Người
M’Nông hay còn gọi là người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil
Bu Nor, nhóm M’Nông-Bu dâng, một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, với dân số
theo điều tra dân số năm 1999 là 92.451 người, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ
thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Địa bàn cư trú của người M’Nông bao gồm những
phần đất thuộc các huyện miền núi Tây-Nam tỉnh Đắk Lắk, Đắc Nông, Quảng Nam,
Lâm Đồng và Bình Phước (chiếm trên 99,3%) của Việt Nam, nhưng tập trung đông
nhất là tại các huyện của tỉnh Đắk Lắk.
Đến thời
điểm này gia đình của người M’Nông vẫn chủ yếu là gia đình mẫu hệ, con sinh ra
thuộc dòng họ mẹ. Cư trú được xác định sau hôn nhân chủ yếu là sống ở nhà vợ,
một vài địa phương xuất hiện hình thức cư trú song phương rồi ra ở riêng. Trong
gia đình người nữ đứng vai trò chủ đạo nhưng người đàn ông vẫn được vị nể quyền
thừa kế tài sản thuộc về người con gái út.
Nam nữ
thanh niên M’Nông đến lúc thanh niên thường phải cưa răng và có quyền đi lựa
chọn người yêu để tiến đến hôn nhân. Ở một vài nơi có tục đính ước cho con cái
khi chúng còn là vị thành niên, những việc đính ước đấy mong trở thành hiện
thực. Nếu xảy ra việc từ hôn sau đính ước chỉ cần tiến hành một món lễ nhỏ và
trả lại phía bên kia, một kỷ vật mà thông thường là chuỗi hạt cườm.
Ở mỗi
nhóm M’Nông, tập quán cưới xin có hơi khác nhau một chút, nhưng cái cốt yếu vẫn
phải trải qua ba bước: Sa vu hay săm suông, sô nốp, tâm ốp và tâm sông tương tự
như ba bước chính trong hôn nhân của người Kinh (lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ
cưới).
Khi
chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt
hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và
xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà
gái. Lễ vật gồm: Một con gà, một con dao, Ống măng chua. Khi nhà gái bằng lòng,
ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về lễ dạm hỏi.
Hiện nay
cưới hỏi có nhiều thay đổi, việc cưới hỏi phần nhiều do phía nhà trai đứng ra
chủ trì. N’Dranh là người trung gian để dàn xếp giữa nhà trai và nhà gái. Mỗi
bản làng thường 1, 2 người D’ranh (tức là người làm mối) họ đều là những người
đúng mực, ở độ tuổi ngũ tuần. Hai vợ chồng người làm mối phải song toàn, sống
vui, sống đẹp, sống hạnh phúc để mang lộc đến cho đôi trai gái.
Đến ngày
đã định, nhà trai cử một người già có uy tín cùng một số trai tráng khỏe mạnh
mang lễ vật đến nhà gái. Tùy từng nơi, từng gia đình mà sính lễ khác nhau. Lễ
chính gồm: Một con trâu hoặc lợn, Một gùi măng chua, Da trâu mối, Một ché rượu
cần nhỏ.
Nhà gái
cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếc chiếu hoa ở giữa nhà để
cúng Giàng xin làm lễ dạm hỏi. Xong xuôi hai bên nhà trai, nhà gái
mới tiến hành bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
Lễ cưới
sẽ được tổ chức ba ngày liền ở nhà gái. Hôn lễ được mở đầu bằng việc nhà gái
đem biếu nhà trai mỗi người một bát gạo đầy, tượng trưng ý nguyện cầu mong cuộc
sống họ luôn luôn no đủ. Mỗi bát gạo tương đương một ché rượu mà nhà trai tặng
nhà gái. Ông mối sẽ đóng luôn vai trò người làm chủ hôn. Ông dẫn đôi uyên ương
đến bên cột nhà chính. Hai người làm chứng đại diện cho hai họ cầm chiếc khăn
buộc vào cột nhà. Chủ lễ cầm tay đôi vợ chồng trẻ nắm vào chiếc khăn, ý nói
tình cảm hai người đã được buộc chặt, luôn gắn bó bên nhau. Sau đó chủ lễ dặn
dò chú rể, cô dâu về đạo vợ chồng và trách nhiệm của mỗi người đối với cha mẹ,
gia đình họ hàng. Tiếp sau đó là người làm chứng, họ xúc cho hai vợ chồng mỗi
người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợ chồng phúc đáp lại.
Sau nghi
thức này, ông mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên mở màn cho lễ
uống rượu mừng ngày cưới. Những ché rượu được cột sẵn ở Cột buộc ché rượu theo
hàng dọc giữa nhà. Sau khi xong thủ tục lễ nghi là cuộc vui say giữa họ hàng
thân thuộc mừng vui chúc tụng cô dâu chú rể bách niên gia lão. Mọi người cùng
uống rượu, ca hát, nhảy múa theo nhịp cồng chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Những
người đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp.. góp vào ngày vui của
gia chủ.
Còn có
lễ rước rể vào ngày hôm sau. Cưới xong đôi vợ chồng trẻ phải ở trong nhà bảy
ngày, không được ra khỏi nhà tránh gặp mặt người lạ. Hết thời gian kiêng cữ, họ
trở về nhà trai bảy ngày, sau đó về bên nhà gái ở trọn đời.
Khẩu
phục là món ăn truyền thống không thể nào thiếu được với người dân tộc.
Dù là mẫu hệ hoặc nửa mẫu hệ luật lệ đã có từ lâu đời của người M’Nông, nhưng người đàn ông vẫn được tôn trọng. Khác hẳn với đi ở rể của người Kinh là bị phụ thuộc tới 70%. Đồ sính lễ đây là tự nguyện đầy thiêng liêng và cao cả gọi là đóng góp một phần nào để xây dựng tổ ấm chung.
Dù là mẫu hệ hoặc nửa mẫu hệ luật lệ đã có từ lâu đời của người M’Nông, nhưng người đàn ông vẫn được tôn trọng. Khác hẳn với đi ở rể của người Kinh là bị phụ thuộc tới 70%. Đồ sính lễ đây là tự nguyện đầy thiêng liêng và cao cả gọi là đóng góp một phần nào để xây dựng tổ ấm chung.
Người
M’Nông có thịt có gạo, có rượu, măng rừng, nấm hương, mộc nhĩ là vấn đề cưới
hỏi đã được 90% rồi. Đơn giản, mộc mạc gọn nhẹ nhưng mang đầy tính nhân văn,
xung quanh vấn đề cưới hỏi, chỉ cần đến những chét rượu bằng sành hay bằng sứ,
da trâu, thị lợn, măng gạo… mang sang nhà gái một số lễ vật như hạt cườm, lược
sừng, vòng đồng, lợn quay thế là ổn!
Trần
Hoàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét