Hãy dừng lại một phút thôi, để
ngẫm, nghĩ suy, và để hiểu rằng, ngoài kia vẫn còn rất nhiều thứ chúng ta cần
phải học. Có những điều bạn phải học, phải luyện rèn và ghi nhớ cả cuộc đời mới
thấm nhuần.
Thời gian vẫn không ngừng trôi,
con người vẫn cứ mải miết theo dòng chảy của cuộc sống để rồi quên mất những
phút giây quý giá của cuộc đời. Hãy dừng lại một phút thôi, để ngẫm, nghĩ suy,
và để hiểu rằng, ngoài kia vẫn còn rất nhiều thứ chúng ta cần phải học. Có
những điều bạn phải học, phải luyện rèn và ghi nhớ cả cuộc đời mới thấm nhuần.
Sau đây là 7 điều một vị đại sư
truyền dạy mà bạn cần phải học, cần phải nhớ suốt đời để có thể hoàn thiện bản
thân.
Thứ nhất, học nhận lỗi
Bạn đã biết nói câu “xin lỗi” và
nhận lỗi về mình chưa? Hầu hết chúng ta vì bản ngã, vì lòng tự trọng mà thường
hiếm khi nhận lỗi về mình. Tìm cách đổ lỗi cho người khác, bảo thủ, cho rằng
bản thân mình luôn đúng là điều mà nhiều người mắc phải. Thật ra, không biết
nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn của chúng ta.
Một quan chức khi gây ra lỗi lầm
biết cúi đầu trước nhân dân và xin lỗi, thậm chí là từ chức; một người mẹ không
giữ được lời hứa cho con đi chơi cũng phải biết nói câu xin lỗi con, thậm chí
là sếp trong cuộc họp muốn nghe điện thoại hãy biết nói câu xin lỗi trước nhân
viên…
Xin lỗi không có nghĩa bạn thua
kém người khác, mà là thái độ cầu tiến, biết nhận ra sai lầm và chịu trách
nhiệm với bản thân, với những hành động của mình. Một lời xin lỗi còn đáng giá
hơn ngàn lời khen nịnh.
Thứ hai, học nhu hòa
Răng người ta rất cứng, lưỡi
người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết nhưng lưỡi thì vẫn
còn nguyên. Vậy nên, cần phải học cách mềm mỏng, nhu hòa thì đời người mới có
thể tồn tại lâu dài được.
Học nhu hòa tức là sự khiêm tốn,
hạ mình nhằm thiết lập sự hòa ái, sống chung an lạc. Giữ tâm nhu hòa là một
tiến bộ lớn.
Thứ ba, học nhẫn nhục
Người xưa đã nói “một điều nhịn
chín điều lành”. Trong thế gian này, nếu con người biết nhẫn được một chút thì
sóng yên bể lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử
sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ,
chuyện nhỏ hóa thành không.
Nhẫn nhịn và kiềm chế được trước
nghịch cảnh mới là người có sức mạnh thật sự
Nhẫn không phải là sự bi lụy, yếu
đuối, hèn hạ mà là một thái độ tích cực, sáng suốt do trí tuệ dắt dẫn. Nhẫn
nhịn và kiềm chế được trước nghịch cảnh mới là người có sức mạnh thật sự, vạn
sự lành đều xuất phát từ đây.
Thứ tư, học thấu hiểu
Quan trọng hơn là học thấu hiểu.
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nẩy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Chỉ có
thấu hiểu mới hình thành được sự cảm thông và thương yêu. Nhờ thấu hiểu nên
người ta sẽ bớt cố chấp, dễ dàng bỏ qua và bao dung.
Thứ năm, học buông bỏ
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc
cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì
lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút
nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho
người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Học buông bỏ những gì đáng buông
bỏ để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
Thứ sáu, học cảm động
Nhìn thấy ưu điểm của người khác
chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người
khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề. Rung động
trước khổ đau, bất hạnh và sẻ chia thành công, vui mừng với người khác. Từ bi
hỷ xả là những chất liệu nuôi lớn tình thương trong ta và mọi người.
Thứ bảy, học sinh tồn
Cần thiết nhất là học cách sống
lành mạnh để thân khỏe; thân khỏe thì tâm mới an và làm được những gì cần làm.
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe
mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm,
cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
Nguồn (ST)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét