Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

10 câu chuyện về những con người vĩ đại chứng minh rằng không có gì là không thể


 (Ảnh qua molomo.ru)

May mắn sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong sự thành công của bạn? Những thách thức mà những danh nhân, người nổi tiếng sau phải đối mặt sẽ mang lại cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất. Trong hình là nữ nhà văn nổi tiếng Helen Keller.

Ludwig van Beethoven, Albert Einstein,… chúng ta biết những cái tên này từ thời thơ ấu. Nhưng ít ai biết được những thách thức mà họ đã từng phải đối mặt. Họ đã thành công nhờ vào ý chí mạnh mẽ của bản thân.
Đại Kỷ Nguyên xin giới thiệu với bạn những câu chuyện của những người đã cho thế giới thấy rằng cuộc sống không nên bị giới hạn bởi những nhìn nhận thông thường.


(Ảnh: Adam Taylor/eastnews)

Điếc từ khi còn một tuổi rưỡi, Marlee sáng tạo câu châm ngôn cho mình: “Điều duy nhất tôi không thể làm là nghe”. Khi còn là một đứa trẻ, bất chấp lời khuyên của các bác sĩ, cha mẹ cô đã gửi cô đến một trường công lập (thay vì một trường dành cho người điếc), và với sự giúp đỡ của chương trình đặc biệt, Marlee thích nghi sau một thời gian. Điều này giúp cô trở thành nữ diễn viên khiếm thính đầu tiên và duy nhất nhận được giải Oscar. Marlee thường nói: “Tôi làm việc mỗi ngày để giúp mọi người hiểu, giống như cha mẹ tôi đã dạy tôi, rằng những người khiếm thính không chỉ đáng được tôn trọng, họ xứng đáng được lắng nghe”.

Nick Vujicic


(Ảnh: lifenews.com)

‘Tôi không cần tay và chân; chỉ cần Chúa cho tôi một mục đích sống’. Câu nói này đã giúp Nick trở thành một trong những diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng nhất, anh có một bằng kinh tế, đã kết hôn, và có hai con. Nick Vujicic kế thừa ý chí mạnh mẽ của mình từ người mẹ. Trong một cuốn sách của mình, Nick nói đến cách mà những lời nói của mẹ anh thiết lập nền móng cho cuộc đời mình. Bà nói: “Nicholas, con cần phải chơi với trẻ em bình thường bởi vì con là bình thường. Con chỉ thiếu một vài phần nhỏ, đó là tất cả”.
Anh viết sách, hát, lướt sóng, và chơi golf. Anh thường đi khắp thế giới với bài thuyết giảng của mình để giúp đỡ những người trẻ tìm một lẽ sống, để nhận ra và phát triển khả năng và tài năng của họ.

Stephen Hawking


(Ảnh qua epicrapbattlesofhistory)

Từ khi còn là một sinh viên, Stephen bắt đầu thấy các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ bộ phận. Bệnh tiến triển, và trong một vài năm, ông đã hoàn toàn bị tê liệt, và sau khi phẫu thuật cổ họng, ông đã mất khả năng nói. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản ông kết hôn hai lần, nuôi ba đứa con, và trở thành một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất của thời đại chúng ta.
Hiện tại ông là một trong những nhà vật lý lý thuyết đương đại có ảnh hưởng nhất. Theo ông, ông đã đạt được thành công phần lớn nhờ vào căn bệnh của mình. “Trước đây, cuộc sống dường như nhàm chán. Bây giờ tôi chắc chắn hạnh phúc hơn. Viễn cảnh về cái chết sớm làm tôi nhận ra rằng cuộc sống thật đáng sống. Vì vậy, nhiều điều có thể được thực hiện; mọi người có thể làm được rất nhiều thứ!”.

Frida Kahlo


(Ảnh: Bảo tàng Frida Kahlo ở Mexico City)

Frida Kahlo là một nghệ sĩ người Mexico đã trở nên nổi tiếng nhờ những bức tranh đặc biệt của mình. Khi 6 tuổi cô bị bệnh bại liệt nặng, khiến một chân teo nhỏ hơn so với chân kia. Đó là khi tinh thần thép của cô gái bắt đầu hình thành. Để thoát khỏi chế giễu từ các bạn bè, những người trêu chọc cô với cái tên “Frida chân-cọc”, cô gái đi học bơi lội, khiêu vũ, bóng đá, và đấm bốc.
Sau đó khi vào độ tuổi thiếu niên, Frida đã bị một tai nạn xe hơi dẫn đến chấn thương nghiêm trọng và bác sĩ chuẩn đoán cô sẽ bị đau xương sống cho đến hết đời. Sau tai nạn này, cô không thể ra khỏi giường trong nhiều tháng và cô đã tận dụng khoảng thời gian này để liên tục vẽ, chủ yếu là tự họa. Hiện các tác phẩm của Frida Kahlo được bán với giá hàng triệu đô la.

Ray Charles


(Ảnh qua medicalbag.com)

Ray Charles là một nhạc sĩ người Mỹ huyền thoại nhận được 12 giải Grammy. Từ khi còn là một đứa trẻ, khả năng nhìn của ông bị giới hạn, và trước khi 7 tuổi ông đã hoàn toàn bị mù. Khi Ray 15 tuổi, mẹ ông qua đời. Người thanh niên không thể ngủ, ăn, hoặc nói chuyện trong nhiều ngày. Ông đã nghĩ rằng mình sẽ phát điên. Khi đã thoát khỏi khủng hoảng, ông nhận ra rằng, khi đã trải qua thảm kịch này, ông sẽ có thể vượt qua bất cứ điều gì.
Vào năm 17 tuổi, người nhạc sĩ này bắt đầu thu các đĩa đơn nhạc soul, jazz, và giai điệu blues đầu tiên. Ngày nay, nhiều người cho là Ray Charles là một huyền thoại: tác phẩm của ông thậm chí đã có trong Thư viện Quốc hội. Năm 2004, sau khi ông chết, tạp chí Rolling Stone đề Ray Charles đứng thứ 10 trong 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Franklin D. Roosevelt


Khi Franklin D. Roosevelt (FDR) 39 tuổi, ông bị bại liệt. Một quá trình điều trị lâu dài đã không cải thiện được gì, và khi đó ông vẫn phải ngồi xe lăn. Mặc dù ở trong tình trang bệnh nghiêm trọng nhưng không ai từng nghe ông phàn nàn một lời. Lấy hết tất cả can đảm của mình, Roosevelt cố gắng học đi bằng nạng và thiết bị chỉnh hình nhưng thất bại. Mặc dù bệnh tật, ông vẫn trở thành tổng thống của Hoa Kỳ. Roosevelt nói: “Điều duy nhất ngăn trở chúng ta đến với sự giác ngộ vào ngày mai chính là những nghi ngờ của chúng ta ngày hôm nay”.

Helen Keller


(Ảnh qua molomo.ru)

Khi mới một tuổi rưỡi, sau khi vượt qua bệnh tật, Helen Keller bị mất thị giác và thính giác. Nhưng nó đã không làm tinh thần cô suy sụp, Helen nhận ra ước mơ trở thành một nhà văn, sau này có rất nhiều sách và hơn 400 bài báo được xuất bản dưới tên cô. Cô trở thành người khuyết tật đầu tiên nhận được bằng Cử nhân Nghệ thuật. Ngoài ra, Keller đã tích cực tham gia vào chính trị, đấu tranh cho quyền của phụ nữ và người lao động.
Helen Keller đã đạt được thành công nhờ vào tính cách mạnh mẽ và ham học hỏi của mình. Cô thường nói: “Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, cánh cửa khác mở ra; nhưng chúng ta thường vì cứ tiếc nuối cánh cửa đã đóng mà không nhìn thấy cánh cửa khác đã mở”.

Miguel de Cervantes Saavedra


Juan de Jauregui y Aguilar, ‘Chân dung của Miguel de Cervantes Saavedra’

Trong thời thanh niên, Miguel de Cervantes Saavedra là một người lính. Ở tuổi 24, trong trận chiến Lepanto, ông bị mất cánh tay trái. Bốn năm sau, ông đã bị bắt làm tù binh ở Algeria và phải xa nhà trong năm năm tiếp theo. Chỉ sau khi được thả ông mới có thể trở lại cuộc sống bình thường và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình. Tiểu thuyết Don Quixote được công nhận là một trong những công trình vĩ đại nhất của văn học thế giới.

Ludwig van Beethoven


Joseph Karl Stieler, ‘Chân dung của Beethoven,’ 1820

Khi ông 26 tuổi, Ludwig bắt đầu mất thính giác. Nhưng tình trạng này đã không ngăn cản ông sáng tác. Khi ông gần như không thể nghe nữa, ông đã viết Bản sonate Ánh Trăng; và khi điếc hoàn toàn, ông sáng tác một bản nhạc ngắn mang tên Fur Elise (mà chúng ta thường nghe trong các đồ chơi âm nhạc).
Nhờ tài năng và sự mạnh mẽ, ông đã học để lắng nghe âm thanh bên trong mình, và đã viết Bản giao hưởng số 9, ông đã tự thực hiện các buổi hòa nhạc của mình. Sau một màn trình diễn vui vẻ, ông bắt đầu khóc. Beethoven nói: “Không có rào cản giữa người có tài năng và tình yêu đối với công việc”.
Albert Einstein


(Ảnh: Eastnews)

Khi Einstein là một đứa trẻ nhỏ, rất khó để cho rằng ông sẽ thành công trong cuộc sống. Einstein đã không nói cho đến khi ba tuổi, và hơn thế nữa, ông đã mắc chứng tự kỷ và mắc chứng khó đọc. Ở trường trung học, ông thường bỏ học, và đó là lý do tại sao ông không tốt nghiệp. Để cho cha mẹ tin rằng mình đã xứng đáng, Einstein đã tự chuẩn bị một bài luận tiếng Anh, và gửi lần thứ hai, ông đã nhận được một vị trí tại Đại học Bách khoa Zurich.
Albert Einstein nói: “Mỗi người đều là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng trèo cây, cả đời nó sẽ tin rằng mình thật là ngu ngốc”.

Theo Brightside

Nhi Nhi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive