Những ngày đầu tiên thành lập, Jeff Bezos luôn đặt một chiếc ghế
trống trong bất kì phiên họp nào.
Thành công của Amazon mang đậm nét chiến lược của Jeff Bezos.
Ngày
27.7.2017 là thời điểm quan trọng trong cuộc đời kinh
doanh của tỉ phú Jeff
Bezos,
ông chủ tập đoàn Amazon: Trở thành người giàu có nhất hành
tinh, vượt
mặt Bill Gates.
Không phải ngẫu nhiên mà ông chủ của gã khổng lồ Amazon lại
có
được thành công vang
dội tới vậy, dù khoảng thời gian soán ngôi chỉ kéo dài
trong 4
tiếng do giá cổ phiếu thay đổi.
Jeff Bezos, CEO của sàn thương mại điện tử Amazon lớn nhất toàn
cầu đang được xem là “thuyền trưởng” vĩ đại nhất thế giới hiện nay. Với 9 triết
lý kinh doanh khác biệt, tập trung vào khách hàng, ông đã đưa “con sông” Amazon
trở thành thế lực thực sự trong ngành kinh doanh trên mạng.
Năm 2015, Amazon là công ty thương mại điện tử đầu tiên cán mốc
doanh thu từ hàng hóa trên 100 tỉ USD. Đây là kỉ lục với bất kì một công ty
nào. Sau đây là 9 triết lý kinh doanh nổi tiếng của người từng soán ngôi Bill
Gates.
1. Kiên định, linh hoạt
Bezos nói rằng, bất kì doanh nhân giỏi nào cũng cần kiên định và
linh hoạt. Ông nói: “Amazon luôn kiên định về tầm nhìn nhưng linh hoạt về chi
tiết. Nếu công ty của bạn không đủ quyết tâm, bạn sẽ từ bỏ các thử nghiệm. Nếu
không đủ linh hoạt, bạn sẽ đi vào ngõ cụt và không tìm được giải pháp cần
thiết”.
2. Triết lý 'Chiếc ghế trống'
Bezos cực kì quan tâm tới khách hàng và coi sự hài lòng của khách
hàng là điều quan trọng nhất. Trong những ngày đầu thành lập, Bezos luôn có một
chiếc ghế trống đặt trong mỗi cuộc họp. Với những người có mặt, chiếc ghế này
là lời nhắc nhở: khách hàng là đối tượng quan trọng nhất và mọi quyết định đưa
ra phải làm hài lòng vị khách không xuất hiện này.
Thành công ngày hôm nay của Amazon chính là bởi sự kiên định tuyệt
đối, thậm chí tới mức cực đoan của Bezos hướng tới khách hàng.
3. Xin lỗi khi cần
Năm 2009, sự cố nghiêm trọng xảy ra khi Amazon xóa bản sao hai
cuốn sách “Trại súc vật” và “1984” của nhà văn George Orwell vốn gây tranh cãi.
Sau sự cố này, chính Jeff Bezos viết thư cho tất cả các khách hàng. Trong thư
có đoạn: “Chúng tôi đã quá thiển cận và ngu ngốc khi giải quyết vấn đề này,
trái hoàn toàn các nguyên tắc kinh doanh của công ty. Chúng tôi cam kết sẽ đưa
ra các quyết định thấu tình đạt lý hơn”.
Bức thư xin lỗi kịp thời của Jeff Bezos đã giúp ông giữ thể diện
của Amazon và quan trọng nữa là níu kéo khách hàng không rời bỏ sàn thương mại
điện tử của mình.
4. Triết lý hai bánh pizza
Bezos rất tin tưởng những đơn vị nhỏ nhưng linh hoạt và làm việc
hiệu quả. Ông nói rằng, nếu hai chiếc bánh pizza không đủ cho một nhóm thì đồng
nghĩa nhóm này đã quá lớn. Bezos tin rằng một tập thể tốt nhất chỉ nên có từ
5-7 người cho dễ quản lý.
Bezos thường xuyên gạt bỏ những yếu tố thừa thãi và ông rất ghét
các nhóm lớn. Ông cho rằng nhân lực càng nhiều thì càng tốn nguồn lực và không
thu lại hiệu quả. Nhiều công ty như AMZ Insight đang tối ưu hóa tầm nhìn này
của Bezos bằng cách giao các nhiệm vụ nhỏ cho các nhóm nhỏ. Do có quân số ít
nên họ làm việc rất linh hoạt và tự do đưa ra ý tưởng.
5. Quan trọng nhất là dài hạn
Với ông chủ Amazon, các dự án phải có tầm nhìn dài hạn, thậm chí
ông sẵn sàng đợi tới 7 năm để một sản phẩm có lãi. Trường hợp điển hình nhất là
khi sách điện tử được giới thiệu, Amazon là nơi duy nhất bán chúng thấp hơn giá
sách in, chấp nhận chịu lỗ. Nhờ có trong tay vị thế tiên phong, Bezos làm “bá
chủ” thị trường khi ngành sách điện tử phát triển mạnh sau đó vài năm.
6. Vẫn còn rất nhiều thứ cần học hỏi
Hai tòa nhà lớn nhất tại trụ sở của Amazon có tên là “Ngày 1 Bắc”
và “Ngày 1 Nam”. Bezos nói rằng Internet là một thế giới chưa được khai phá và
mới chỉ ở giai đoạn đầu. Những điều bất ngờ, thú vị luôn chờ đón những người
dám dấn thân.
Quan điểm này của Jeff Bezos được đưa ra lần đầu trong bức thư gửi
các cổ đông chính của Amazon năm 1997. Từ đó tới nay, ông luôn xem việc đào sâu
Internet là điều cần làm mỗi ngày.
7. Nhân viên suy nghĩ như ông chủ
Trong lần đầu tiên Bezos đề cập tới tiêu chí này, Amazon mới chỉ
có hơn 600 nhân viên năm 1996. Hiện nay, số nhân viên của Bezos là 230.000
người.
Bezos nói năm 1997: “Chúng ta sẽ cho những nhân viên tài năng
quyền mua cổ phiếu thay vì tiền mặt để họ tiếp tục phấn đấu cho công ty. Thành
công của Amazon dựa vào những nhân viên có động cơ làm việc và có lối suy nghĩ
của một ông chủ”.
8. Họp hành ngắn gọn
Ông chủ Amazon cho rằng cách họp truyền thống bằng việc trình
chiếu slide không phù hợp cho người nghe. Họ sẽ tiếp cận thông tin thụ động và
hầu như khó đưa ra ý kiến cá nhân. Ông cho rằng mỗi cuộc họp chỉ nên thể hiện
trong khoảng 6 trang báo cáo. Mỗi người chuẩn bị báo cáo hãy viết ra suy nghĩ
của mình và trình bày trong thời lượng hạn chế.
9. Thất bại là chỉ dấu của sự thay đổi
Khi mới hình thành, Amazon “bơi” trên dòng chảy Internet còn rất
mới mẻ. Dù vậy, Jeff Bezos đã lường trước các thất bại. Ông nói với các nhà đầu
tư: “70% khả năng các ông sẽ mất hết số tiền đầu tư. Đừng đầu tư nếu như các ông
chắc chắn mình chịu được mất mát này”.
Bezos rất thận trọng nhưng ông tin rằng mình đang đi đúng hướng.
Ông chủ Amazon đã tiến lên mạnh mẽ không ngừng và ông vui mừng vì cảm nhận được
“hình hài” Internet hiện lên mỗi ngày. Giờ đây sau 23 năm, toàn bộ suy nghĩ và
kì vọng của Jeff Bezos dành cho Internet đã hoàn toàn chính xác.
Theo 24h.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét