Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Giải quyết những rắc rối nhỏ khi mang thai

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 01:02, under | No comments


Ảnh: BBC.
Bỏng rát ở dạ dày, táo bón, đau lưng, chân nặng, mót tiểu thường xuyên... là những biến đổi khó chịu rất thường gặp trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn phải cố chịu đựng, vì có nhiều cách để khắc phục.
Bỏng rát ở dạ dày
Được gọi là chứng ợ nóng, cảm giác bỏng rát ở dạ dày bất ngờ xảy ra vào đầu tháng thứ tư. Do việc tiêu hóa chậm hơn bởi các hoóc môn, dịch dạ dày có xu hướng ứ đọng, thậm chí tràn lên.
Để hạn chế loại rối loạn này, nên tránh những bữa ăn quá giàu chất béo, các thực phẩm chua và nên nằm duỗi sau khi ăn.
Táo bón
Rất thường gặp, hiện tượng táo bón có thể xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu mang thai. Nó có nguyên nhân từ những thay đổi hoóc môn kéo theo quá trình tiêu hóa chậm.
Nên uống nước vào buổi sáng trước khi ăn, ưu tiên các loại thực phẩm giàu sợi (rau xanh, trái cây).
Một phương pháp tự nhiên: Buổi tối, ngâm hai trái mận khô vào một cốc nước và sáng hôm sau thì ăn.
Không dùng thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu khó chịu vẫn kéo dài, hãy đi khám.
Mót tiểu thường xuyên
Đôi khi xuất hiện vào đầu kỳ mang thai, cảm giác mót tiểu sẽ biến mất vào thời gian sau và tái xuất hiện vào cuối thai kỳ. Sức ép của tử cung lên bàng quang và sự giãn các mô dưới tác dụng của progesteron (hoóc môn tình dục nữ) là những nguyên nhân chính.
Sai lầm nên tránh: Uống ít hơn 1,5 lít nước một ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm đường tiết niệu.
Vào ba tháng cuối cùng, có thể xuất hiện hiện tượng tiết nước tiểu không kiềm chế được. Bạn có thể thực hiện một bài tập cho vùng đáy chậu sau khi sinh. Một động tác đơn giản: Khi đi tiểu, hãy tập ngừng sau đó tiếp tục.
Đau lưng
Trọng lượng cơ thể tăng nhanh đè lên cột sống khiến lưng có xu hướng ưỡn nhiều hơn trước. Thêm vào đó, sự nhão dây chằng (khiến cho đứa trẻ chui ra ngoài dễ dàng hơn) càng làm tăng cảm giác đau lưng.
Để phòng ngừa, điều quan trọng là hạn chế việc lên cân quá mức (từ 9 đến 12 kg tối đa), tập thể dục để hông được cử động và giảm độ cong của xương sống, quỳ gối để lấy một đồ vật chứ không cúi người…
Chân nặng
Một số phụ nữ mắc những vấn đề về tuần hoàn do di truyền và việc mang thai càng làm trầm trọng thêm. Lượng máu tăng lên, sức trương của mạch máu giảm bởi các hoóc môn, trọng lượng của em bé, tất cả gây trở ngại cho việc lưu thông máu.
Kết quả: Một cảm giác nặng nề, thậm chí mất cảm giác ở chân. Để giảm nhẹ khó chịu này hãy chịu khó đi bộ và không đứng yên một chỗ.
Lưu ý, nếu hai chân sưng phồng lên khi ngủ dậy hãy đi khám bác sĩ, cũng vậy với trường hợp đau ở một chân với những vết đỏ và cảm giác nóng ở bắp chân.

(Theo Tiền Phong)

(Theo_VnExpress )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive