Không ít thiếu nữ đã đến tuổi dậy thì rồi mà bộ ngực
vẫn không được đầy đặn; nguyên nhân có thể do dinh dưỡng kẽm hoặc cơ thể không
khỏe mạnh. Một số bài thuốc Đông y có thể cải thiện tình trạng này.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bài 1:
Vị mạch môn đông
|
Thục địa 9 g, gừng khô 15 g, đảng sâm 6 g, kẹo mạch
nha 60 g. Đem ba vị thuốc đầu thêm nước vào sắc cô, lấy nước bỏ bã thuốc. Kẹo
mạch nha đem chưng cho tan ra. Dùng kẹo mạch nha pha với nước thuốc để uống, ba
lần một ngày, bài thuốc này thích hợp với những người cơ thể gầy yếu, mệt mỏi
cực độ, ăn kém, thường xuyên phát lạnh hoặc lạnh đau vùng bụng, có hiện tượng
sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt xanh xao, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng.
Đông y cho rằng tỳ vị hư nhược, công năng hấp thụ tiêu
hóa dinh dưỡng kém sẽ dẫn đến khí huyết không đủ, toàn thân không được nuôi
dưỡng tốt, biểu hiện thường gặp là gầy yếu, sắc mặt xanh xao hoặc vàng héo. Tác
dụng của bài thuốc này là ôn trung tán hàn giảm đau, ôn bổ tỳ vị đồng thời có
thể sát khuẩn. Thang thuốc này khiến khí huyết có nguồn tạo ra, khí huyết thịnh
vượng thì hình thể tự nhiên sung túc, bầu vú nẩy nở.
Bài 2: Thạch liên nhục,
bạch phục linh, hoàng kỳ, nhân sâm mỗi vị 24 g; hoàng cầm, mạch môn đông, địa
cốt bì, sa tiền tử, cam thảo mỗi vị 30 g. Trước hết đem hoàng kỳ sao với mật
ong. Sa tiền tử sao sơ qua. Sau đó đem tất cả tán thành bột mịn hỗn hợp. Mỗi
lần dùng từ 6-15 g bột thuốc lúc bụng đói trước bữa cơm, ba lần một ngày.
Bài thuốc này gia thêm 15 g sài hồ có thể làm bộ ngực nở nang. Thích hợp cho những người bình thường tinh thần dễ suy sụp, ngực uất tắc, trong lòng phiền nhiệt, tay chân mệt mỏi, sức yếu, thường xuyên mất ngủ, hay tiểu vặt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng và nhầy.
Bài thuốc này gia thêm 15 g sài hồ có thể làm bộ ngực nở nang. Thích hợp cho những người bình thường tinh thần dễ suy sụp, ngực uất tắc, trong lòng phiền nhiệt, tay chân mệt mỏi, sức yếu, thường xuyên mất ngủ, hay tiểu vặt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng và nhầy.
Đông y cho rằng bầu vú là nơi đi qua của can kinh
mạch, mà can lại có tác dụng điều tiết tinh thần cơ thể con người. Ngược lại sự
biến hóa của tinh thần cũng rất dễ ảnh hưởng đến can, từ đó mà ảnh hưởng gián
tiếp đến bầu vú. Bài thuốc này có công hiệu thanh tâm ích khí, dưỡng âm thanh
nhiệt trừ thấp, giải trừ sự uất ức suy sụp của tinh thần, làm cho tinh thần của
con người sảng khoái nên có thể khiến bầu vú nở nang. Ngoài ra, bài thuốc này
còn có thể chữa huyết trắng nhiều và có tác dụng thanh nhiệt nên có thể chữa
được chứng hôi nách, hôi miệng.
Bài 3: Nhân sâm, bạch
truật, hoàng kỳ, trần bì, quế tâm, viễn chí mỗi vị 10 g; cam thảo 3 g; đương
quy, bạch phục linh, bạch thược mỗi vị 12 g; thục địa hoàng 15 g; ngũ vị tử 6
g; gừng tươi 3 lát; táo đỏ 2 quả. Tất cả cho vào ấm sắc lấy nước uống bỏ bã.
Uống nước thuốc trước khi ăn cơm, ba lần một ngày.
Bài thuốc này dùng cho những người khí huyết lưỡng hư,
hay hồi hộp, mất ngủ, chóng quên, hay nằm ngủ mơ, sức ăn kém, sắc mặt không
tốt, da dẻ khô nứt, móng tay nổi đường vân hoặc dễ gãy, cơ bắp gầy yếu, tóc dễ
rụng, người mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ yếu.
Đông y cho rằng khí huyết sung túc và khí huyết thông
suốt là hai nhân tố quan trọng để duy trì bộ ngực đẹp. Vì vậy tác dụng của bài
thuốc này là bổ ích khí huyết, làm cho khí huyết sung thịnh nên có thể khiến bộ
ngực khỏe đẹp, cơ bắp rắn chắc, hình thể đầy đặn, sắc mặt hồng hào tươi đẹp,
tóc đen mượt.
Bài 4: Đương quy, bạch
thược mỗi vị 10 g, xuyên khung 6 g; thục địa 15 g, Sắc tất cả lấy nước thuốc
uống trước bữa cơm, ba lần một ngày. Bài thuốc này dùng cho những người thể
chất huyết hư, cơ thể gầy yếu, da dẻ xanh xao, hay hoa mắt chóng mặt, chất lưỡi
nhạt, rêu lưỡi trắng, lượng kinh nguyệt ít hoặc có hiện tượng bế kinh.
Bài thuốc này có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết có thể
khiến bộ ngực đầy đặn khỏe đẹp, đồng thời cải thiện chứng thiếu máu khiến sắc
mặt khá dần.
Bài 5: Nhân sâm 15 g;
bạch truật 10 g, bạch phục linh, trần bì, bán hạ mỗi vị 12 g; chích cam tháo 3
g. Sắc tất cả lấy nước thuốc bỏ bã uống trước bữa cơm ngày ba lần. Bài thuốc
này dùng cho những người tỳ vị hư nhược, cơ thể gầy yếu, sức ăn giảm, hay đi
đại tiện lỏng, sắc mặt vàng héo hoặc xanh xao, thường cảm thấy hụt hơi, tay
chân mệt mỏi, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhầy.
Vì bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ ích khí, dưỡng
vị, tăng cường công năng của tỳ vị nên làm cho khí huyết sung túc, thân hình
đầy đặn, tinh thần dồi dào, sắc mặt tươi đẹp.
BS. Lê Thu Hương
Theo Sức Khỏe &
Đời Sống, VNE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét