Từ những chiếc xe có hộp số lùi
Anh Đình Minh và chiếc xe leo dốc.
Anh sinh ra trên thành phố biển đầy nắng, đầy gió: Quy
Nhơn, Bình Định. Nỗi bất hạnh ập đến khi anh vừa lên 8 tuổi: một cơn sốt làm
anh bại liệt 2 chân. Bằng nghị lực bản thân, lần hồi anh cũng học hết lớp 9
trên đôi nạng, rồi vào đời kiếm sống bằng nghề sửa xe, một nghề phù hợp với
người khuyết tật như anh. Tưởng chừng cuộc đời cứ thế trôi mãi nếu như không có
những bước ngoặt mà bản thân từng là nạn nhân.
Có lần nhờ người thân chở anh đi vào một con hẻm, hẻm
hẹp đến nỗi chẳng thế né chiếc xe ngược chiều. Tới thì chẳng được, vậy là chọn
đường lui. Anh phải vất vả leo xuống để xe trở lùi. Sự cố này làm anh bật ra ý
tưởng: Xe máy dành cho người khuyết tật phải lùi được như xe 4 bánh. Thế là anh
vừa làm, vừa học hỏi những người có kinh nghiệm về xe máy.
Sau 2 năm, năm 2003, anh trình làng chiếc xe gắn máy
có số lùi đầu tiên. Nhiều người cùng số phận nghe tiếng, tìm đến đặt mua. Vậy
là anh mở rộng tiệm sửa xe của mình thành cơ sở cải tiến xe máy Hoàng Minh.
Nhưng vì không có đăng ký sáng chế nên bị nhiều người “ăn cắp” sáng chế này.
Vậy mà anh vẫn cười tươi: “Chẳng buồn đâu. Chỉ mong họ đừng có “chém” người
khuyết tật”. Hiện nay, anh đã chế tạo được hộp số lùi cho cả xe tay ga.
Bên cạnh đó, cơ sở của anh còn chế tạo gần như hoàn thiện chiếc xe đạp điện chạy bình 12V (cũng có số lùi), chỉ trừ bộ moter phải nhập ngoại. Khi sử dụng xe điện, người già, người khuyết tật chỉ cần thao tác mở công tắc là có thể vận hành chiếc xe đạt tốc độ tối đa 25km/h. Anh cười: “Từ khi xăng lên giá, tôi đã nghĩ đến loại xe này. Mày mò cũng gần cả năm mới ra chiếc xe đầu tiên. Đến nay đã bán được hơn 10 chiếc rồi”. Được biết, giá xe là 5,5 triệu đồng. Xưởng xe của anh hiện có 12 người làm, trong đó có 8 người khuyết tật. Điều anh lo lắng là sắp tới sẽ có quy chế quản lý xe 3 bánh cho người khuyết tật. Xưởng của anh sẽ phải đóng cửa, những chiếc xe máy, xe đạp có hộp số lùi có thể chỉ còn là kỷ niệm một thời. Anh lo khi đó, không biết người khuyết tật xoay trở ra sao?
Bên cạnh đó, cơ sở của anh còn chế tạo gần như hoàn thiện chiếc xe đạp điện chạy bình 12V (cũng có số lùi), chỉ trừ bộ moter phải nhập ngoại. Khi sử dụng xe điện, người già, người khuyết tật chỉ cần thao tác mở công tắc là có thể vận hành chiếc xe đạt tốc độ tối đa 25km/h. Anh cười: “Từ khi xăng lên giá, tôi đã nghĩ đến loại xe này. Mày mò cũng gần cả năm mới ra chiếc xe đầu tiên. Đến nay đã bán được hơn 10 chiếc rồi”. Được biết, giá xe là 5,5 triệu đồng. Xưởng xe của anh hiện có 12 người làm, trong đó có 8 người khuyết tật. Điều anh lo lắng là sắp tới sẽ có quy chế quản lý xe 3 bánh cho người khuyết tật. Xưởng của anh sẽ phải đóng cửa, những chiếc xe máy, xe đạp có hộp số lùi có thể chỉ còn là kỷ niệm một thời. Anh lo khi đó, không biết người khuyết tật xoay trở ra sao?
Đến chiếc xe mu rùa… leo dốc
Sản phẩm ấn tượng nhất của anh là chiếc xe vượt dốc
dành cho người khuyết tật. Anh kể, năm 2003, khi được mời tham dự hội thảo bàn
về pháp lệnh cho người khuyết tật tại Phú Yên, anh phải leo cầu thang lên tới
tầng 4 để dự họp. Vậy là lại bật ra suy nghĩ: “Phải chế tạo cho người khuyết
tật một chiếc xe leo dốc, leo cầu thang”. Nghĩ là làm, dù khi nghiên cứu cơ chế
hoạt động của chiếc xe, anh không hề có tài liệu nào khác ngoài việc dựa trên
nguyên tắc vận hành của… xe tăng! Khi trục quay, bánh xe lăn theo và bám mặt
đường, chỉ có tới mà không có lui, độ dốc để xe có thể đi được là dưới
40o.
Bao nhiêu lần thất bại. Chuyện bị “giập đầu, u trán”
thường xuyên xảy ra vì anh luôn là người lái thử. Bao nhiêu tiền bạc dành dụm
từ nghề sửa xe ngốn hết vào công trình này. Thực hiện từ tháng 4-2003, mãi đến
tháng 7-2007, chiếc xe hoàn chỉnh mới ra đời. Đến bây giờ, anh chỉ mới chế tạo
được một chiếc duy nhất, ước tính chi phí khoảng 25 triệu đồng. Điểm độc đáo
của chiếc xe này không chỉ ở nguyên lý vận hành mà còn ở kiểu dáng độc đáo.
Chiếc xe này, theo anh, nên đặt ở những nơi sinh hoạt công cộng để người khuyết
tật đi lại. Anh tên họ đầy đủ là Võ Đình Minh, sinh năm 1957, trú tại 293/60 Lê
Hồng Phong, phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn, Bình Định.
MỸ ĐỨC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét