Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Tính cách người Nhật Bản hình thành từ đâu

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 01:08, under | No comments

Nếu để ý bạn dễ dàng nhận thấy rằng, tính cách người Nhật Bản có những nét đặc trưng điển hình. Đó là tinh thần đoàn kết, luôn tôn trọng trật tự ngay cả trong những lúc khó khăn hoạn nạn nhất; là tính phân cấp, thức bậc trong xã hội một cách nghiêm ngặt; … Những điều đó trở thành nét đặc thù mà ta không thấy ở các dân tộc khác. Vậy điều gì đã tạo nên tính cách người Nhật Bản như vậy?


Nhắc tới Nhật Bản, chúng ta luôn bị ấn tượng bởi hình ảnh của những võ sĩ Samurai. Tên gọiSamurai đã trở thành biểu tượng cho nhân cách cao thượng của các trang nam nhi với sự hội tụ đầy đủ Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Tầng lớp võ sĩ Samurai được hình thành từ khi chế độ phong kiến chính thức được thành lập và họ luôn luôn được cả xã hội kính trọng. Tầm ảnh hưởng của họ là vô cùng sâu rộng trong xã hội Nhật Bản cho tới tận ngày nay và người Nhật rất tự hào về giá trị truyền thống này của mình.
Hình ảnh người võ sĩ Samurai cầm thanh kiếm tự sát đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người. Trong tiếng Nhật người ta gọi hành động đó là Harakiri hay Seppuku. Chỉ khi nào người võ sĩ lâm vào cảnh thất trận, khi đó họ mới tiến hành nghi lễ này. Hành động này trước tiên để họ tránh khỏi những nhục nhã có thể xảy đến khi người Samurai bị thất bại. Nhưng bên cạnh đó, đây cũng là lời xin lỗi, là cách mà họ nhận trách nhiệm về mình. Tinh thần Samurai thấm vào người dân Nhật Bản nên họ luôn là những người có tính trách nhiệm với công việc của mình cao nhất.
2. Một nước Nhật thuần nhất :
Từ khoảng 10.000 năm trước, có một nhóm người gốc Mông Cổ đã di cư tới khu vực phía bắc nước Nhật. Họ sinh sống và phát triển trên mảnh đất này. Cộng với yếu tố địa lý là một đảo quốc, Nhật Bản có cuộc sống khá tách biệt so với các nước khác trong khu vực cùng với vận may lịch sử, Nhật Bản không bị đế quốc thực dân nào xâm chiếm. Chính những yếu tố đó đã tạo nên một nước Nhật thuần nhất với 99% dân số là người gốc Nhật Bản. Họ có điều kiện để sáng tạo, xây dựng và duy trì những đặc trưng của riêng mình ví dụ như: thần đạo, võ sĩ đạo, nhu đaoọ, trào đạo, ….
3. Sự dung hòa giữa các tôn giáo :
Tại Nhật Bản có 3 tôn giáo chính tạo nên cơ sở, nền tảng xã hội của người dân xứ hoa anh đào, đó là Thần Đạo của Nhật Bản, Phật Giáo của Ấn Độ và Khổng Giáo của Trung Hoa. Người đầu tiên có công trong việc dung hòa các tôn giáo trên chính là Thái tử Shotoku (574 – 622). Ông đã dung hòa thành công giữa tôn giáo bản địa với tôn giáo du nhập từ bên ngoài, mỗi tôn giáo có một vị trí và vai trò riêng trong xã hội Nhật Bản. Theo đó, Thần Đạo chăm lo cho cuộc sống hiện tại, Phật Giáo đảm đương trách nhiệm cho cuộc sống của người Nhật sau khi qua đời còn Khổng Giáo là cơ sở giúp tạo ra thiết chế chính trị chặt chẽ cũng như duy trì trật tự giữa các đẳng cấp trong xã hội.
Ngày nay bên cạnh 3 tôn giáo chính này, người Nhật Bản còn du nhập thêm các tôn giáo khác nhưng tất cả vẫn luôn được duy trì sự hài hòa với nhau.
Thành công của Nhật trong việc duy trì sự hài hòa giữa các tôn giáo đã phần nào thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa và tính cách người Nhật Bản đó là: biết học hỏi, tiếp thu những văn hóa tiến bộ từ bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo duy trì bản sắc dân tộc.
4. Thiên nhiên và lịch sử tôi rèn tinh thần Nhật :
Nhật Bản là quốc gia nằm trên đường gãy khúc của trái đất, vì vậy nơi đây thường xuyên xảy ra những trận động đất, sóng thần với sức tàn phá lớn. Sau mỗi thảm họa thiên tai này người dân Nhật Bản lại phải gây dựng lại  mảnh đất thân yêu. Cùng với đó là phần lãnh thổ Nhật Bản không được liền mạch như các quốc gia khác. Chúng ta biết  đây là một quốc đảo với 4 hòn đảo lớn chính, vì vậy sự hỗ trợ giữa các vùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với hoàn cảnh như vậy, thiên nhiên đã tôi rèn cho người Nhật bản lĩnh trước mọi khó khăn. Họ bình tĩnh giải quyết trước mọi vấn đề và một tinh thần cố kết cộng đồng chặt chẽ. Cùng nhau chia sẻ để vượt qua khó khăn.
Không chỉ có vậy, Nhật Bản còn là quốc gia không mấy giàu có về tài nguyên thiên nhiên và từ sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản phải đi lên từ đống tro tàn. Chính vì vậy người Nhật không còn cách nào khác là phải tự mình kiên cường vươn lên khắc phục khó khăn, đạt tới thành công.
Tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội đó đã hình thành nên tính cách con người Nhật Bản đó là: kiên cường, điềm tĩnh và khiếm tốn.
Từ những bài học và kinh nghiệm của người Nhật, chúng ta càng thêm khâm phục những con người nhỏ bé của xứ sở này. Và hơn thế, chúng ta cần rút ra những bài học cho chính bản thân và những người xung quanh.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive