Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của vua Mèo

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 02:06, under | No comments

Được ví như “báu vật” giữa lòng công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua bao tháng năm lịch sử, dinh thự nhà Vương vẫn kiêu hãnh khoe nét đẹp giữa núi rừng Tây Bắc. Cách đây 90 năm, chủ nhân căn nhà đã phải bỏ ra 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương ể xây dựng, tương đương 150 tỷ đồng.


Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, Khu dinh thự Vương Chí Sình nằm ở thung lũng Sà Phìn là một công trình kiến trúc tinh xảo, độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Người dân Hà Giang vẫn quen gọi địa danh này với cái tên: Nhà Vương.
Nhà Vương là dinh thự kiêm pháo đài của dòng họ Vương, dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn. Chủ nhân căn nhà là ông Vương Chính Đức (1865 – 1947). Hơn một thế kỷ trước, với nghề trồng và buôn thuốc phiện, dòng họ Vương đã thống lĩnh toàn bộ vùng cao nguyên rộng lớn và được bà con gọi là vua Mèo. Cho đến nay, người dân vẫn lưu truyền nhiều giai thoại hấp dẫn xung quanh nhân vật này.
Dinh thự nhà Vương được xây dựng không kể ngày đêm và thi công trong vòng 8 năm mới xong, tổng diện tích lên đến 1.120m2. Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định cống hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn. Người bán vé, kiêm đảm nhận vai trò giới thiệu về dinh thự cho du khách là một người cháu gái họ xa của vua Mèo tên là Vương Thị Chở.


Câu chuyện ly kỳ về dinh thự đồ sộ dần được tái hiện qua lời kể của cô cháu gái: “Trước khi bắt tay vào xây nhà, cụ Vương Chính Đức sang Trung Quốc nhờ thầy phong thủy đi xem xét khu vực 4 huyện cụ đang cai quản để chọn địa thế đất. Cuối cùng, cụ quyết định dừng chân tại thôn Sà Phìn”.
“Ở đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Thầy phong thủy cho rằng, nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của cụ Vương Chính Đức sẽ thành về sau”.


Thời điểm xây dựng dinh thự, nơi đây không hề có công cụ trợ giúp, đường sá thì hiểm trở vô cùng. Do đó, dinh thự hoàn toàn do đồng bào người Mông làm thủ công. Tất cả các vật liệu bằng đá đều do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển từ cách đó 7 km để xây nhà.
Chị Vương Thị Chở nhấn mạnh, số tiền cụ Vương Chính Đức thuê nhà thiết kế về đây mất rất nhiều, khoảng 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương của Pháp, tương đương với 150 tỷ đồng tiền Việt Nam.


Bao quanh khu dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm lấy toàn bộ ngôi nhà. Ngay từ khi xây nhà này, cụ Vương Chính Đức đã tính toán nó là pháo đài, có khả năng phòng vệ và chiến đấu, chịu được sự khắc nghiệt của thời gian, thiên nhiên.


Ngôi nhà xây bằng đá xanh vĩnh cửu, gỗ thông núi đá rất cứng và chống mối mọt tốt. Ngói máng âm dương màu ghi xanh có thể chống được mưa đá to - kiểu thời tiết khắc nghiệt ở đây.


Nhiều du khách chú ý đến những chân cột nhà bằng quả cầu đá mang hình quả anh túc. Theo lời kể lại, những thợ giỏi nhất ở Vân Nam thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng Đông Dương mài cho bóng chân cột nhà, mang màu đồng thau cho giống quả anh túc khô.
Để đánh được một chân cột đá như thế, cụ Vương Chính Đức đã phải bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng tiền Việt Nam. Đó chỉ mới là tiền đánh bóng, chưa kể tiền đục đẽo, vận chuyển hai chân cột đá từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) về Đồng Văn.


Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp. Toàn dinh thự có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng dành cho 100 người ở.


Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá. Kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.


Nhiều chi tiết bằng đá của tòa nhà được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo mang các biểu tượng của sự phú quý, trường tồn, hưng thịnh.



Hiện tại bên trong dinh thự còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc như cối đá, bếp sưởi, bàn ghế gỗ tiếp khách, chậu tắm làm bằng đá v..v.


Hiện, dinh thự vua Mèo về cơ bản vẫn giữ được nét những nét xưa cũ, chỉ có điều hệ thống sàn nhà gỗ đã bị cạy phá, chỉ còn trơ nền đất. Nguyên nhân là trong thời chiến, nhà cụ Đức bị nghi chôn cất tài sản dưới nền nhà.


Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993. Tại ngôi nhà chính còn lưu bức hoành phi với bốn chữ "Biên chinh khả phong" (Chính quyền biên cương vững mạnh) được vua Nguyễn ban cho. Nhà Vương đã và đang trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đặt chân khám phá mảnh đất Hà Giang xinh đẹp.

Hoàng Ngọc

CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cận cảnh nhà cổ toàn bằng gỗ quý, nguyên vẹn sau 127 năm

11 khách sạn cổ có 'tuổi thơ dữ dội'

Bí mật ít ai biết bên trong nhà hát lâu đời nhất Thủ đô'

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của vua Mèo'

Đã mắt 4 thiết kế Việt được thế giới vinh danh'

Làng tranh tường phát sáng trong đêm đầu tiên ở Việt Nam'

Lâu đài 15 triệu đô của ông chủ Khaisilk hoành tráng đến mức nào'

Ngôi nhà hơn trăm cột của phú hộ xưa ở miền Tây'

Cận cảnh ngôi trường mầm non ở Đồng Nai được xếp hạng đẹp nhất thế giới'

Ngôi nhà màu tím hơn 100m² gần triệu đô của nghệ sĩ hài Hồng Tơ'

Bên trong cung điện gia đình Hoàng đế Bảo Đại từng sinh sống'

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive