Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Những cú “lột xác” trong lịch sử Nhật Bản

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 00:48, under | No comments

Nếu thời kỳ Edo là những ngày tháng cuối cùng của chế độ Shogun với những đặc trưng phong kiến đậm nét trên đất nước Nhật Bản thì từ Minh Trị trở đi, Nhật Bản “lột xác” thành những con người hoàn toàn khác nhau sau mội sự kiện lớn của thế giới. Những “cú lột xác” trong lịch sử Nhật Bản giai đoạn này cho ta hiểu thêm những thăng trầm của một cường quốc ngày nay.
Minh Trị – bước tiến tới xã hội hiện đại của Nhật Bản


Nhật Bản thời Minh Trị, từ cuối thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX, đã có những phát triển bất ngờ về mặt kinh tế và xã hội.
Những thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản thời kỳ này có thể kế tới như:
– Các thái ấp phong kiến bị bãi bỏ và thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính theo cấp tỉnh. Kêu gọi thành lập một chính phủ lập hiến từ đó dẫn tới sự ra đời của Nghị viện quốc gia và việc ban hành hiến pháp. Tuy nhiên ở thời kỳ này Nghị viện tuy có rất ít quyền lực thực tế.
– Thiết lập hệ thống quân đội quốc gia và việc tuyển quân theo chế độ và quy định mới.
– Hàng loạt những thay đổi về chế độ thuế, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập.
– Đạo Phật và Thần đạo, sau thời gian dài hợp nhất, đã chính thức tách ra. Thần đạo được lấy làm nền tảng tư tưởng cho điều lệ của hoàng gia. Việc cấm đạo Cơ đốc được huỷ bỏ.
– Các trường học mới, theo phong cách phương Tây, được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng… cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn.
– Việc ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây.
Cùng với những thay đổi về tư tưởng, xã hội, thời Minh Trị còn góp phần xây dựng một bộ mặt mới cho nền kinh tế Nhật Bản. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Ở giai đoạn tiếp theo, việc xây dựng công nghiệp nặng đã được tăng cường, tập trung trước hết vào công nghiệp sắt thép (đc bit vi s sn có ca ngun qung st và than ti khu vc Mãn Châu sau khi Nht giành chiến thng trong cuc chiến tranh Nga – Nht). Các con tàu lớn, cơ động và các thiết bị đường sắt khác v.v.. được sản xuất trong nước. Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập. Nhà nước đã nỗ lực hết sức để sửa đổi những hiệp ước không công bằng đã được ký kết với các nước phương Tây. Năm 1894, hiệp ước bất bình đẳng với Anh quốc trong buôn bán được sửa đổi và các hiệp ước với những quốc gia khác cũng sửa đổi theo cho phù hợp.


Những cải cách tân tiếp liên tiếp ra đời đã thay đổi bộ mặt Nhật Bản một cách nhanh chóng. Và trong một xã hội phong kiến như Nhật Bản, những thay đổi đột phá này không tránh khỏi sự chống đối tuy nhiên tất cả đều bị dẹp yên.
Bên cạnh những bước phát triển về xã hội và kinh tế là những mặt tích cực trong xã hội Nhật Bản lúc bây giờ, thì chúng ta không thể không nhắc tới những góc tối trong lịch sử Nhật Bản giai đoạn này. Đó là hàng loạt các cuộc chiến tranh diễn ra. Chiến tranh Trung – Nhật nổ ra. Sau thắng lợi của Nhật, Nga, Đức và Pháp ép Nhật phải từ bỏ một số lãnh thổ đã chiếm đóng, tạo ra mâu thuẫn lâu dài và sâu sắc giữa Nhật và các nước Nga, Đức và Pháp. Liên minh Nhật – Anh hình thành. Chiến tranh Nga – Nhật bùng nổ.
Taisho thời kỳ khúng hoảng và chiến tranh của Nhật Bản
Giai đoạn này rơi vào đầu thế kỷ XX, với việc người dân Nhật Bản và cả thế giới phải chứng kiến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ban đầu cuộc thế chiến I đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển cũng như Nhật Bản chiếm được vùng đất ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương và việc này đã khiến Nhật Bản phải nhận lấy sự ngờ vực từ các nước phương Tây.
Nhưng ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, thế giới rơi vào khủng hoảng thời hậu chiến, các nhà kinh doanh Nhật Bản đã chịu rất nhiều ảnh hưởng thêm vào đó là trận động đất tại Kanto vào năm 1923 càng đẩy nền kinh tế Nhật vào tình cảnh khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.
Thời kỳ Showa chứng kiến những biến động lớn của Nhật Bản


Trong thời gian một thế kỷ dưới thời Showa, đất nước Nhật Bản đã có nhiều chuyển mình to lớn.
Nếu như nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọn với tình hình suy thoái kinh tế và những bế tắc ngoại giao khiến cho nhiều người phá sản và thất nghiệp, giới quan chức chính trị và các zaibatsu chiếm độc quyền, chỉ biết thu lợi nhuận cho bản thân mà quyên đi lợi ích quốc gia cùng những đau khổ mà nhân dân đang chịu đựng đã dẫn đến những biến động xã hội vô cùng nghiêm trọng: các vụ ám sát diễn ra liên tục, thi hành chính sách xâm lươc là mầm mống cho sự phát triển chủ nghĩa phát xít tại mảnh đất nhỏ bé này.
Thì tới nửa sau của thế kỷ với những thất bại trong thế chiến thứ hai và sự sụp đổ của chủ nghĩa quân phiệt đã làm cho nước Nhật rơi vào cảnh bị chiếm đóng. Tuy vậy, chính phủ đã tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá, các kỳ tích kinh tế lần lượt xuất hiện đưa đời sống nhân dân lên cao; Nhật Bản nhanh chóng đóng vai trò quốc gia thương mại và vươn lên vị trí thứ hai về tiềm lực kinh tế trên thế giới. Những bước đột phá trong kinh tế đã giúp Nhật Bản dần xóa đi quá khứ đói nghèo và tội lỗi của mình.
Vào cuối thế kỷ XX với thời kỳ Heisei, một lần nữa Nhật Bản lại rơi vào những rối ren về chính trị trong và ngoài nước. Những biến động chính trị đồng thời dẫn tới khó khăn cho phát triển kinh tế. Người Nhật từng gọi đây là thời kỳ trì trệ quay trở lại của đất nước.
Với một vòng quay , chúng ta thấy được những thăng trầm khiến bước đi của đất nước Nhật như một đồ thị hình sin có lúc lên lúc xuống. Nhưng dù thế nào thì cho tới nay, Nhật Bản vẫn là một quốc gia quan trọng trong nền kinh tế và chính trị của thế giới. Nơi có nền giáo dục thu hút sinh viên quốc tế theo học ngày một đông với nhiều chương trình học bổng du học hấp dẫn.

Theo: Minh Nguyệt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive