Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

9 điều bà mẹ trẻ cần biết

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 02:45, under | No comments


Ảnh minh họa - nguồn internet

Bạn mới làm mẹ, lòng ngập tràn hạnh phúc, nhưng chợt lo lắng và có cảm giác bấp bênh mơ hồ. Bởi có những điều quan trọng khi có con mà chưa ai nói với bạn. Hãy tìm hiểu để chuẩn bị tinh thần vững vàng cho một cuộc sống mới.

1. Mối ràng buộc không phải ngay lập tức
Bạn nghe nói rằng từ giấy phút nhìn vào đứa trẻ mới sinh của mình, bà mẹ sẽ cảm thấy một sự liên kết rất mãnh liệt. Thật ra điều này không phải với ai cũng đúng. Như bất kỳ một mối quan hệ nào, bạn và đứa trẻ cần thời gian “tìm hiểu” và phát triển tình cảm.
Bạn cần làm gì?
Mối liên kết thực sự giữa trẻ và cha mẹ được phát triển qua sự chăm sóc hàng ngày. Qua thời gian, khi bạn đã hiểu được trẻ, biết cách dỗ dành bé và hạnh phúc với sự hiện diện của bé, những xúc cảm của bạn sẽ trở nên sâu đậm.

2. Về nhà thật khó
Khi hai mẹ con còn trong viện, bạn ăn và ngủ theo chế độ của bệnh viện. Người ta chuẩn bị thức ăn, dọn giường cho bạn, bế bé giúp bạn, giúp bạn cho bé bú.
Những điều này sẽ không xảy ra tại nhà. Bạn sẽ trải qua một giai đoạn bấp bênh, dễ tổn thương, buồn, hay lo lắng. Trách nhiệm vô cùng lớn khi chăm sóc một đứa trẻ có thể khiến bà mẹ trẻ cảm thấy sợ.
Bạn cần làm gì?
Hãy xem việc về nhà như một thách thức mới; thư giãn và cho phép bản thân điều chỉnh với hoàn cảnh mới và rất nhanh thôi bạn sẽ có được lịch trình riêng của mình.

3. Sữa mẹ ở khắp nơi
Tại bệnh viện, con bạn bú một lượng sữa non khá nhỏ. Rồi bất ngờ sữa của bạn “tuôn trào” như ai đó mở cửa đường sữa vậy. Nếu chưa hình thành kiểu cho bú đều đặn, để các lần bú của bé cách nhau quá lâu, ngực bạn có thể bị ứ, núm vú sẽ bị phẳng và bé không thể ngậm mà bú được.
Bạn cần làm gì?
Từ viện về nhà, cố gắng dành một vài ngày nghỉ ngơi với bé và cố gắng cho bé bú đều đặn để tránh ứ sữa. Nếu ứ sữa, bạn có thể tự vắt sữa ra giúp bé dễ bú hơn. Xin lời khuyên của bác sĩ nếu thấy cần thiết.

4. Ông bố trẻ chẳng làm gì, chỉ nhận công
Trong trí tưởng tượng, bạn và vị hôn phu cùng đứa bé xinh xắn mới chào đời là một bộ ba thật hạnh phúc. Anh ấy chơi cùng bé, cho bé ăn, tắm rửa, vuốt ve nâng niu bé trong khi bạn ngắn nhìn với nụ cười mãn nguyện.
Chợt tỉnh cơn mơ, bạn cảm thấy như chỉ có mình bạn nuôi con vậy. Thật may điều này chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Khi đứa bé nở nụ cười đầu tiên, người cha sẽ trở lại để nhận công cho thành tích đáng chú ý này.
Bạn cần làm gì?
Nhấn mạnh với người bạn đời về tầm quan trọng trong vai trò làm “cha” của anh ấy. Khuyến khích anh ấy tham gia những công việc có thể và để anh ấy đưa bé đi ngủ sau khi cho bé ăn hay tắm. Những người cha thực sự rất giỏi trong việc này.

5. Bạn vẫn không có gì để mặc
Những ngày sau khi sinh, phụ nữ mới làm mẹ không mặc vừa những bộ đồ trước khi mang thai. Sự thực là bạn sẽ có thể không mặc vừa quần áo của mình trong 3 tháng nữa.
Sau khi sinh, cơ thể bạn cần điều chỉnh và thay đổi như đã làm trong thời gian bạn mang thai. Cân nặng bạn có trong khi mang thai không chỉ để nuôi dưỡng bé khi ấy mà còn là nguồn dự trữ để nuôi bé bây giờ.
Bạn cần làm gì?
Hãy đối xử tốt với bản thân. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu ngân sách cho phép, mua một hay hai bộ đồ mới. Không nhiều phụ nữ không đồng ý về những ích lợi của “liệu pháp mua sắm”.

6. Các bà mẹ rất cạnh tranh
Có thể bạn đã nhận ra điều này trong thời gian mang thai, các bà mẹ liên tục nói rằng “con tôi đấy”. Điều này mang đến cho một bà mẹ cảm nhận về thành quả để so sánh đứa trẻ của mình với đứa trẻ của bạn.
Bạn cần làm gì?
Nếu muốn, có thể dùng đó làm tiêu chuẩn so sánh để xác định độ lớn của bé. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu tham khảo các nguồn đáng tin cậy như tạp chí chăm sóc trẻ để có được con số chính xác. Những nguồn này thường có một điểm chung là nhấn mạnh rằng mỗi trẻ lớn ở nhịp độ riêng.
Tránh so sánh đối trọng với các bà mẹ khác.

7. Chi phí thực sự của một đứa trẻ
Bạn không chỉ “có” đứa trẻ, mà bạn phải sinh ra bé, mặc quần áo cho bé, cho bé ăn, vui chơi với bé và giáo dục bé.
Chúng ta quá vui mừng với sự ra đời của con nhưng khi sự thực với tất cả những chi phí bắt đầu nổi lên, nỗi lo và sự căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tới chúng ta, những người làm cha làm mẹ.
Bạn cần làm gì?
Không bao giờ là quá sớm để lập kế hoạch cho một đứa trẻ. Dành một ít tiền mỗi tháng cho gia đình mới của bạn có thể tạo nên sự khác biết rất lớn khi đứa bé chào đời.

8. Cuộc sống thay đổi rất nhiều
Một số bà mẹ không bối rối về những thay đổi lối sống sau khi sinh con. Đối với số khác, thiếu ngủ cộng với trật tự và thời gian cho bản thân biến mất thật không dễ chịu gì.
Dù bạn đã được rất nhiều khi bắt đầu một gia đình, bạn vẫn có cảm giác mất mát lớn. Đó là sự mất mát trong cấu trúc gia đình đã một thời tồn tại; sự mất mát trong kiểu quan hệ tồn tại giữa chồng và vợ; và sự mất mát lối sống trước khi có con.
Bạn cần làm gì?
Chấp nhận rằng cuộc sống đã thay đổi. Liên tục giao tiếp với chồng để tránh cảm giác bị cô lập. Tìm một nhóm các bà mẹ để dành thời gian và trò chuyện cùng, họ sẽ hiểu những cảm giác của bạn.

9. Bước chuyển trong tình bạn
Sau khi sinh, hầu hết bà mẹ đều gặp khó khăn khi tìm điểm tựa chung với các bạn bè cũ, đặc biệt là những người chưa có con không hiểu được những chi tiết khi làm cha làm mẹ.
Bạn cần làm gì?
Nếu bạn muốn, hãy dành các cuộc nói chuyện về bé với những người bạn có con, và giới hạn, nhưng không bỏ qua, các đề tài về bé với những người bạn chưa có con.
Như thế bạn có thể duy trì một lượng hội thoại vui vẻ và các chủ đề đáng quan tâm. Hơn tất cả, có một cuộc sống rõ ràng ngoài con cái.
Mỗi người trải qua thời làm cha làm mẹ mỗi khác. Nhưng khi bạn bè của bạn hỏi bạn những gì họ chờ đợi từ một người làm mẹ, sẽ là tốt nếu nói sự thực, dù tốt hay xấu. Hãy nhẹ nhàng.

Linh Nam

Theo Woman24

Việt Báo (Theo_ Dân trí )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive