Quê hương của Anh túc
ở miền Trung Á, Ấn Độ và Iran.
Hoa Anh túc (Ảnh: Culeuven - kortrijk)
Anh túc là cây thân
thảo, tuổi thọ 2 năm. Toàn thân màu phớt lục, lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân,
nở hoa vào mùa hè, m
Đông y sử dụng vỏ quả
để làm thuốc, lương y thường ghi trong đơn thuốc là "vỏ ngự mễ" hoặc "anh xác". Sau khi "lấy nhựa", mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ
hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Hạt Anh túc chứa
50% dầu, có thể ép dầu.ọc riêng lẻ ở ngọn,
hoa to đẹp, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng. Hoa chóng rụng, quả
sóc hình cầu, trong có nhiều hạt nhỏ.
Vỏ Anh túc tính bình,
vị chua chát, độc, chứa morphin, codein, Narcotin, papaverin,... Khoảng hơn 30
alkaloid, có tác dụng giả đau, giảm ho, ngừng ỉa chảy, dùng chữa các bệnh ho
hen lâu ngày, đau sườn, đau ngực, đau bụng, kiết lị lâu không khỏi, còn dùng
chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư.
Trong quả Anh túc chất
nhựa trắng, lấy ra phơi khô thành thuốc phiện, trong đó chứa 10% morphin,
có thể giải trừ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, chủ yếu dùng trong co
thắt cơ tim tắc động mạch. Nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc dần dần
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trở thành "con
nghiện", sau đó nghẹt thở chết. Do đó, ngoài việc trồng
làm thuốc được quản lý chặt chẽ ra, nhà nước cấm trồng cây Anh túc.
Chất nhựa trắng trong quả Anh túc phơi khô thành thuốc phiện (Ảnh: awl)
H.T
(Theo Thế giới thực vật)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét