Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Nuôi dạy con từ A đến Z

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 00:47, under | No comments

Bạn có tin rằng mỗi từ ngữ và việc làm của bạn đều có tác động đến con trẻ? Hãy tham khảo những điều dưới đây để hoàn thiện hơn cách nuôi dạy con của bạn nhé.


Ảnh: Comstock.com.
Bạn có tin rằng mỗi từ ngữ và việc làm của bạn đều có tác động đến con trẻ? Hãy tham khảo những điều dưới đây để hoàn thiện hơn cách nuôi dạy con của bạn nhé.
A. Accept (Chấp nhận): Hãy chấp nhận và luôn xem trọng bản thân mình cũng như chấp nhận và xem trọng con cái.
B. Be (Hãy có những phẩm chất...): Hãy trước sau như một, trung thực, công bằng và kiên quyết khi đối xử với con cái.
C. Concentrate (Tập trung): Hãy tập trung vào những phẩm chất tốt hay những điểm mạnh của con cái và nên khen con về những điểm tốt này.
D. Develop (Tăng cường): Hãy tăng cường mức độ quan tâm của bạn đối với con cái.
E. Encourage (Khuyến khích): Khuyến khích con cái bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ cũng như thảo luận với cha mẹ về những mục tiêu trong cuộc sống của chúng. Hãy cho trẻ thấy rằng chúng ta tin tưởng trẻ có khả năng thực hiện thành công nhiều công việc.
F. Forgive (Tha thứ): Hãy tha thứ khi con trẻ phạm lỗi. Trẻ sẽ rút được nhiều bài học kinh nghiệm và tự đứng dậy sau những vấp ngã của chính mình trong cuộc sống.
G. Gladly (Vui vẻ): Vui vẻ chia sẻ thời gian, sự quan tâm và hỗ trợ vợ/chồng của mình trong việc nuôi dạy con cái.
H. Help (Giúp đỡ): Hãy giúp con trẻ luôn cảm thấy an toàn và bình yên.
I. Interest (Tạo hứng thú): Hãy tạo hứng thú cho con trẻ trong việc học cũng như các công tác khác bằng cách đánh giá cao những nỗ lực của chúng.
J. Joyfully (Biết tận hưởng): Hãy tận hưởng những niềm vui mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta.
K.Keep (Giữ lại): Hãy giữ lại những lời chỉ trích chua cay trong lòng, tránh dùng những lời mang tính “ra lệnh” như: “con phải...” khi dạy bảo con cái.
L. Let (Để): Hãy để con bạn thấm thía những hậu quả do hành động của chúng gây ra.
M. Model (Làm gương): Hãy làm gương cho con trẻ noi theo nếu bạn muốn con mình con mình có được những phẩm chất đó trong tương lai.
N. Negotiate (Thương lượng): Hãy thương lượng/bàn bạc với nhau về mặt quyền lợi và trách nhiệm, tránh nuông chiều con trẻ thái quá.
O. Offer (Cho quyền được...): Hãy cho con trẻ được quyền lựa chọn và cho phép chúng được quyết định.
P. Problem-solve (Giúp giải quyết vấn đề): Hãy giúp con trẻ giải quyết khó khăn; hãy lắng nghe những tâm tư, tình cảm của chúng.
Q. Quit (Vứt bỏ): Hãy vứt bỏ thói quen gán trách nhiệm, có hành động hay lời nói khiến người khác bị xấu hổ hay đe dọa ai đó.
R. Respect (Tôn trọng): Hãy tôn trọng quyền tự do phát triển của con trẻ, không quá thúc giục hay so sánh trẻ với người khác
S. Share (Chia sẻ): Hãy chia sẻ công việc nhà cho mọi thành viên trong gia đình, nhằm tạo điều kiện cho con cái đóng góp và cảm nhận rằng mình là một phần không tách rời của gia đình.
T. Take time (Dành thời gian): Hãy đọc sách cùng với con và từ đó sẽ truyền cho con lòng yêu sách cũng như tinh thần học tập tốt.
U. Use (Sử dụng): Hãy sử dụng một quyển album để lưu lại những kỷ niệm vui vẻ, những phút giây hạnh phúc của gia đình.
V. Value (Coi trọng): Hãy luôn coi trọng tính thật thà, tử tế, tinh thần độc lập, đáng tin cậy, và biết thương yêu, chăm sóc người khác.
W. Weather (Vượt qua khó khăn): Cả gia đình hãy nắm chặt tay nhau cùng vượt qua khó khăn.
X. Examine (Kiểm tra): Hãy kiểm tra lại thái độ của chúng ta đối với con trẻ.
Y. Yield (Nhường chỗ): Hãy biết thời điểm nào cần phải “nhường chỗ” cho những lời khuyên mang tính chuyên môn để cải thiện việc nuôi dạy con cái.
Z. Zestfully (hào hứng): Hãy hào hứng tham gia vào các hoạt động mang tính truyền thống của gia đình.

(Theo Tuổi trẻ)

(Theo_VnExpress )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive