Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Loại rượu từ thời nhà Thanh giúp một công ty "giàu" hơn cả Ngân hàng Công Thương Trung Quốc

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 01:29, under | No comments


Đại gia thì có nhiều nhưng đại gia dám mua rượu Mao Đài về uống thì có lẽ cũng hiếm. Điều đó dễ hiểu vì một chai "Tinh trang Hán Đế Mao Đài" be bé từng được bán với giá 8,9 triệu NDT (khoảng 30,2 tỷ đồng).



Một chai "Tinh trang Hán Đế Mao Đài" đang giữ kỷ lục khi được bán với giá 8,9 triệu NDT

 (khoảng 30,2 tỷ đồng) trong một phiên đấu giá tại hội chợ triển lãm năm 2007.

Công ty Kweichow Moutai (Quý Châu Mao Đài), nhà sản xuất rượu Mao Đài có tiếng ở Trung Quốc, đã vượt qua Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) để trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Vốn hóa của doanh nghiệp này hiện ở mức 1.810 tỉ nhân dân tệ (256 tỉ đô la Mỹ), trong khi đó, vốn hóa của ICBC là 1.780 tỉ nhân dân tệ.

Rượu Mao Đài (moutai) nổi tiếng trên thế giới vì loại đồ uống cay nồng này được sử dụng chính thức cho các tiệc chiêu đãi cấp nhà nước Trung Quốc, tăng giá rất nhanh. Loại rượu này được sử dụng để tiếp đón các nguyên thủ quốc gia.

Rượu Mao Đài có lịch sử trên 300 năm, bắt đầu từ đầu đời Thanh. Danh tiếng của nó bắt đầu vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc khi Chu Ân Lai dùng nó để chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia khác của thế giới.

Sau những thành công vượt trội và xuyên biên giới, giá trị vốn hóa của Kweichow Moutai (Quý Châu Mao Đài - công ty chuyên sản xuất rượu Mao Đài) là trên 1.800 tỷ nhân dân tệ (259 tỷ USD), vượt qua cả Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc và trở thành công ty có giá trị cổ phiếu lớn nhất ở Trung Quốc đại lục.

Tại thời điểm 11h15 ngày 23/6, giá cổ phiếu của Kweichou Moutai báo cáo ở mức 1.480,81 NDT/cổ phiếu (khoảng 5 triệu đồng), với mức chạm tối đa 1.482 NDT/cổ phiếu, nâng giá trị vốn hóa của công ty lên 1.860 tỷ NDT (khoảng 6,4 triệu tỷ đồng).




Quý Châu Mao Đài thương hiệu Năm Sao số 5104

 được bán với giá 5,06 triệu NDT (khoảng 17,2 tỷ đồng).

Rượu Mao Đài được sản xuất độc quyền tại thị trấn cùng tên, thành phố Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Tuy công ty Kweichou Moutai là đơn vị sản xuất rượu Mao Đài nổi tiếng nhất nhưng với hàng trăm năm lịch sử, có rất nhiều công ty cũng theo đuổi loại rượu này, giúp loại rượu nổi tiếng nhất Trung Quốc ngày càng đa dạng và phong phú thương hiệu.

Theo giá cả hiện nay ở thị trường Trung Quốc, một chai rượu Mao Đài 15 năm có giá hơn 4.500 NDT (khoảng 15 triệu đồng), 30 năm hơn 12.000 NDT (khoảng 40 triệu đồng), 50 năm hơn 19.000 NDT (khoảng 64 triệu đồng) và 80 năm là hơn 29.000 NDT (khoảng 100 triệu đồng).

Giá sản phẩm tương đương giá trị sản phẩm tạo ra rượu Mao Đài cần phải trải qua đầy đủ quy trình "9 lần chưng cất, 8 lần lọc, 7 lần lên men". Ngay cả những loại rượu Mao Đài cơ bản nhất cũng cần đến 5 năm để thực hiện, ngoài ra còn có loại mất 15, 30, 50 năm và loại đặc biệt nhất được tích trữ lên tới 80 năm.

Tuy nhiên trong lịch sử từng chứng kiến rất nhiều chai rượu Quý Châu Mao Đài phiên bản cổ, giới hạn, hay nhằm kỷ niệm sự kiện nào đó, được bán đấu giá lên tới cả chục tỷ đồng.

Cổ phiếu của Kweichow Moutai từ lâu đã được coi là một trong những cổ phiếu có sức hút tại Trung Quốc. Năm 2017, Kweichow Moutai trở thành công ty rượu lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường, vượt qua Diageo - chủ sở hữu thương hiệu Johnnie Walker. Diageo có giá trị trên thị trường vào khoảng 81 tỷ USD.

Năm 2019, Kweichow Moutai cũng trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên kể từ năm 2005 có giá một cổ phiếu là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 145 USD). Giá cổ phiếu của Kweichow Moutai hiện nay là 1.460 nhân dân tệ/cổ phiếu. (gần 5 triệu đồng)

 



Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

6 lần đầu tiên làm thay đổi thế giới loài người Bạn sẽ ngạc nhiên vì kiến thức hạn hẹp của mình!

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 06:58, under | No comments

Chiếc điện thoại di động đầu tiên, tấm ảnh selfie đầu tiên, chiếc máy tính đầu tiên, chiếc xe hơi đầu tiên... Những thứ đầu tiên ấy đã khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của thế giới loài người. Bạn có biết?



Trong lịch sử nhân loại, mọi thứ đều phải xảy ra lần đầu tiên rồi mới có quá trình phát triển, cải tiến rồi trở nên phổ biến. Có bao giờ bạn tự hỏi ai là người selfie đầu tiên, hay hình dáng ban đầu của chiếc điện thoại di động mà bạn không thể rời tay ngày nay như thế nào không?

Bức ảnh selfie đầu tiên, 1839



Vào năm 1839, nhà hóa học nghiệp dư và đam mê nhiếp ảnh Robert Cornelius, khi đó 30 tuổi, là người tạo ra những bức ảnh chụp chân dung đầu tiên mà ngày nay mọi người đều gọi là ảnh selfie. Ông đã đặt một chiếc máy ảnh ở phía sau cửa hàng của cha mình tại Philadelphia, sau đó tháo bỏ vật che ống kính, chạy lại, ngồi yên trong khung hình 5 phút để thực hiện một bức ảnh tự chụp.

Bức ảnh màu đầu tiên, 1861



Tartan Ribbon – bức ảnh do James Clerk Maxwell chụp năm 1861 được xem là tấm ảnh màu đầu tiên. Maxwell chụp dải ruy-băng 3 lần, mỗi lần dùng một miếng lọc màu khác nhau phủ lên ống kính. 3 hình ảnh sau đó được chiếu lên một màn hình bằng 3 máy chiếu khác nhau, mỗi máy lại trang bị cùng bộ lọc màu như khi chụp. Khi đưa về trung tâm, 3 hình ảnh hợp thành bức ảnh màu sắc hoàn chỉnh.

Xe hơi đầu tiên, 1896



Lựa chọn rời bỏ công việc kỹ sư, Henry Ford tiến hành những cuộc thử nghiệm ô tô diễn ra trong suốt những năm sau đó. Năm 1896, Henry Ford hoàn thành một sản phẩm đầu tiên với tên gọi Quadricycle. Chiếc xe chạy bằng xăng và di chuyển bằng 4 lốp xe đạp. Ông tự mình chạy thử rồi cải tiến, và sau thành công này, ông quyết định thành lập Ford Motor vào năm 1903.

Robot đầu tiên, 1957



Sự ra đời của con Robot cao 2,5m, kèm theo bộ điều khiển mang tên Cygan này là cột mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân tạo. Nó được quảng cáo là "robot vạn năng", ra đời với sứ mệnh hỗ trợ trong các thí nghiệm chất độc hại, thuốc nổ hoặc là người giúp việc gia đình.

Chiếc điện thoại di động đầu tiên, 1973



Khi vừa phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên mang tên Motorola DynaTAC, Martin Cooper đã gọi điện cho một kỹ sư của công ty cạnh tranh với mục đích để… khoe về thành tích của mình và Motorola đạt được. Thiết bị này có chiều dài lên đến 25,4 cm nặng hơn 1 kg, đồng thời mất đến 10 giờ để sạc trong khi thời lượng pin sử dụng chỉ được 35 phút.

Máy vi tính Apple đầu tiên, năm 1976 



Steve Jobs, Steve Wozniak thành lập Apple vào ngày 1/4/1976 tại phòng khách và gara để xe của nhà Steve Jobs. Tại đây, họ đã chế tạo thành công chiếc máy tính cá nhân đầu tiên mang tên Apple 1, mà ban đầu họ đặt là Apple Computer 1. Để có chi phí sản xuất, Jobs phải bán chiếc xe Volkswagen Microbus, trong khi Wozniak bán chiếc máy tính cầm tay HP-65.