Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Nuôi dạy con thông minh nhờ thay đổi nhỏ trong thói quen nói chuyện

Thật bất ngờ khi biết rằng nuôi dạy con thông minh chỉ đơn giản là thay đổi nhỏ cách nói chuyện của bố mẹ. Chúng có thể tác động lớn đến sự phát triển của trẻ, giúp trẻ thành công hơn trong tương lai…


Nuôi dưỡng tư duy phát triển ở trẻ chính là việc khen ngợi trẻ một cách trực tiếp.

Tiến sĩ Carol Dweck là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực thay đổi nhận thức của con người về động lực, đặc biệt là phương pháp để trẻ có tư duy phát triển (tin rằng quyết tâm có thể vượt thử thách) thay vì tư duy cố định (tin rằng trí thông minh là di truyền và hữu hạn).
Nói một cách đơn giản, nuôi dưỡng tư duy phát triển ở trẻ chính là việc khen ngợi trẻ một cách trực tiếp về khả năng học tập và nỗ lực của trẻ thay vì đơn thuần khen rằng trẻ rất thông minh. Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào.
Ví dụ:
Tư duy cố định: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi cơ à, con giỏi quá!”.
Tư duy phát triển: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi, chúc mừng con đã hoàn thành mục tiêu sau nhiều nỗ lực luyện tập nhé!”.
Tư duy cố định: “Con đã giải xong câu đố này rồi cơ à, con thông minh thật đấy!”.
Tư duy phát triển: “Xin lỗi vì bắt con tốn thời gian làm câu đố dễ thế này, để mẹ tìm một câu khác khó hơn nhé. Mẹ biết con của mẹ sẽ làm được mà!”.
Tư duy cố định: “Con làm bài kiểm tra được 8 điểm”.
Tư duy phát triển: “Con được 8 điểm trong bài kiểm tra chứng tỏ con hiểu bài tương đối tốt đó. Mẹ tin nếu con xem lại những chỗ sai thật kĩ và làm lại thì con có thể làm đúng gần hết được!”.
Thay đổi thông điệp – Đổi thay tương lai


Thông điệp chỉ thay đổi một chút xíu, nhưng có thể thay đổi cả tương lai của trẻ.

Thông điệp chỉ thay đổi một chút xíu, nhưng có thể thay đổi cả tương lai của trẻ.
Khi bạn thay đổi cách đánh giá trẻ từ việc tập trung vào kết quả sang chú trọng quá trình học tập thì điều đó có nghĩa là trẻ sẽ tự tin thử nghiệm những điều mới mẻ mà không sợ bị đánh giá là không thông minh bởi trẻ có nhiều cơ hội để cải thiện kết quả ấy và khẳng định bản thân mình.
Thí nghiệm thực tế với một nhóm học sinh lớp 7 cho thấy dù có điểm đầu vào xấp xỉ nhau nhưng sau hai năm, những em có tư duy phát triển có kết quả vượt trội hơn hẳn so với nhóm tin tưởng vào tư duy cố định.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
Sự khác biệt là rất lớn
Kết quả thí nghiệm có thể giải thích như sau: Dù năng lực ban đầu là như nhau nhưng những em với tư duy cố định có mục tiêu số một là bằng mọi giá phải luôn giỏi giang ở mọi lĩnh vực. Ngược lại, mục tiêu lớn nhất của những học sinh với tư duy phát triển lại là luôn học tập bằng mọi giá ở mọi lĩnh vực. Các em không sợ sai, sẵn sàng đương đầu thử thách bởi có niềm tin rằng kết quả sẽ dần tốt hơn, thành công hơn.
Tư duy phát triển nên được ươm mầm từ sớm


Bản chất mỗi đứa trẻ đều có tư duy phát triển, nhưng chính cha mẹ đã thay đổi tư duy ấy ở trẻ.
Khi con bắt đầu hiểu được ngôn ngữ xung quanh cũng là lúc bạn nên bắt đầu chứ không cần phải đợi đến khi con đã đến tuổi đi học. Bản chất mỗi đứa trẻ đều có tư duy phát triển, nhưng chính cha mẹ đã thay đổi tư duy ấy ở trẻ. Khi bạn nói chuyện với con rằng “Con xem xem, bạn kia giỏi quá, bạn kia làm được abc xyz”, có thể con sẽ có động lực làm những việc bạn muốn, nhưng con cũng sẽ không dám chấp nhận thử thách, thử nghiệm những điều mới mẻ vì sợ làm lỡ kì vọng của bố mẹ, sẽ không được bố mẹ khen nữa.
Cần luyện tập và củng cố
Mỗi người có tư duy phát triển về một số vấn đề nhưng lại có tư duy cố định về một số vấn đề khác.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
Ví dụ, tôi có tư duy phát triển về toán và các môn khoa học bởi qua kinh nghiệm nhiều năm của mình, tôi biết chỉ cần cố gắng thì kết quả sẽ đền đáp xứng đáng. Ngược lại, tôi có tư duy cố định với môn bóng rổ từ nhỏ bởi đến tận năm 11 tuổi tôi mới tập chơi và ắt hẳn những đứa trẻ khác giỏi hơn tôi nhiều. Nhưng đến khi tôi học cấp 3, tôi quyết định thử chơi và rồi cố gắng luyện tập chăm chỉ, bước ra khỏi vòng an toàn mà mình từng tự vẽ ra. Và rồi kết quả đã không phụ lòng tôi.

Theo afamily

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive