Những nữ cảnh sát ở Triều Tiên (Ảnh:
Pixabay)
“Triều Tiên bí ẩn” có thật sự…
bí ẩn? Triều Tiên, hay còn gọi là Bắc Hàn, được biết đến là một quốc gia
cô lập và gần như hoàn toàn cách biệt với phần còn lại của thế giới. Nhưng đó
đã phải là tất cả? Và chúng ta thực sự biết những gì về đất nước đặc biệt này?
Dưới đây là chuyện kể của những
du khách từng đặt chân đến Triều Tiên và những chia sẻ của một số người dùng
internet trên trang mạng cộng đồng Quora.
Ô tô không dùng xăng dầu
Nếu thế giới cạn kiệt xăng và
dầu mỏ, làm thế nào ô tô và xe máy có thể lưu thông trên đường? Năng lượng có ở
khắp mọi nơi, và tại Triều Tiên, thay cho xe điện và xe ga, người ta sử dụng
những chiếc xe chạy bằng than đá và củi!
Xe chạy bằng chất đốt
từ than đá và củi ở Triều Tiên
(Ảnh chia sẻ trên Quora bởi Dan Sloan)
Tháng 10/2010, trong chuyến
thăm thành phố Chongjin, thủ phủ của tỉnh Hamgyong Bắc, nhiếp ảnh gia Eric
Lafforgue đã ghi lại hình ảnh chiếc ô tô chạy bằng nhiên liệu đốt từ than đá và
củi. Eric Lafforgue cho biết, ông chỉ có thể chụp ảnh và quay video qua cửa sổ
phòng khách sạn, bởi mọi thứ ở đây đều bị cấm đoán.
Nhắc đến ‘Triều Tiên
bí ẩn’, có lẽ phải nhắc đến những chiếc xe chạy bằng than đá và củi như thế
này… (Ảnh chụp màn hình Flickr video của Eric Lafforgue)
Chụp ảnh ở Triều Tiên
Một số người cho rằng chụp ảnh
và quay phim là điều cấm kỵ tại Triều Tiên. Thế nhưng cũng có không ít du khách
lại cảm thấy khá thoải mái khi ở đây. Họ thậm chí còn chụp cả những bức ảnh về
quân cảnh mà không gặp rắc rối nào.
(Ảnh: Pazu Kong, Quora)
(Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Vì sao ít có phụ nữ Triều Tiên đi xe đạp?
Cũng giống như xe máy ở Việt
Nam, xe đạp là phương tiện đi lại phổ biến trên các ngõ phố của Triều Tiên.
Nhưng điều đặc biệt là, hầu hết số người lái xe đạp lại là nam giới. Theo lời
kể của một số người từng trốn khỏi Bắc Hàn, chuyện này bắt đầu từ sau khi
ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) phàn nàn về việc phụ nữ lái xe đạp. Do vậy,
người ta không dám để nữ giới lái xe đạp ra đường nữa.
(Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Cảnh sát giao thông ở Triều Tiên
Nếu bạn là nữ và muốn
được trở thành một cảnh sát giao thông ở Triều Tiên, vậy bạn cần đáp ứng cả ba
điều kiện dưới đây:
– Thứ nhất, đủ chiều cao (Ồ,
chắc chắn rồi!)
– Thứ hai, đủ thị lực (Tất
nhiên là như vậy!)
– Thứ ba, đủ… xinh đẹp (Thật
vậy sao???)
Đúng vậy, ngoại hình cũng là
một yêu cầu, và còn là yêu cầu quan trọng. Tại sao? Câu trả lời đơn giản là:
Cảnh sát giao thông cũng là một “gương mặt” của thành phố, của quốc gia!
Nữ cảnh sát giao thông của đất nước Triều Tiên (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Yêu cầu về nhan sắc
làm nên nét thú vị của đất nước được gọi là ‘Triều Tiên bí ẩn’ này (Ảnh: Pazu
Kong, Quora)
Đôi khi, quần jeans là tối kỵ!
Đừng bao giờ mặc quần
jeans khi đến thăm Bàn Môn Điếm (Panmunjom), khu vực giới tuyến phân cách Bắc
và Nam Triều Tiên. Bởi điều này thể hiện hình ảnh không đẹp về một đất nước bị
coi là “nghèo khổ, tham nhũng, và hủ bại” như truyền thông của Nam Hàn và các
phương Tây đưa tin.
Bàn Môn Điếm, nhìn từ Bắc Triều Tiên (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Bàn Môn Điếm, nhìn từ
Nam Triều Tiên (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Vì sao du khách đến Triều Tiên phải ghé thăm bảo tàng?
Chiến tranh Triều Tiên
là niềm tự hào lớn nhất của người dân nước này bởi họ là một trong những dân
tộc duy nhất giành thắng lợi trước đế quốc Mỹ. Người dân Triều Tiên gọi đây là
“Chiến tranh giải phóng Tổ quốc” (조국해방전쟁). Vì vậy, cho dù cuộc
chiến đã kết thúc từ năm 1953, các công ty du lịch luôn sắp xếp lịch trình đưa
du khách nước ngoài đến thăm bảo tàng và các đài tưởng niệm tại đây.
Ảnh chụp tại Bảo tàng Thắng lợi (Victory Museum) (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
(Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Trong bức tranh treo ở
Bảo tàng Thắng lợi, người lính Triều Tiên hiện lên dũng mãnh, còn người lính Mỹ
thì run sợ với gương mặt được ví như… Mr Bean (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Người Mỹ nghĩ gì về Triều Tiên bí ẩn? Tiết lộ của hướng dẫn viên
du lịch
Pazu Kong, một du khách đến từ
Hồng Kông, kể về cuộc đối thoại của anh với người hướng dẫn viên trong đoàn:
– Hướng dẫn viên: Chúng tôi
không ghét người Mỹ, miễn là họ thể hiện sự kính trọng đối với lãnh tụ, đất
nước, và dân tộc chúng tôi.
– Pazu Kong: Chị đã bao giờ gặp
người Mỹ chưa?
– Hướng dẫn viên: Cá nhân tôi
thì không, nhưng tôi nghe nói rằng một số người Mỹ rất tốt và họ sẵn sàng học
Tư tưởng Chủ thể của chúng tôi (“Tư tưởng Chủ thể” – Juche Ideology –
là hệ tư tưởng chính thức của nhà nước Bắc Triều Tiên, cho rằng “con người là
chủ thể của mọi sự và quyết định mọi việc,” và người dân Triều Tiên là chủ thể
của cuộc cách mạng Triều Tiên).
– Pazu Kong: Những du khách Mỹ
có bị cấm không được tới thăm Bắc Hàn không?
– Hướng dẫn viên: Không, mà còn
có rất nhiều người Mỹ đang du lịch tại đây.
– Pazu Kong: Có bao nhiêu
người?
– Hướng dẫn viên: 6, có tất cả
6 người hiện đang thăm quan đất nước chúng tôi (vào 3/2010).
Sách có mặt ở khắp mọi nơi
Người Triều Tiên rất thích đọc
sách, và bạn có thể bắt gặp những hình ảnh như thế gần như ở khắp mọi
nơi.
(Ảnh: Pazu Kong, Quora)
(Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Đặc sản ở Triều Tiên
Ẩm thực Hàn Quốc thường được
yêu thích nhiều hơn là ở Triều Tiên. Tuy nhiên, món mỳ raengmyeon (랭면) ở thủ đô Bình Nhưỡng mà người
Hàn vẫn gọi là naengmyeon (냉면) lại xứng đáng là món đặc sản nổi trội không đâu
sánh bằng.
(Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Lịch và tư tưởng Juche
Khác với dương lịch và âm lịch
mà chúng ta vẫn biết, người Triều Tiên sử dụng hệ thống lịch riêng gọi là “Lịch
Juche”, hay “Lịch Chủ thể”. Bộ lịch này tính thời gian dựa trên ngày sinh nhật
của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, 15/4/1912. Như vậy, năm 2015 của chúng ta là
“Năm Juche 104” của người dân Bắc Hàn.
Lịch Juche cũng là một phần của
Tư tưởng Chủ thể vốn được ông Kim Nhật Thành đưa ra. Tại thủ đô Bình Nhưỡng có
một tòa tháp cao 170 m mang tên hệ tư tưởng này.
Tháp Tư tưởng Chủ thể (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Tháp Tư tưởng Chủ thể (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Đừng để ‘miền Nam’ đứng trước
Nếu như người Việt, Trung, Hàn,
và Nhật có thể tự do nói “Nam – Bắc” hay “Bắc – Nam” tùy ý, thì người Triều
Tiên lại có xu hướng nhắc đến “Bắc” trước tiên. Ở đây, nếu phát biểu trên các
phương tiện truyền thông, bạn sẽ không được phép nói là “Nam và Bắc Triều
Tiên”. Khi người hướng dẫn viên “lỡ lời” với các du khách của mình, cô ngay lập
tức đính chính: “Đây là bức tượng thống nhất của Nam Chosun và Bắc… Ồ
không, ý tôi là BẮC và NAM CHOSUN!”. Cũng như vậy, họ không có khái
niệm về “Bắc Hàn”, “Bắc Triều Tiên”, hay “Nam Hàn” và “Hàn Quốc” như
chúng ta vẫn dùng, mà thay vào đó là “Bắc Chosun” và “Nam Chosun”. Ở đây,
“Chosun” là Vương triều Triều Tiên, được thành lập bởi Triều Tiên Thái tổ Lý
Thành Quế từ năm 1392–1897.
Cổng Thống Nhất ở Bình
Nhưỡng (Ảnh: Nicor, Wikimedia Commons)
Lãnh tụ Kim Nhật Thành
Người dân Triều Tiên khá tôn
sùng vị lãnh tụ Kim Nhật Thành. Họ thường gập người và cúi đầu trước bức tượng
của ông để tỏ lòng tôn kính.
Bức tượng Kim Nhật Thành (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Người Triều Tiên cúi
đầu trước tượng Kim Nhật Thành (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Có một quy định là, khi chụp
ảnh bức tượng Kim Nhật Thành, bạn bắt buộc phải chụp ảnh toàn thân bức tượng.
Vì vậy, những bức ảnh bán thân như dưới đây sẽ bị cấm và không được phép đăng
tải công khai:
(Ảnh: Pazu Kong,
Quora)
Khách sạn Ryugyong
Một trong những công trình
hoành tráng nhất tại thủ đô Bình Nhưỡng là tòa nhà chọc trời có hình dáng của
Kim tự tháp – Khách sạn Ryugyong (khách sạn Liễu Kinh). Đây là tòa tháp cao 105 tầng và nằm ngay tại
trung tâm thủ đô. Được khởi công xây dựng từ năm 1987, nhưng khách sạn Ryugyong
vẫn chưa được hoàn thành cho đến tận ngày hôm nay.
Hình ảnh tráng lệ của khách sạn Liễu Kinh năm 2011 (Ảnh: Joseph Ferris
III, Flickr/Wikipedia)
(Ảnh: Nicor, Wikipedia)
Mặt chưa hoàn thiện
của khách sạn Liễu Kinh, 2004 (Ảnh: Timur, da.wikipedia)
Số phận những phụ nữ trốn thoát khỏi Triều Tiên
Dưới đây là câu chuyện được một
người Trung Quốc tên là Jiu Ling Chan tiết lộ.
Bạn có thể đọc được ở đâu đó
rằng, rất nhiều người đàn ông ở Trung Quốc không thể tìm được vợ, và hầu hết
trong họ là những người nghèo hoặc người bị tật nguyền. Vì vậy, họ buộc phải
“mua vợ” từ những quốc gia láng giềng. Xuất thân của những cô gái như vậy
thường quyết định mức giá khác nhau. Một cô gái người Việt có thể “đáng giá”
hàng ngàn đô la, nhưng nếu cô gái ấy đến từ Triều Tiên, thì họ sẽ không phải
trả bất cứ đồng xu nào (!!!).
Không ít phụ nữ bị bắt về
làm vợ ở Trung Quốc là người đào tẩu từ Bắc Hàn, một vài trong số họ buộc phải
lẩn trốn trong nhà của người dân Trung Quốc. Nếu họ không may bị chính quyền
nước bạn phát hiện, họ sẽ bị trục xuất và đưa trở lại Triều Tiên. Ngay sau khi
bị gửi về nước, họ sẽ bị tử hình mà không cần xét xử. Nhưng không chỉ bản thân
họ chịu thiệt hại, mà cả gia đình cũng liên lụy, có thể bị bắt vào tù và không
bao giờ còn cơ hội thoát ra ngoài.
Vì vậy, để giữ lại mạng sống
cho mình, những phụ nữ bất hạnh này buộc phải kết hôn với một người đàn ông
Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, đó là lý do tại sao nhiều người nghèo Trung Quốc có
thể… “nhặt” được vợ mà không mất một chi phí nào.
Câu chuyện “nhặt vợ”
của đàn ông Trung Quốc chỉ là một trong những lời kể về “Triều Tiên bí ẩn”.
Hình ảnh trên được cho là một đám cưới ở Triều Tiên (Ảnh: Pazu Kong, Quora)
Quân đội Triều Tiên
Quân đội Triều Tiên là tổ chức
quân sự lớn nhất thế giới. Riêng năm 2013, quốc gia này có 9.495.000 người
(khoảng 40% dân số) phục vụ trong quân đội, hầu hết đều ở độ tuổi 20-45. Điều
này cũng không khó lý giải, bởi tâm điểm trong học thuyết xây dựng đất nước của
quốc gia này là “quân sự trên hết”.
“Triều Tiên bí ẩn” với
gần 40% dân số phục vụ trong quân đội
(Ảnh: Athul Biju, Quora)
(Ảnh: Athul Biju,
Quora)
Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado
Sân vận động lớn nhất thế giới
không phải là ở Trung Quốc, Mỹ, Pháp, hay quốc gia phương Tây nào, mà là ở
Triều Tiên. Đó là sân mùng 1 tháng 5 Rungrado với sức chứa khoảng 150.000
người, tọa lạc lại thủ đô Bình Nhưỡng.
Sân vận động lớn nhất
thế giới ở Triều Tiên (Ảnh: Athul Biju, Quora)
Còn bạn, bạn nghĩ gì
về quốc gia được gọi là Triều Tiên bí ẩn này? Hãy chia sẻ với chúng tôi trong
phần bình luận bên dưới.
Hồng Liên tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét