Người
Chăm ở An Giang sinh sống và gắn bó, hòa nhập cùng cộng đồng các dân tộc anh em
nhưng họ vẫn giữ đựoc bản sắc văn hóa riêng. Do vậy, phong tục cưới hỏi của
người Chăm ở An Giang mang nét độc đáo và thú vị khác hẳn với các dân tộc khác.
Ảnh minh họa
Lễ “ăn
hỏi”
Trước lễ
cưới, dân tộc Kinh tiến hành lễ “Ăn hỏi”, với người Chăm Nam Bộ thì
lễ này được gọi là “Lễ dứt lời”.
Bà mai
(còn gọi là Maha) sẽ sang nhà gái để trao đổi trước, rồi tới đúng ngày giờ đã
định, nhà trai tới nhà gái “bàn chuyện”. Vị trưởng đoàn sẽ tuyên bố: “Hôm nay
là lễ Pakioh - Po Nuối cho hai trẻ, tiền đồng là… tiền chợ là…”. Sau khi bà
chuyện xong thì hai họ dùng tiệc, chi phí bữa tiệc do đôi bên cùng lo. Vài hôm
sau, nhà gái mang sang nhà trai 1 mâm bánh trả lễ, nhà trai trao tượng trưng 1
bao thư tiền.
Từ đó
trở đi, chú rể và bạn bè đến thăm nhà cô dâu vào ban ngày, cô dâu không được ra
gặp chú rể nhưng gia đình bố trí cho nhìn lén. Buổi tối, cô dâu cùng bạn gái sẽ
qua thăm nhà chú rể.
Ba ngày
trước đám cưới, vị Cả Chùa và người nhà trai mang 1 cái giường qua nhà gái. Vị
Cả Chùa sẽ tiến hành nghi thức cầu nguyện cho đôi trẻ hạnh phúc, còn những
người cùng sẽ dọn phòng cưới. Tiếng Chăm gọi việc này là đi Thon - Kghe (đi ráp
giường). Cũng vào ngày này, phụ nữ bên nhà gái sẽ may mùng cho đôi tân lang
và tân nương.
Đám cưới
Đám cưới
sẽ được diễn ra trong 3 ngày: ngày nướng bánh (Âm-Ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng –
Pa Gú), Ngày lễ lên ghế (lần II và III). Nhà trai sẽ đưa rể sang nhà gái và khi
chú rể bước xuống cầu thang nhà mình thì mọi người hát: “Xin cha mẹ tha thứ,
con từ giã cha mẹ”. Khi chú rể bước tới chân cầu thang nhà gái, các bà phía nhà
gái bưng nước rửa chân cho chú rể, trong lúc đó mọi người hát vang bài
hát có nội dung hân hoan rửa chân, và trải khăn trắng mời chú rể bước vào nhà.
Tiến
hành lễ đính hôn (Ka Pol): Sau khi một người có uy tín đọc
xong đoạn kinh Coran, nội dung nhắn nhủ chú rể phải tôn trọng người bạn đời thì
cha cô dâu cầm tay chú rể nói: “Tôi gả đứa con gái tên là…”. Chú rể đáp: “Tôi
nhận cưới…”. Khi được đưa vào phòng cô dâu, chú rể sẽ gỡ cây trâm cài trên tóc
vợ, rồi cùng ngồi trên giường lắng nghe vị Cả Chùa cầu nguyện.
Bữa cơm
của đôi vợ chồng mới cưới chỉ có mâm cơm bao gồm một đĩa cơm và một đĩa thức
ăn. Sẽ có 4 phụ nữ đã có gia đình hạnh phúc đến nói lời chúc mừng và đôi vợ
chồng trẻ sẽ cùng bốc ăn chung.
Lễ động
phòng hoa chúc (Sen
Thoa): 4 phụ nữ nói trên giăng mùng, trải chiếu, tiến hành lễ “lượm bạc cắc”.
Người ta đặt 1 xô nước trong đó có 10 đồng bạc cắc. 2 vợ chồng thò 1 bàn tay
vào một lượt để mò bạc cắc. Ai lượm số bạc cắc nhiều hơn thì được có tiếng nói
quyết định trong gia đình.
Đám cưới
người Chăm An Giang trang trọng, ấm áp, không xa hoa phù phiếm. Ngày nay có một
chút thay đổi trong nghi lễ: đám cưới chỉ trong 2 ngày; đưa chú rể sang nhà cô
dâu vào buổi sáng thay vì buổi chiều, trang phục cô dâu chú rể được cách tân…
nhưng dù vậy thì họ vẫn giữ vẻ đẹp cổ truyền mà lại có phần tiện dụng hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét