Bạn
sẽ trở nên mệt mỏi nếu lúc nào cũng vội vã. Thật căng thẳng nếu cứ chìm ngập
trong những vấn đề mà bạn không thể giải quyết. Nếu bạn muốn giảm căng thẳng và
giữ lấy sự bình tĩnh, điềm đạm cho mình, hãy tham khảo 8 bí quyết dưới đây.
Ảnh minh họa - nguồn internet
1. Để mọi việc diễn ra tự nhiên.
Tận thế đến rồi chăng?
Không hề (chắn chắn đấy). Làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn chẳng giúp ích gì
cho bạn cả, vì nó đã ở đấy rồi. Thôi cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên.
2. Hít thở.
Lần sau, khi bạn vướng
phải một tình huống căng thẳng, hãy dừng lại một phút và làm những bước sau:
• Hít thở sâu bằng bụng
năm lần.
• Tưởng tượng mỗi lần thở ra là bạn tống căng thẳng ra ngoài.
• Mỉm cười, nếu cần thiết hãy giả vờ cười, bạn sẽ thấy khó mà nhăn nhó với một nụ cười trên gương mặt.
• Tưởng tượng mỗi lần thở ra là bạn tống căng thẳng ra ngoài.
• Mỉm cười, nếu cần thiết hãy giả vờ cười, bạn sẽ thấy khó mà nhăn nhó với một nụ cười trên gương mặt.
Hãy thực hành bài tập này
thường xuyên, ở công sở cũng như ở nhà, nếu bạn thấy cần thiết.
3. Thả lỏng.
Sau khi tập hít thở sâu,
hãy kiểm tra xem trên cơ thể bạn có nơi nào chưa thả lỏng tự nhiên hay không
(Nghiến răng? Rút vai? Có bộ phận nào chưa ở trạng thái tự nhiên?). Mát-xa nhẹ
nhàng những vùng đang căng thẳng để đưa cơ thể về trạng thái thư giãn hoàn toàn
(cũng nên tưởng tượng rằng bạn đang ở một nơi nào đó làm bạn thấy yên bình: bãi
biển, bồn tắm nước nóng, hoặc trên một con đường quê…).
4. Ăn chậm nhai kỹ.
Nếu bạn muốn tập kiên
nhẫn và giảm béo, hãy ăn uống chậm rãi. Nhét vội nhét vàng thức ăn vào mồm sẽ
khiến bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết (và dẫn đến đau bao tử). Hãy dành thời
gian cảm nhận hương vị của món ăn như một người ăn uống sành điệu. Nhai chậm và
đoán xem món ăn bạn đang thưởng thức gồm có những nguyên liệu nào. Nhai chậm
còn giúp bạn tránh khỏi những cơn đói bụng bất chợt giữa đêm khuya.
5. Tận hưởng trên từng chặng đường đi.
Cứ chăm chăm vào đích đến
cuối cùng sẽ nhanh chóng làm bạn đuối sức. Bạn đang đeo đuổi một mục tiêu to
lớn, liều lĩnh, đòi hỏi nhiều thời gian và lòng nhẫn nại ư? Hãy chia nhỏ chặng
đường thành nhiều cột mốc, và ăn mừng mỗi khi bạn vượt qua từng cột mốc ấy.
Những phản hồi tích cực, đến thường xuyên, sẽ giúp bạn kiên trì hơn, vững lòng
hơn, và tìm thấy nhiều niềm vui trong quá trình đạt được mục tiêu của mình.
6. Đánh giá toàn cục.
Lần sau khi bạn thấy thật
căng thẳng, hãy hít thở thật sâu, và tự đánh giá lại:
Việc này có ảnh hưởng gì
đến mình…
• Trong tuần tới?
• Trong tháng tới?
• Trong năm tới?
• Trong mười năm nữa?
• Trong tháng tới?
• Trong năm tới?
• Trong mười năm nữa?
Gợi ý: Chẳng ảnh hưởng gì
cả. Tôi cược rằng hầu hết mọi sự phiền muộn của bạn sẽ chẳng can hệ gì đến tuần
sau (thậm chí, nó còn chẳng ảnh hưởng gì đến ngày mai). Đừng tự làm đau khổ
mình vì những thứ không nằm trong tầm kiểm soát.
7. Đừng đòi hỏi bản thân phải hoàn hảo.
Chẳng hề gì nếu bạn không
phải là một người hoàn hảo. Tất cả những người ra vẻ hoàn hảo đều là người giả
dối. Khi bạn đòi hỏi bản thân và người khác phải hoàn hảo, bạn chỉ làm khổ mình
thôi.
8. Luyện tập sự nhẫn nại hàng ngày.
Mỗi ngày, bạn có thể
luyện tính nhẫn nại, và khả năng đương đầu với sự căng thẳng, theo những cách
sau đây:
• Khi xếp hàng trong cửa
hàng bách hóa, hãy chọn hàng dài nhất.
• Đi dạo qua những công viên hoặc đường quê hẻo lánh.
• Khi đi ngân hàng, hãy vào trong, thay vì chọn cách giao dịch từ trong xe hơi của mình.
• Đi dạo qua những công viên hoặc đường quê hẻo lánh.
• Khi đi ngân hàng, hãy vào trong, thay vì chọn cách giao dịch từ trong xe hơi của mình.
Nếu bạn muốn giúp bạn bè
mình trở nên nhẫn nại, hãy chia sẻ bài viết này với họ. Ngoài ra, hãy cho chúng
tôi biết bạn đối diện với căng thẳng thế nào nhé.
Theo
Lifehack
0 nhận xét:
Đăng nhận xét