Bạn lúc nào cũng mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con,
ước mơ vun trồng bé thành người thành đạt, có ích. Cẩm nang sau dành cho bạn,
những ông bố bà mẹ lý tưởng nhất.
1. Nói với con hàng ngày rằng “bố mẹ yêu con”.
2. Cho các con thấy rõ bạn yêu chúng bằng những cái ôm chặt,
những lời yêu thương và sự quan tâm chăm sóc.
3. Tỏ cho con thấy bạn thích thú trước những gì con đang học.
4. Hãy để con cái dạy bạn.
5. Tránh so sánh con với những trẻ khác.
6. Khuyến khích con đọc sách, truyện v.v. cho bạn nghe.
7. Thiết lập kỷ luật vững vàng, hiệu quả cho con.
8. Mang đến cho con những giải pháp và cả những rắc rối.
9. Con trẻ cần học cách hài lòng về bản thân và tin rằng mình có
thể thành công. Bạn hãy cho phép con vấp ngã.
10. Dạy con giá trị của đồng tiền.
11. Cho con thấy các bạn là cha mẹ (chứ không phải “ngang hàng
phải lứa” với con).
12. Tranh thủ nói chuyện với con càng nhiều càng tốt (trên đường
đến trường, lúc đi shopping, trước giờ đi ngủ…).
13. Dạy con biết quý trọng thời gian (cho con thấy bạn đọc sách,
sáng tạo, làm vườn…).
14. Luôn cố gắng giữ lời hứa với con.
15. Cho phép con nghĩ cho bản thân.
16. Làm gương cho con trong cách giao tiếp, thật cởi mở, chân
thành, và đầy kính trọng.
17. Ngợi khen khi con biết đối xử tốt với mọi người.
18. Đọc truyện cho con nghe trước giờ đi ngủ càng thường xuyên
càng tốt.
19. Ôm con, nắm tay, và “cù kít”.
20. Thi thoảng nên đặt mình vào địa vị con để hiểu bé đang nghĩ
gì, cảm thấy thế nào. Hãy nhìn thế giới bằng con mắt của trẻ.
21. Trò chuyện vui vẻ, “cập nhật” hoạt động của các thành viên
trong gia đình vào bữa tối.
22. Quan tâm và nhận thức rõ những giới hạn, cảm xúc của con.
23. Cho con biết bất cứ lúc nào muốn tìm kiếm sự yên bình, con
đều có thể đến bên bạn.
24. Chia sẻ thời gian bên các con của bạn, cho phép con được là
chính mình.
25. Khuyến khích lòng nhiệt tình ở trẻ.
26. Dạy con nấu ăn, khiêu vũ, nghe nhạc và làm đẹp.
27. Không bao giờ là quá sớm để dạy cho con biết làm việc theo
nhóm sẽ dễ dàng và nhanh hơn nhiều (còn thú vị nữa chứ).
28. Tất cả chúng ta đều mắc lỗi. Hãy học nói với con “bố/mẹ xin
lỗi” - bằng cách này bạn dạy con biết thừa nhận sai lầm của chính bản thân.
29. Nói “thế đủ rồi đấy con” trong các trường hợp trẻ gây ồn,
xem nhiều ti vi, mải chơi, cãi lộn hoặc ăn nhiều kẹo.
30. Thảo luận với con về kiến thức giới tính theo lứa tuổi, bằng
ngôn ngữ của con.
31. Một việc làm quan trọng nữa là giúp con tự hào về chính bản
thân mình.
32. Các con chính là tương lai của bạn
33. Nhớ thay đổi cách thức kỷ luật phù hợp với lứa tuổi và “khả
năng chấp hành” của con.
34. Nếu trò chuyện không mang lại hiệu quả giải quyết vấn đề,
bạn có thể viết cho con qua giấy.
35. Làm quen với các bạn của con.
36. Hỏi “con đi định đi đâu và đi với bạn nào?”.
37. Lắng nghe con, hỏi, và khuyến khích con hỏi.
38. Khi gia đình cần quyết định việc gì, hãy cho con cùng tham
gia ý kiến.
39. Làm gương tốt cho con. Hãy là người chân thật, hào phóng và
cởi mở - mẫu người bạn muốn con trở thành.
40. Luôn xem lại cách cư xử của bản thân.
41. Quan tâm đến chính bạn và nhu cầu của bạn, có thế mới chăm
sóc tốt được cho những nhu cầu của con.
42. Để con tự chịu trách nhiệm với hành động của chính mình.
43. Quan tâm đến những nhu cầu của con hàng ngày, thức ăn bổ
dưỡng, ngủ đủ giấc, chỗ chơi an toàn và chăm sóc y tế thường xuyên.
44. Trao đổi với con về nguyện vọng của bạn. Có thể con bạn
không hoàn toàn tán thành, nhưng ít nhất bé sẽ biết bố mẹ mong muốn gì ở mình.
45. Nhớ rằng phạm sai lầm là một phần của quá trình học hỏi -
đừng chỉ trích.
46. Hãy biến ngôi nhà thành nơi vui vẻ, hạnh phúc nhất.
47. Bổ sung thêm vào danh sách trên những điều giúp bạn trở
thành những người cha, người mẹ tốt.
Huyền Trang
Theo Hyacinth
Fraser
Việt
Báo (Theo_ Dân trí )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét