Điều trẻ
vị thành niên mong mỏi nhất là được tôn trọng và nhìn nhận như một thanh niên
đang dần trưởng thành. Tiếp tục bị đối xử như trẻ con khiến chúng cảm giác bị
xem thường...
Ảnh minh họa - nguồn internet
1. “Con
không còn là trẻ con nữa!”
Trẻ phát
triển dần theo từng cấp độ khác nhau và cha mẹ cần phải điều chỉnh các phản ứng
của mình cho phù hợp với cấp độ phát triển của trẻ. Khi trẻ đã sắp đến tuổi vị
thành niên, cha mẹ nên lưu tâm đến tình trạng phát triển của chúng và nên bắt
đầu đối xử với chúng như với một người lớn ở mức độ cho phép.
2. “Con
hành động như con đã sẵn sàng làm một người lớn, nhưng con sợ lắm với ý nghĩ
trở thành người lớn”:
Dù con
bạn đã sẵn sàng để được đối xử như một người lớn hay chưa, chúng sẽ bị ám ảnh
về vô số trách nhiệm trước mắt trong vai trò của một người lớn. Ngoài vẻ hiên
ngang như sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm, trẻ vị thành niên có nỗi sợ hãi về
những điều chúng chưa hề được biết đến. Nếu cha mẹ có sự tôn trọng trẻ kết hợp
với khả năng cảm nhận về tình trạng hiện tại của chúng, họ sẽ trở thành chỗ dựa
đáng tin cậy của trẻ vị thành niên.
3. “Bạn
bè trở nên quan trọng đối với con”
Một phần
trong tiến trình chuyển đổi là chuyển từ việc lệ thuộc vào cha mẹ sang tính tự
lập. Đây là quá trình phát triển mà bậc cha mẹ nào cũng ủng hộ và hào hứng mong
chờ vì ai cũng muốn con mình trở nên một người có trách nhiệm và có tính tự
lập.
Tuy
nhiên, quá trình này lại liên quan đến việc dần dần tách rời cha mẹ và trở nên
thân thiết với những người khác, chẳng hạn như bạn bè của chúng. Điều này hoàn
toàn tự nhiên và không có gì bất ngờ hay bất hợp lý. Do đó, cha mẹ không nên
quan tâm thái quá hay cảm giác tổn thương khi con bạn thích “rong chơi” với bạn
bè hơn là ở nhà.
4. “Thắc
mắc về nhiều chuyện mà trước đây con chưa từng thắc mắc”
Quan
trọng nhất trong quá trình trưởng thành là việc học cách suy nghĩ và cảm nhận
về chính bản thân. Những trẻ vị thành niên lúc trước rất vâng lời cha mẹ giờ
đây lại bắt đầu tự hỏi vì sao chúng phải làm những điều mà bạn bảo chúng làm.
Chúng cũng có thể thắc mắc về sự phán xét của cha mẹ, những đức tin cũng như
những giá trị cơ bản mà gia đình đã và đang tôn trọng, gìn giữ. Điều này hoàn
toàn bình thường và không có gì là bệnh hoạn cả. Nếu có dịp, bạn hãy sẵn sàng
giúp trẻ giải đáp những thắc mắc này.
5. “Các
kích thích tố tác động điều gì đó thật kỳ lạ lên cơ thể con mà con không thể kể
cho cha/mẹ biết vì sao lại thế”
Cha mẹ
sẽ nhận thấy rằng khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, chúng sẽ trở nên nóng
nảy và có khuynh hướng cao giọng, đặc biệt khi chúng bị stress. Trẻ có thể bắt
đầu cảm giác không tự nhiên thoải mái trước bạn bè khác giới ngay cả khi chúng
đã thân thiết với nhau trong nhiều năm.
Trẻ có
thể sẽ muốn dán những tấm áp-phích to lớn lên tường trong phòng chúng cho dù
bạn không chấp thuận những hình ảnh đó. Cha mẹ nên nhận ra rằng các kích thích
tố có thể là nguồn gốc các xử sự đó của độ tuổi này nhưng không nên để trẻ sử
dụng điều này để “chạy tội”. Hãy dạy trẻ rằng cho dù sẽ không dễ tí nào, chúng
ta vẫn có thể điều khiển được các kích thích tố cũng như các điểm “bốc hỏa”
này.
6. “Con
ghét bị NHÌN như thế”
Cái nhìn
ở đây có thể là những lúc cha mẹ nhìn trẻ chằm chằm, trừng trừng hay nhíu mày
nhăn nhó nhằm biểu lộ cho trẻ biết chúng đang gặp rắc rối. Thay vì nhìn trẻ như
vậy, cha mẹ nên dùng lời nói để trao đổi ý nghĩ với trẻ và giúp chúng hiểu được
tại sao bạn lại tức giận với chúng như thế.
7.
“Thỉnh thoảng, con cần được ở một mình”
Trẻ vị
thành niên có khuynh hướng thu người lại một chút khi chúng đang trong quá
trình khám phá thế giới của mình. Chúng có thể rất lắm lời với bạn bè nhưng lại
rút vào vỏ ốc của mình khi về đến nhà. Điều này cũng tự nhiên thôi và cha mẹ
cần lưu ý một khi sự việc tiến triển theo chiều hướng thái quá.
8. “Đôi
lúc, con chỉ muốn cha/mẹ lắng nghe con nói”:
Cha mẹ
thường có khuynh hướng muốn là mình sẽ là người giải quyết vấn đề và nóng nảy
đưa ra ngay lời khuyên trong khi đang nghe trẻ giãi bày.
Hãy
chống lại tư tưởng này và cố gắng từng bước một để có thể bình tâm lắng nghe
những gì trẻ nói và chỉ lắng nghe mà thôi. Nhiều lúc, những cuộc trò chuyện
giữa cha mẹ và trẻ là cơ hội để trẻ trình bày suy nghĩ cũng như quyết định của
chúng. Hãy cho trẻ cơ hội để học cách giải quyết các vấn đề sao cho hợp lý và
đúng đắn nhất thay vì bạn nhảy vào giải quyết dùm chúng.
9. “Con
mong muốn cha mẹ cư xử trước sau như một”
Trong
khi trẻ vị thành niên có khuynh hướng nổi loạn trước quyền hành của cha mẹ,
chúng lại mong muốn và cảm giác thoải mái nhất khi cha mẹ thực hiện đúng theo
các nguyên tắc đã đề ra và cư xử một cách nhất quán. Nếu bạn đã đề ra một quy
định nào đó, hãy tuân thủ đúng như thế. Sự nhất quán sẽ giúp trẻ có cái gì đó
để dựa vào – giống như chiếc neo thuyền trong cơn bão tố của cuộc đời.
10. “Cha
mẹ hãy giữ lời hứa”
Trẻ vị
thành niên dễ nổi cáu khi cha mẹ chúng nói một đường rồi lại làm một nẻo. Hãy
thực hiện đúng những gì bạn đã cam kết với chúng vì đối với trẻ, thà rằng bạn
đừng hứa còn hơn là hứa rồi lại không giữ lời. Hãy làm gương cho trẻ noi theo
và giữ đúng cam kết với chúng, trẻ sẽ tôn trọng bạn nhiều hơn.
NGUYỄN
THỊ THẢO VY (theo www.fatherhood.about.com)
Việt
Báo (Theo_Tuổi Trẻ )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét