tụ máu).

- Chữa mụn nhọt mưng đỏ, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Băm thân cây sung, hứng lấy độ một chén nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, bôi nhiều lần.

Có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín; nếu đã vỡ mủ rồi, đắp để hở một lỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, thì giã thêm một củ hành cùng với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú. Khi ngã bị xây xát thì đắp thuốc chừa chỗ xây xát, chỉ đắp nơi sưng đỏ hoặc tím.

- Chữa nhức đầu: Nhựa sung phết lên giấy, dán vào 2 bên thái dương. Để tăng hiệu quả, khi dùng nhựa sung bôi bên ngoài, ăn thêm lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hòa vào nước đun sôi để nguội, uống trước khi đi ngủ.

- Hỗ trợ chữa hen: Nhựa sung hòa với mật ong uống trước khi đi ngủ.


Lá sung có những nốt phồng tốt hơn lá sung thường.

2.2. Lá sung

Lá sung đang xanh tốt bị một số loài sâu thuộc nhóm P.syllidae sống ký sinh làm cho mặt lá đang nhẵn nổi lên những nốt phồng nhỏ gọi là lá sung vú hoặc lá sung có tật, sung cóc và được xem là tốt hơn lá sung thường.

"Thuốc bổ" dùng cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ: 

- Lá sung vú 200g, củ mài, hạt sen, đảng sâm, thục địa, hà thủ ô, táo nhân, ngải cứu, mỗi vị 100g. 

- Lá sung phơi trong râm cho khô, tán bột, củ mài đồ chín, sao vàng, tán bột. 

- Thục địa tẩm nước gừng, sao thơm, giã nhuyễn. 

- Ngải cứu tươi nấu kỹ lấy nước đặc. 

- Hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tán bột. 

- Táo nhân sao đen, tán bột. 

- Hạt sen, đảng sâm, đều sấy khô, tán bột. 

- Tất cả trộn đều thêm mật làm viên bằng hạt ngô, sấy khô. 

Người lớn: Mỗi lần uống 18 viên; Trẻ em tùy tuổi: Mỗi lần 2-6 viên, ngày dùng 2 lần.

- Lợi sữa: Lá sung vú 100g, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g, quả đu đủ non 50g, lõi thông thảo 10g, hạt mừi để sống 5g, gạo nếp 100g. Tất cả thái nhỏ, nấu thành cháo, ăn làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 ngày liền.

- Chữa nổi cục đỏ ở lưng ngực, có đau và sốt: Lá sung vú 40g, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất, mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, sắc uống 2 lần trong ngày.

- Chữa gan nóng, vàng da: Lá sung vú 30g, nhân trần 30g, kê huyết đằng 20g, rau má 50g, sâm đại hành 20g. Sắc uống trong ngày, uống thay trà.

- Chữa sốt, cảm cúm: Lá sung vú 16g, lá chanh 16g, nghệ 16g, tỏi 6g. Sắc lấy nước đặc, uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Thuốc dùng ngoài:

+ Chữa bong gân, sai khớp: Lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn, giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.

+ Chữa nổi mụn trên mặt: Lá sung vú đem nấu nước, xông và rửa hàng ngày (Hải thượng lãn ông)

+ Chữa tưa lưỡi: Lá sung vú phối hợp với lá mít, lượng bằng nhau, phơi khô, đốt cháy, tán mịn, hòa với mật ong, bôi ngày 3 lần.

+ Chữa bỏng: Lá sung vú sao vàng, tán bột, trộn đều với mỡ chó (liều lượng bằng nhau) bôi nhiều lần trong ngày.

2.3. Quả sung

Quả sung còn có những tên khác là thiên sinh tử, phẩm tiên quả, văn tiên quả, nãi tương quả...

Theo y học cổ truyền quả sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...

Kết quả nghiên cứu dược lý còn cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và acid hữu cơ. Đặc biệt chất nhựa từ quả sung xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư mô liên kết (sarcoma), và ung thư vú tự phát ở chuột; làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư trong ung thư máu và sarcoma hạch bạch huyết; hỗ trợ trong điều trị nhiều loại ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa.


Quả sung xanh hỗ trợ trong điều trị ung thư.

- Chữa trị bệnh trĩ - cả trĩ nội và trĩ ngoại: Quả sung xanh chưa chín đỏ, thu hái về, đem phơi khô, bảo quản dùng dần. Hàng ngày dùng 15-20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, có thể dùng 5-10 quả/ngày, sắc uống.

Dùng ngoài: Sung xanh 10-20 quả, một nắm lá sung, nấu với 1,5 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước còn ấm thì lấy nước rửa. Ngày rửa 1 lần, liên tục 10 ngày là 1 liệu trình

- Chữa yết hầu sưng đau: Quả sung xanh, phơi khô, tán mịn. Mỗi lần ngậm một ít bột trong miệng và nuốt dần dần.

- Chữa khản tiếng, phế nhiệt: Quả sung 20g, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, uống.

- Giảm căng thẳng thần kinh, nâng cao tinh thần: Quả sung 30-50g, thịt lợn nạc 100g, kỷ tử 20g, trần bì 10g. Sung rửa sạch, bổ đôi, thịt chần qua nước sôi, thái nhỏ, thêm nước, hầm nhừ, thêm gia vị, ăn trong bữa cơm (Theo Thực dụng kháng nham dược thiện).

- Điều trị Sarcoma hạch bạch huyết ở cổ trong giai đoạn đầu: Rễ sung tươi 30g, cạo bỏ vỏ thô ở bên ngoài, thái nhỏ, nấu nước uống trong ngày (Theo Phúc Kiến Trung thảo dược).

- Trị mụn cơm (một loại u lành): Lá hoặc cành sung, cắt cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào chỗ da bị bệnh, ngày bôi 2 lần. Liệu trình 5 ngày.





Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2022

Cô gái 9X khởi nghiệp với món nợ 11 tỷ, 5 tháng sau kiếm được 350 tỷ gây choáng


Cô gái nông thôn nghèo đã khiến nhiều người thán phục khi trong một thời gian ngắn đã có trong tay khối tài sản khổng lồ ở tuổi 31.


Lưu Viện Viện sinh năm 1991 trong một gia đình bình thường tại vùng nông thôn của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Bố mẹ của Viện Viện chỉ là nông dân nhưng muốn con cái học hành tử tế để thoát nghèo


11 tuổi, cô lên thành phố học tập, mang theo giấc mơ thi vào những trường đại học danh tiếng. Và sau bao nỗ lực, cô đã bước chân được vào Viện Luật của Đại học Bắc Kinh, hoàn thành ước mơ bấy lâu.


Năm 2014, khi vừa nhận giấy đỗ cao học, cô "đánh liều" tham dự cuộc thi "Siêu diễn giả" và giành giải quán quân. Bài diễn thuyết "Quý tử hào môn" của Lưu từng làm mưa làm gió và trở thành bài học nằm lòng với những người nông thôn lên thành phố lập nghiệp.


Với thành tích và học vấn của mình, Viện Viện có thể xin được một công việc tốt. Thế nhưng, cô lại quyết định khởi nghiệp nhờ một người bạn giúp đỡ với khoản vay 3 triệu NDT (gần 11 tỷ VNĐ) thành lập Công ty TNHH Truyền thông Văn hóa Viện Sáng Bắc Kinh


Thời điểm đó, khi bạn bè có thu nhập 200.000 NDT mỗi năm (hơn 700 triệu VNĐ), thì đây lại là số tiền lãi hàng năm mà cô phải trả.


Lưu Viện Viện đã thành lập một trang web về phương pháp học tập, các khóa học trực tuyến và kỳ thi tuyển sinh sau đại học để giúp các em nghèo thay đổi cuộc đời và thi vào những trường đại học danh tiếng


Thế nhưng, 5 tháng đầu thành lập, mỗi ngày Viện Viện đều mất rất nhiều tiền mà không thu được thành quả, cô lo lắng đến mức ngày nào cũng rơi lệ.


Sau đó một công ty Internet nhận thấy tiềm năng nên đã hợp tác với Lưu, giúp cô quảng bá và bán khóa học, hiệu quả tăng trưởng vượt bậc. 


Với việc hợp tác này, cô có trong tay 10 triệu tệ (hơn 35 tỷ đồng) chỉ sau năm tháng thành lập công ty


Như được tiếp thêm sức mạnh, cô tiếp tục mở thêm các khóa học khác, lượng thính giả cũng nhanh chóng tăng đến 600.000 người. Với những thành tựu ấy, Viện Viện đã lọt vào danh sách của Forbes China khi mới 28 tuổi.


Khi Trung Quốc rộ lên các nền tảng video ngắn, Viện Viện đem các sản phẩm của mình chuyển thành video ngắn. Cô kiếm được nhiều tiền hơn đồng thời còn có 2 triệu người hâm mộ.


Trong lần đầu tiên nhập sách về bán, Lưu Viện Viện đã thu về 600.000 tệ (khoảng 2 tỷ đồng). Nhìn thấy nhu cầu của khách hàng và cơ hội kinh doanh tốt, cô đã kiêm thêm công việc bán sách, cho tới hiện tại.






 

























Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Bán cây sanh 1 tỷ, một năm sau quay lại hỏi mua 4 tỷ nhưng chủ nhất định không bán

 


Cây sanh cổ có dáng “Chùa Một Cột” của anh Bùi Thanh Sơn (Hưng Yên) được nhiều người yêu thích.



Theo chủ nhân tác phẩm, sanh cổ có dáng trực, dáng long, dáng làng… rất nhiều nhưng để có một tác phẩm mang ý nghĩa biểu tượng ngàn năm văn hóa của Hà Nội như chùa Một Cột thì tác phẩm này chỉ có một, không có tác phẩm thứ hai.


Sở hữu cây được hơn một năm, rất nhiều người hỏi mua nhưng anh Sơn chưa bán. “Chủ cũ bán cho tôi hơn 1 tỷ đồng, sau một năm đến hỏi mua lại, trả gần 4 tỷ đồng mà tôi chưa bán”, anh Sơn chia sẻ.


Liên hệ với anh Nguyễn Sang, chủ cũ tác phẩm sanh cổ “Chùa Một Cột”, anh cho biết, anh mua cây năm 2009 tại triển lãm ở Quảng Ninh với giá 200 triệu đồng. Thời điểm đó cây chưa có hình dáng hoàn hảo như bây giờ.


Sau hơn 10 năm kiên trì tạo tác, cây đã hoàn thiện, tổng bóng hài hòa nên chuyển nhượng cho anh Sơn với giá hơn 1 tỷ đồng cách đây hơn một năm. Đầu năm nay đến hỏi mua lại với giá gần 4 tỷ đồng nhưng anh Sơn không bán, anh Sang nói.


Theo anh Sang, cây trải qua rất nhiều đời chủ, cây có nguồn gốc từ Nam Định, sau đó được một nghệ nhân trong miền Nam mua lại, họ tạo tác lại chứ không phải cây có hình dáng như thế này ngay từ đầu.


“Hình dáng ban đầu là cây sanh tán tầng, nghệ nhân miền Nam mua về tạo tác thành hình chùa Một Cột. Năm 2009, họ mang ra Bắc triển lãm. Nhìn cây thích tôi mua luôn”, anh Sang cho hay.


Cây cao khoảng 1,5m, được trồng trong chậu đá cổ dài khoảng 1,2m.


Phần thoát thân và các tầng phía trên cân đối, hài hòa.


Bệ rễ lớn, tạo thế vững chãi cho tác phẩm. Cây có tuổi đời gần 100 năm nên rễ, thân nổi u cục, tưới nước vào cây – vỏ cây nổi lên một màu đồng rất đẹp.


Các cành kết vào nhau thành một khối.


Bên trên có 3 tầng giống hình chùa Một Cột của Hà Nội, mỗi tầng có hình dáng khác nhau, tầng gần thân (dưới cùng) phẳng, tầng 2 hơi lõm xuống và tầng 3 hình quả Phúc.


Anh Sơn cho biết, rất khó để nói giá vì đã làm tác phẩm nghệ thuật thì vô giá. Trải qua gần 100 năm mới có tác phẩm độc đáo như vậy nên với cái giá vài tỷ đồng cũng không phải là đắt nếu tính theo thời gian, công chăm sóc, tạo tác.