Rau và
trái cây thuộc cùng một nhóm trong bốn nhóm thực phẩm mà bữa ăn nên có. Trái
cây rất quan trọng trong chế độ ăn vì hầu hết các loại trái cây đều ít chất
béo, ít natri, và là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin
C, folat hay acid folic, vitamin A, kali và chất xơ. Vì vậy, ăn nhiều trái cây
chính là bạn đã mang lại nguồn dưỡng chất hữu ích cho cơ thể.
Các loại
vitamin cần thiết
Ảnh minh họa - nguồn internet
-
Vitamin C: là một trong những vitamin quan trọng nhất đối với cơ thể vì là chất
chống oxy hoá tan trong nước rất hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại sự huỷ
hoại của các gốc tự do. Vitamin C rất cần cho sự hình thành collagen nên rất
quan trọng cho sức khoẻ của làn da, sụn, khớp và mạch máu, giúp vết thương mau
lành sẹo. Vitamin C cũng giúp tăng hấp thu một số chất dinh dưỡng như sắt và
kẽm từ chế độ ăn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ
thể. Trái cây có nhiều Vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể .
Trái cây
có nhiều Vitamin C bao gồm cam, chanh, bưởi, ổi, đu đủ, táo, trái hồng, sơri,
thơm, chuối, dâu tây, nho, dưa hấu, xoài. Trái cây chín sẽ có nhiều Vitamin C
hơn trái xanh. Vitamin C sẽ rất dễ bị mất trong quá trình bảo quản và chế biến.
- Folat:
Đây là chất cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu, và cũng là thành phần của hệ
thần kinh. Folat giúp hình thành DNA và duy trì chức năng bình thường của não.
Folat rất cần để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và giúp phát triển
phôi thai. Đó là lý do tại sao folat rất quan trọng đối với phụ nữ từ trước khi
mang thai cho đến suốt thai kỳ.
Trái cây
chứa nhiều folat bao gồm cam, dâu tây, chuối, cà chua, trái kiwi.
-
Vitamin A cần cho sự phát triển tế bào biểu mô ở da, mắt, hô hấp, tiết niệu và
ống tiêu hoá, giúp tăng sức đề kháng chống lại vi trùng và virus gây bệnh, đặc
biệt là tác dụng trên võng mạc mắt.
Trẻ bị
thiếu Vitamin A sẽ chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm trùng như viêm hô
hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da, đặc biệt là trẻ có thể bị khô mắt dẫn đến mù
loà do thiếu Vitamin A. Đây là tác hại trầm trọng nhất đối với trẻ.
Vitamin
A có nhiều trong các loại trái cây có màu vàng cam đậm như đu đủ chín, cam,
gấc, xoài chín, dưa hấu, đào, trái kiwi.
-
Vitamin E: Cũng như Vitamin C, vitamin E là một trong những chất chống ôxy hoá
tốt nhất trong cơ thể, hoà tan trong chất béo và có tác dụng bảo vệ da chống lại
sự huỷ hoại của các gốc tự do. Nó có vai trò quan trọng trong sự hình thành
hồng cầu và sử dụng của - Vitamin K: Trái cây chứa nhiều Vitamin A là bơ,
chuối, táo. Kiwi.
- Kali:
Trái cây là thực phẩm rất giàu kali dưới dạng dễ hấp thu. Chế độ ăn giàu kali
được chứng minh làm hạn chế sự tăng huyết áp và giảm nguy cơ sỏi thận.
Trẻ từ 1
- 3 tuổi cần khoảng 3g kali/ngày, trẻ 4 -8 tuổi cần 3,8g kali/ ngày, 9 - 13
tuổi cần 4,5 g kali/ngày.
Trái cây
cung cấp chất xơ
Chất xơ
có rất nhiều trong rau và trái cây giúp cho cơ thể thải độc qua đường tiêu hoá
thể hiện qua tác dụng chống táo bón, đây cũng là một chứng gây khó chịu cho mọi
người. Chất xơ còn giúp có cảm giác no nên khi ăn trái cây giàu chất sơ trước
bữa ăn chính sẽ giúp ăn bớt đi và là biện pháp làm giảm thừa cân, béo phì.
Chất xơ
còn có tác dụng làm giảm LDL - cholesterol (cholesterol xấu), phòng ngừa đái
tháo đường type 2 và bệnh tim mạch. Do đó, chất xơ lại càng cần thiết đối với
những người có chế độ ăn quá nhiều thịt để giảm bớt sự hấp thu cholesterol vào
cơ thể
Đối với
trẻ em, để nhận được nhiều chất xơ, khi trẻ đã quen với trái cây thì nên cho ăn
trái cây ở dạng miếng nhỏ hơn là chỉ ép lấy nước.
Nước
trong trái cây
Ngoài
những dưỡng chất và chất xơ nêu trên, trái cây còn cung cấp thêm 1 lượng nước
cho cơ thể.
Bổ sung
trái cây bao nhiêu là đủ?
- Đối
với trẻ dưới 12 tháng, việc ăn trái cây chủ yếu là tập cho trẻ làm quen nên
không nhất thiết phải cho trẻ ăn nhiều nếu trẻ chưa quen, chưa thích.
- Đối
với trẻ khoảng 1 - 2 tuổi thì một lần trẻ có thể ăn được 1/2 phần trái cây, ví
dụ như 1/2 trái chuối, 100ml nước cam ép, 3 - 4 trái nho, 1/ 2 trái táo, 1/2
chén đu đủ... nên cho trẻ ăn khoảng 1 - 2 lần trái cây mỗi ngày
- Trẻ 2-
6 tuổi cần ăn gấp đôi lượng trái cây vừa nêu. Tuy nhiên, không nhất thiết ngày
nào trẻ cũng phải ăn chính xác lượng trái cây như trên mà có ngày ăn nhiều, có
ngày ăm ít.
Mỗi loại
trái cây có các loại vitamin khác nhau với hàm lượng cũng rất khác biệt. Do đó
nên thay đổi các loại trái cây mỗi ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng khác
nhau giúp đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Theo
Khoa học phổ thông
VietBao.vn (Theo_Hà
Nội Mới )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét