Bạn nghĩ rằng hoạt động của mọi bộ phận cơ thể đều
được điều khiển bởi các tín hiệu từ não và tủy sống? Điều này không đúng với
trái tim. Tim có thể tự đập mà không cần đến tín hiệu từ 2 cơ quan chỉ huy, kể
cả khi được đưa ra khỏi cơ thể.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Trong chúng ta, có lẽ không ai tự cho là đã hiểu biết
tường tận về những gì liên quan đến cơ thể của mình. Vì vậy, việc trả lời những
câu hỏi thú vị sau có thể giúp bạn tự đánh giá những hiểu biết về cơ thể mình.
Hãy cố gắng tự trả lời trước khi "liếc" qua đáp án.
1. Nếu nối các mạch máu của bạn lại với nhau thì chúng sẽ có độ dài là bao nhiêu? 80 hay 60.000 dặm?
Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.500 km. Xin bạn đừng quên là cơ thể chúng ta có hàng nghìn tỷ tế bào và mỗi tế bào đều phải được dẫn máu đến.
2. Người ta có thể nói chuyện mà không làm rung dây thanh âm được không?
Có thể. Trong trường hợp nói thì thầm, chúng ta không làm cho dây thanh âm rung lên. Lúc đó, miệng, răng, môi và lưỡi tạo nên lời nói bằng hơi thở nhẹ thoát ra từ khí quản.
3. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta sản xuất ra bao nhiêu nước bọt? Một chén nhỏ hay 1 lít?
Câu trả lời đúng là trên một lít. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần rất nhiều nước bọt. Không có nó, chúng ta sẽ rất khó nói chuyện và nhai nuốt, tiêu hóa thức ăn. Nước bọt mở đầu giai đoạn tiêu hóa bằng cách biến những phân tử tinh bột thành đường. Nó giúp những vết thương trong miệng mau lành. Điều này giải thích tại sao khi răng cắn phải lưỡi, thường vết rách trên lưỡi mau lành.
4. Amidan thường được bác sĩ cắt bỏ khỏi cơ thể bệnh nhân, phải chăng nó không có vai trò gì?
Không đúng. Amidan là một thành phần của hệ bạch huyết. Chúng giúp cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Đôi khi phải cắt bỏ chúng vì chúng bị nhiễm trùng, không còn chức năng bảo vệ cơ thể.
5. Bộ phận nào của cơ thể có khả năng dự trữ cao nhất? Dịch hoàn hay buồng trứng?
Lúc mới sinh, mỗi buồng trứng chứa đến hàng trăm ngàn cái trứng, một số lớn bị thoái hóa trước tuổi dậy thì. Suốt cuộc đời người phụ nữ thường chỉ có 400 trứng rụng trong tổng số dự trữ khoảng 10.000.
Nhưng con số trên không thể so sánh với những gì mà dịch hoàn có thể làm được. Trong mỗi lần giao hợp, số tinh trùng phóng ra từ kho dự trữ dịch hoàn có thể lên tới hơn 300 triệu con. Nếu trong một tháng, số lần giao hợp bình quân là 8 lần thì số lượng tinh trùng xâm nhập cơ thể người phụ nữ có thể lên tới 2,4 tỷ con.
6. Lông, tóc của chúng ta thường rụng bớt và thường được thay thế bằng những sợi mới. Vậy loại nào có đời sống dài hơn? Tóc trên đầu hay lông mi trên mắt?
“Thọ” hơn cả là tóc. Đời sống trung bình của một sợi tóc là 2-8 năm. Trong khi đó, lông mi và lông mày chỉ “sống” được vài tháng.
7. Trên bàn tay của chúng ta, móng của ngón tay nào mọc nhanh nhất?
Móng của ngón giữa mọc nhanh hơn cả. Thông thường người có ngón tay càng dài thì móng tay mọc càng nhanh (trung bình là 3,75 cm/năm). Có một điều lạ lùng hơn nữa là nếu bạn dùng răng cắn móng tay thì chúng sẽ mọc nhanh hơn 20% so với cách cắt móng tay thông thường.
8. Công dụng tự nhiên của dấu vân tay? Để nhận dạng hay để tăng cường khả năng cầm nắm?
Hàng nghìn năm trước, người Trung Hoa đã biết cách dùng hình thức điểm chỉ trên các tài liệu. Dấu vân tay là một phương tiện tuyệt hảo cho việc nhận dạng. Tuy nhiên, điều này thuộc chủ tâm riêng của con người. Xét trên phương diện tự nhiên, những nếp nhăn thực nhỏ trên lòng bàn tay và mỗi ngón tay có tác dụng làm gia tăng mặt tiếp xúc của da, tạo nên độ ma sát cao. Mồ hôi do những tuyến nằm ở mỗi nếp nhăn tiết ra giúp ta cầm nắm vật dụng một cách chặt chẽ hơn.
9. Người nước nào có ít mùi trên cơ thể nhất?
Người Triều Tiên. Dưới da họ có ít tuyến mùi hơn bất kỳ nhóm người nào khác trên thế giới.
10. Trong điều kiện mọi thứ đều như nhau, một vận động viên bóng chày mắt nâu sẽ ghi điểm hơn một vận động viên có màu mắt xanh?
Đúng. Nói chung, những người mắt nâu hay đen có khả năng phản ứng nhanh hơn những người mắt màu nhạt. Những sắc tố trong cặp mắt nâu hay đen giúp sự dẫn truyền những xung động thần kinh từ mắt lên não nhanh hơn.
11. Có đúng là nhiều người sinh ra với ba con mắt?
Theo cách hiểu thông thường thì điều này sai. Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng rãi và khoa học thì thông thường mỗi người có một “con mắt thứ ba” nằm ở trung tâm não có tên là tuyến tùng. Nó giống như một con mắt vì tuyến tùng phản ứng lại với những thay đổi của ánh sáng. Nhưng thay vì chuyển hình ảnh đến não, nó sản xuất ra melatonine, một loại hoóc môn có ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.
1. Nếu nối các mạch máu của bạn lại với nhau thì chúng sẽ có độ dài là bao nhiêu? 80 hay 60.000 dặm?
Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.500 km. Xin bạn đừng quên là cơ thể chúng ta có hàng nghìn tỷ tế bào và mỗi tế bào đều phải được dẫn máu đến.
2. Người ta có thể nói chuyện mà không làm rung dây thanh âm được không?
Có thể. Trong trường hợp nói thì thầm, chúng ta không làm cho dây thanh âm rung lên. Lúc đó, miệng, răng, môi và lưỡi tạo nên lời nói bằng hơi thở nhẹ thoát ra từ khí quản.
3. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta sản xuất ra bao nhiêu nước bọt? Một chén nhỏ hay 1 lít?
Câu trả lời đúng là trên một lít. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần rất nhiều nước bọt. Không có nó, chúng ta sẽ rất khó nói chuyện và nhai nuốt, tiêu hóa thức ăn. Nước bọt mở đầu giai đoạn tiêu hóa bằng cách biến những phân tử tinh bột thành đường. Nó giúp những vết thương trong miệng mau lành. Điều này giải thích tại sao khi răng cắn phải lưỡi, thường vết rách trên lưỡi mau lành.
4. Amidan thường được bác sĩ cắt bỏ khỏi cơ thể bệnh nhân, phải chăng nó không có vai trò gì?
Không đúng. Amidan là một thành phần của hệ bạch huyết. Chúng giúp cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Đôi khi phải cắt bỏ chúng vì chúng bị nhiễm trùng, không còn chức năng bảo vệ cơ thể.
5. Bộ phận nào của cơ thể có khả năng dự trữ cao nhất? Dịch hoàn hay buồng trứng?
Lúc mới sinh, mỗi buồng trứng chứa đến hàng trăm ngàn cái trứng, một số lớn bị thoái hóa trước tuổi dậy thì. Suốt cuộc đời người phụ nữ thường chỉ có 400 trứng rụng trong tổng số dự trữ khoảng 10.000.
Nhưng con số trên không thể so sánh với những gì mà dịch hoàn có thể làm được. Trong mỗi lần giao hợp, số tinh trùng phóng ra từ kho dự trữ dịch hoàn có thể lên tới hơn 300 triệu con. Nếu trong một tháng, số lần giao hợp bình quân là 8 lần thì số lượng tinh trùng xâm nhập cơ thể người phụ nữ có thể lên tới 2,4 tỷ con.
6. Lông, tóc của chúng ta thường rụng bớt và thường được thay thế bằng những sợi mới. Vậy loại nào có đời sống dài hơn? Tóc trên đầu hay lông mi trên mắt?
“Thọ” hơn cả là tóc. Đời sống trung bình của một sợi tóc là 2-8 năm. Trong khi đó, lông mi và lông mày chỉ “sống” được vài tháng.
7. Trên bàn tay của chúng ta, móng của ngón tay nào mọc nhanh nhất?
Móng của ngón giữa mọc nhanh hơn cả. Thông thường người có ngón tay càng dài thì móng tay mọc càng nhanh (trung bình là 3,75 cm/năm). Có một điều lạ lùng hơn nữa là nếu bạn dùng răng cắn móng tay thì chúng sẽ mọc nhanh hơn 20% so với cách cắt móng tay thông thường.
8. Công dụng tự nhiên của dấu vân tay? Để nhận dạng hay để tăng cường khả năng cầm nắm?
Hàng nghìn năm trước, người Trung Hoa đã biết cách dùng hình thức điểm chỉ trên các tài liệu. Dấu vân tay là một phương tiện tuyệt hảo cho việc nhận dạng. Tuy nhiên, điều này thuộc chủ tâm riêng của con người. Xét trên phương diện tự nhiên, những nếp nhăn thực nhỏ trên lòng bàn tay và mỗi ngón tay có tác dụng làm gia tăng mặt tiếp xúc của da, tạo nên độ ma sát cao. Mồ hôi do những tuyến nằm ở mỗi nếp nhăn tiết ra giúp ta cầm nắm vật dụng một cách chặt chẽ hơn.
9. Người nước nào có ít mùi trên cơ thể nhất?
Người Triều Tiên. Dưới da họ có ít tuyến mùi hơn bất kỳ nhóm người nào khác trên thế giới.
10. Trong điều kiện mọi thứ đều như nhau, một vận động viên bóng chày mắt nâu sẽ ghi điểm hơn một vận động viên có màu mắt xanh?
Đúng. Nói chung, những người mắt nâu hay đen có khả năng phản ứng nhanh hơn những người mắt màu nhạt. Những sắc tố trong cặp mắt nâu hay đen giúp sự dẫn truyền những xung động thần kinh từ mắt lên não nhanh hơn.
11. Có đúng là nhiều người sinh ra với ba con mắt?
Theo cách hiểu thông thường thì điều này sai. Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng rãi và khoa học thì thông thường mỗi người có một “con mắt thứ ba” nằm ở trung tâm não có tên là tuyến tùng. Nó giống như một con mắt vì tuyến tùng phản ứng lại với những thay đổi của ánh sáng. Nhưng thay vì chuyển hình ảnh đến não, nó sản xuất ra melatonine, một loại hoóc môn có ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.
Theo Sức Khỏe &
Đời Sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét