Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì có hại không

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 08:23, under | No comments


Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất hiện nay đối với nhiều loại bệnh.
Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?
Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI – Magnetic Resonnace Imaging) được sử dụng ngày càng phổ biến trong khám chữa bệnh. Nhiều người lo lắng phương pháp này sẽ gây nhiễm xạ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy thực hư như thế nào?!
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp đưa cơ thể vào vùng từ trường mạnh để đồng hóa chiều chuyển động của các nguyên tử Hydro trong các phân tử nước của cơ thể và một ăng ten thu phát sóng radio tần số thấp (tần số radio này được thay đổi trong vùng từ trường ổn định của nam châm chính tùy theo mục đích khảo sát của sự phân biệt mỡ, nước,….) được sử dụng để gửi tín hiệu đến cơ thể gặp các nguyên tử Hydro của cơ thể sau đó nhận lại tín hiệu về chiều chuyển động của các nguyên tử này, tín hiệu của ăng ten được truyền về trung tâm máy tính xử lý tín hiệu số sau đó các tín hiệu được truyền về máy tính điều khiển và các hình ảnh cấu trúc cơ thể được mô phỏng tại đây.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất hiện nay đối với nhiều loại bệnh. Đây là phương pháp an toàn, người chụp không bị nhiễm xạ, nhất là với những máy chụp cộng hưởng từ hiện đại có từ lực cao, cho chất lượng hình ảnh rõ nét về các tổn thương. Đặc biệt, máy có thể chụp mà không cần tiêm thuốc cản từ, giảm thiểu các tác dụng phụ cho người bệnh. Sau 30 phút chụp, người bệnh sẽ có kết quả.
Với các bệnh cơ xương khớp – thần kinh, việc chẩn đoán đúng bệnh, đúng vị trí tổn thương ngay từ đầu rất quan trọng. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể là chụp X quang, siêu âm, CT Scanner,… Tuy nhiên, với các bệnh cột sống vùng cổ, cột sống vùng thắt lưng, chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.
Dựa vào các hình ảnh rõ nét của phim cộng hưởng từ, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể kết luận chính xác về tình trạng bệnh lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, chèn rễ thần kinh,.. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị hợp lý bằng thuốc hay phẫu thuật. Ngoài ra, hình ảnh chụp cộng hưởng từ cũng sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao diễn tiến bệnh và có thể điều chỉnh thuốc cho phù hợp với từng trường hợp.
Lợi ích của máy cộng hưởng từ MRI
·         Bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ, không bị ảnh hưởng gì về mặt sinh học.
·         Thu được hình chụp đa mặt phẳng: Mặt phẳng trán, mặt phẳng ngang, mặt phẳng dọc hay bất kỳ mặt phẳng nghiêng nào.
·         Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn.
·         Hiển thị hình ảnh tốt hơn khi so với CT.
·         Độ phân giải mô mềm cao.
·         Chất tương phản tác dụng phụ rất hiếm.
·         Chụp được mạch máu não (MRA), kể cả khi không dùng chất tương phản.
Bất lợi của máy cộng hưởng từ MRI
Bên cạnh những lợi ích trên, chụp cộng hưởng từ MRI cũng có những bất lợi, cụ thể như sau:
·         Giá thành máy cộng hưởng từ MRI cao.
·         Thời gian chụp lâu, điều này sẽ gây khó khăn nếu bệnh nhân nặng hay không hợp tác.
·         Vỏ xương và tổn thương có calci khảo sát không tốt bằng XQ, CT.
·         Không thể chụp bệnh nhân với máy tạo nhịp tim, các clip phẫu thuật, mô cấy ở mắt hay tai,…
·         Không thể mang theo thiết bị hồi sức vào phòng chụp.

·         Không dùng được nếu bệnh nhân bị chứng sợ nơi chật hẹp hay đóng kín, hội chứng sợ lồng kính (Claustrophobia). 


Theo thuocmoctoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive