Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Khi nào trẻ hiểu từ “không”

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 01:03, under | No comments

Bé yêu nhà bạn tròn 1 tuổi và mọi thứ trong nhà cần phải để xa tầm tay trẻ như đèn, ổ điện hay các vật dễ vỡ. Khi bé định sờ tay vào những thứ đó, chúng ta thường hay hét to “Không”. Bé không dừng lại mà còn muốn tiếp tục hành động ấy. Trong trường hợp này, chúng ta cần làm gì để chấm dứt hành vi nguy hiểm của bé và vào thời điểm nào bé sẽ hiểu mệnh lệnh “không”?


Ảnh minh họa - nguồn internet

Giai đoạn bé được 1 tuổi chính là lúc bạn cần chú ý tới khả năng của bé để hướng theo yêu cầu của bạn. Bạn cần ghi nhớ 6 nguyên tắc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ sau đây, khi bạn bắt đầu quá trình dạy dỗ bé biết hưởng ứng những mệnh lệnh của bố mẹ.
1. Bạn không thể dạy con từ một chiếc ghế bành
Bởi vì bạn không muốn bé chạm tay vào những vật nguy hiểm cho bé nên bất cứ khi nào bé quay đầu về hướng những vật ấy, bạn cần đứng dậy và di chuyển bé ra khỏi khu vực có đồ vật mà bé nhắm tới. Lúc đó, hãy nói “Không” với bé bằng giọng nghiêm nghị. Hãy sắp xếp cho bé trong một số tình huống khác để bé quen dần với từ “Không”.
2. Bé yêu luôn tò mò về môi trường sống của bé
Những ổ điện là nơi chiếm nhiều sự quan tâm của trẻ nhỏ. Chúng nằm đúng ngay tầm mắt khi trẻ nằm hay bò trên sàn nhà. Chúng ở ngoài mặt tường, lúc có phích cắm, lúc không. Ngoài ra, các ổ điện còn hấp dẫn bé bởi vì đó là nơi kết nối nhiều vật dụng khác nhau và làm chúng hoạt động như đèn bật sáng, TV bật hay máy hút bụi phát ra tiếng ồn. Trẻ nhỏ và trẻ chập chững tập đi chính là những nhà khoa học nhí thích khám phá nguyên nhân và kết quả của các vật dụng khác nhau trong môi trường sống của chúng và ổ điện là một trong những thứ ấy.
3. Ổ điện giống như một cục nam châm, một mục tiêu mà bé không thể kìm chế được sức hút của nó.
Bé nhận ra rằng việc di chuyển tới ổ điện mang lại sự quan tâm và phản ứng dự đoán từ phía bố mẹ. Chúng thấy thích khi khám phá một loạt phản ứng của các sự việc. Vì thế cách bạn đang phản ứng lại thực sự khiến bé tiếp tục hành động chứ không phải dừng lại.
4. Con bạn chưa có ý thức về những nguy hiểm trước mắt
Bé chưa có ý thức phải tránh xa những vật nguy hiểm chỉ vì bố mẹ bảo thế mà thôi. Bạn cần bổ sung những thiếu hụt về sự kiểm soát bản thân cho bé. Nhiệm vụ của bạn là bảo vệ bé khi chúng có ý định làm điều gì có hại. Đến giai đoạn từ 3-5 tuổi, tính tự chủ sẽ phát triển dần trong bé.
5. Sự tương tác giữa bạn và bé là một trò chơi trẻ con
Bé không thể cưỡng lại sự buồn cười và thoả mãn về việc sắp đặt được một kế hoạch. Ví như khi chúng tiến đến ổ điện, bạn sẽ nói “Không”, bé vẫn cứ tiến đến, bạn lại bế bé ra, bé lại quay trở lại và cười với vẻ rất khoái chí. Bọn trẻ phát triển tính lanh lợi nhanh ở những trò chơi như vậy, vì thế, bạn cần tạo ra một trò chơi tương tự với những vật an toàn xung quanh.
6. Đừng bao giờ để bé yêu ở ngoài tầm kiểm soát của người lớn cho dù nhà bạn có được trang bị an toàn đến đâu chăng nữa
Từ lúc sinh ra cho tới khi bé được 3 tuổi, bạn không thể để bé ngoài tầm nhìn của mình cho dù là một giây. Bởi trong giai đoạn này, bé chưa có ý thức về mọi việc và luôn thích làm cho mọi thứ hoạt động hay thay đổi trạng thái.

Theo VTV/LHJ

VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive