Trong điều trị viêm
gan mạn (VGM), vấn đề ăn uống có ý nghĩa hết sức quan trọng, có khi còn quyết
định hơn cả dùng thuốc. Người bệnh có thể căn cứ vào các chứng trạng biểu hiện
cụ thể mà lựa chọn một vài món trong số sẽ giới thiệu dưới đây:
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ba ba hấp gừng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Nguyên liệu: Ba ba một con cỡ 200-300g; gừng tươi 5g; muối, rượu nếp mỗi thứ một chút.
Cách chế biến: Dùng nước nóng rửa sạch bên ngoài, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan và trứng, rửa sạch, lau khô. Đặt ngửa con ba ba lên một cái đĩa, cho gừng đã thái lát, muối và một chút rượu nếp vào bụng. Đem hấp cách thủy 30-45 phút là được.
Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng cho những trường hợp viêm gan kèm theo sốt nhẹ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm. Đây là món ăn có nhiều chất bổ, rất tốt đối với những bệnh nhân VGM, cơ thể suy nhược.
Cách dùng: Có thể dùng làm món điểm tâm hoặc làm thức ăn trong bữa cơm, chú ý là cần ăn lúc nóng.
Gan lợn xào củ cải
Ảnh minh họa - nguồn internet
Nguyên liệu: Gan lợn 250g, củ cải 250g, dầu thực vật, bột mì,
muối, mì chính, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Gan lợn đem rửa sạch, thái lát mỏng, trộn đều
với muối, tẩm chút bột mỳ. Củ cải cũng thái lát mỏng, Cho một thìa dầu thực vật
vào chảo đun nóng già, cho củ cải vào xào khi gần chín thì xúc củ cải ra. Cho 2
thìa dầu vào đun nóng già, cho gan lợn vào xào độ 3 phút rồi đổ củ cải vào xào
tiếp khoảng 3 phút, thêm mắm muối, gia vị rồi múc ra là được.
Tác dụng: Bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu thực; đối
với bệnh VGM và viêm túi mật có tác dụng điều trị nhất định; còn có tác dụng
phòng biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan.
Cách dùng: Dùng làm thức ăn trong bữa cơm hằng ngày.
Cá trắm luộc
Ảnh minh họa - nguồn internet
Nguyên liệu:
Cách chế biến: Cá trắm đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng bỏ hết
nội tạng rồi rửa sạch. Sau đó bổ dọc làm đôi, đầu cá cũng bổ đôi, lau khô. Đổ 3
bát nước vào nồi, đun lửa to cho đến khi sôi, cho cá vào, đậy vung, đun sôi
tiếp trong 5 phút, cho rượu và chút muối vào, đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút,
khi thấy mắt cá lồi ra ngoài là cá đã chín, vớt cá ra để cho róc nước rồi bày
lên đĩa.Cá trắm đen một con
(cỡ 500-800g); đường trắng 50g, giấm một thìa, hành, gừng, muối, tương, dầu
vừng, rượu nếp, bột mì, hồ tiêu mỗi thứ một ít.
Nước trong nồi còn
khoảng nửa bát, trước hết cho chút đường, giấm, tương, gừng, rượu nếp vào đun
lại cho sôi, tiếp đó cho hành và bột mỳ vào trộn đều sẽ thành nước cốt đặc
quánh, đem rưới lên cá trên đĩa, cuối cùng thêm vài giọt dầu vừng vào là được.
Ngoài cách chế biến vừa giới thiệu, tùy theo sở thích có thể chế thành những
món ăn khác.
Tác dụng: Đây là một món ăn chữa bệnh rất nổi tiếng ở vùng
Triết Giang (Trung Quốc). Cá trắm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với
người mắc bệnh VGM; theo Đông y, cá trắm có tính bình, vị ngọt, có tác dụng
điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa (hòa trung, bổ khí, dưỡng vị), dưỡng
can, trừ phong, hóa thấp... Là món ăn bổ dưỡng rất tốt đối với người bị VGM.
Cách dùng: Dùng làm món ăn trong bữa cơm.
Cá diếc hầm
Ảnh minh họa - nguồn internet
Nguyên liệu: Cá diếc tươi 250g; hành 250g; dầu thực vật,
tương, muối, đường, gừng mỗi thứ một chút.
Cách chế biến: Cá diếc đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng giữ lại
bong bóng, trứng, bỏ hết các bộ phận nội tạng khác, rửa sạch, để cho róc nước.
Cho 5 thìa dầu vào chảo đun nhỏ lửa tới khi nóng già, cho 3 lát gừng vào rồi
lập tức cho cá vào. Khi thấy da cá chuyển sang màu vàng thì cho tương, muối,
đường vào, đổ thêm nửa bát nước lạnh và om trong 10 phút cho ngấm. Thêm một bát
to nước lạnh, đun sôi, đem hành đã bỏ rễ và lá úa nhúng vào nước canh sau đó
phủ lên thân cá; đậy kín vung, đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng là được.
Tác dụng: Đây là món ăn đặc sản vùng Giang Nam (Trung
Quốc), lại cũng là món ăn chữa bệnh gan. Cá diếc phối hợp với hành có tác dụng
bổ gan, chống trướng bụng, xúc tiến tiêu hóa, đối với bệnh VGM có tác dụng hỗ
trợ tốt cho quá trình điều trị.
Cách dùng: Dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
Ngó sen nhồi đỗ xanh
táo nhân
Ảnh minh họa - nguồn internet
Nguyên liệu: Đỗ xanh 200g; táo nhân 50g; ngó sen to 4 cái.
Cách chế biến:
Tác dụng: Tăng cường chức năng tiêu hóa (kiện tỳ), bổ gan,
an thần, thanh nhiệt giải độc, có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng trong trường
hợp VGM kèm theo kém ngủ hay ngủ mê.Đỗ xanh và táo nhân
đem ngâm nước nửa giờ rồi vớt ra. Ngó sen rửa sạch, cắt ra một mẩu ngắn để
riêng (sẽ dùng làm “nắp”). Nhồi đỗ xanh và táo nhân vào trong các lỗ rỗng của
ngó sen, lấy mẩu đã cắt ra đậy kín dùng tăm tre ghim lại cho chắc, sau đó đặt
ngang vào nồi. Đổ nước lạnh vào đun trong 2-3 giờ, nếu nước cạn thì đổ thêm,
đun tới khi ngó sen chín nhừ là được.
Cách dùng: Hằng ngày dùng món này điểm tâm buổi sáng, thêm
chút đường vào cho ngon miệng, nước sắc có thể dùng như nước canh.
Trà bổ gan
Nguyên liệu: Táo tàu, lạc củ, đường mỗi vị 50g.
Cách chế biến: Táo và lạc đem rửa sạch, lạc để nguyên cả vỏ
lụa, sắc với nước như đun trà, trước khi bắc ra thêm đường cho đủ ngọt.
Tác dụng: Bổ gan, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Cách dùng: Uống thay nước trà hằng ngày; có thể ăn cả táo
và lạc; liên tục 30 ngày.
Nhân trần mạch nha
hồng táo thang
Nguyên liệu: Nhân trần 15g, mạch nha (hoặc cốc nha - tức mầm
thóc) 20g; hồng táo (táo tàu) 10 quả; đường trắng vừa đủ ngọt.
Cách chế biến: Táo tàu đem ngâm nước ấm một lúc rồi rửa sạch.
Cho nhân trần, mạch nha và táo vào nồi, đổ nước vào cho ngập thuốc, đun sôi,
giữ nhỏ lửa khoảng 30 phút, sau đó cho thêm chút đường vào.
Tác dụng: Xúc tiến chức năng gan, thông mật, thanh nhiệt,
trừ thấp, tiêu thực, trừ trướng. Dùng cho trường hợp VGM với các triệu chứng:
hai bên sườn trướng đau, bụng trướng, ngực khó chịu hoặc lợm giọng, nôn oẹ nước
chua, kém ăn, đau bụng, tiêu chảy, khắp mình đau buốt, rêu lưỡi mỏng, mạch
huyền. Một số nơi còn dùng để trị chứng viêm gan vàng da có hiệu quả tốt.
Cách dùng: Chia làm 2 phần dùng 2 lần trong ngày; uống
nước, ăn táo, bỏ bã.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống, TTO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét