Sống, muốn làm được việc gì đó, muốn có một
tương lai sáng lạn, có một số đạo lý bạn bắt buộc phải biết, vì đó là kinh
nghiệm, là hiểu biết của những người từng trải, nhưng biết chỉ là để tham khảo,
biết là để linh hoạt áp dụng trong thời đại của mình chứ không phải đâm đầu
nghe theo một cách mù quáng mà không biết nhìn nhận vào thực tế. Hi vọng 6 đạo
lý dưới đây có thể phần nào giúp bạn bớt cảm thấy mơ hồ trên con đường định vị
bản thân và tìm ra một chỗ đứng thích hợp cho mình.
"Triệu Quát Thục đọc binh thư, nhưng cuối cùng vẫn rơi vào
kết cục hại người hại mình, bởi lẽ ông chỉ biết "bàn binh trên giấy".
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta cũng nghe qua không ít triết lý đời người,
nhưng có những thứ thực ra không hề thực tế, nếu không biết cách tùy cơ ứng
biến, mọi người cũng sẽ trở thành một người chỉ biết "bàn binh trên
giấy".
Đây là lời một người đàn ông 50 tuổi nhắn nhủ với con cháu của
mình.
Lời của người đàn ông ấy không phải là không có lý, rất nhiều
người luôn thích nghe những lời của các cụ nói, nhưng lại không biết cách linh
hoạt áp dụng vào thực tế cuộc sống, chẳng hạn như "chịu được khổ, ắt sẽ
gặt được trái ngọt hơn người", nghe thì có vẻ rất đúng, nhưng mọi người
cũng chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đọc và nhận lấy chứ không hề đi sâu vào tìm
hiểu "tường tận ngõ ngách" phía sau.
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với mọi người 6 đạo lý vô cùng thực
tế, mong rằng nó có thể góp phần giúp bạn chào đón một tương lai hoàn toàn mới.
01
Phương hướng quan trọng hơn nỗ lực
Tôi từng gặp một người vô cùng chăm chỉ, ngay ở độ tuổi 20 anh
ấy đã không ngừng nỗ lực làm việc, nhưng mãi tới 30 tuổi, vẫn chưa có gì trong
tay, anh ấy cũng không có bằng cấp gì, công việc mà anh ấy làm thực ra cũng
không hợp với tính cách của bản thân.
Chỉ là anh ấy được cái vô cùng chịu khó, nhưng dù có nỗ lực tới
đâu, cho tới bây giờ anh ấy vẫn chưa có được cái gì trong tay, mọi người ai
cũng khuyên nhủ, đồng cảm nói có lẽ đó là cái số cái mệnh rồi.
Thực ra, cá nhân tôi cho rằng mọi người đều đã sai, anh ấy cho
tới nay vẫn không có tài sản gì, không phải do vận mệnh, mà là do lựa chọn của
chính anh ấy, ngay từ ban đầu anh ấy đã không tìm tòi nghiên cứu kĩ phương
hướng, vì vậy cứ liên tục đi sai đường.
Lấy một ví dụ đơn giản, hai người cùng nhau đi leo núi, trong đó
có một người phát hiện ra một con đường tắt, anh ta lựa chọn đi theo con đường
đó, chẳng mấy chốc đã leo được lên tới đỉnh.
Người còn lại lại đi nhầm đường, có thể sau cùng anh ta vẫn có
thể tới được đích, nhưng để tới được cái đích ấy, anh ta cũng đã phải vòng vèo
rất nhiều, trong khi sự vòng vo quanh co ấy thực ra lại không hề đáng.
Vậy mới nói, sống ở đời, hãy làm một người lý trí, trước khi làm
bất cứ việc gì, hãy làm rõ phương hướng cần phải đi, chứ không phải cứ đâm đầu
vào "nỗ lực trước đã".
Chẳng hạn khi chọn một ngành nghề nào đó, trước tiên hãy nghĩ
xem nó có đáng để mình làm hay không, ngành nghề này có hợp với mình hay không?
Phương hướng như vậy là đúng hay sai? Liệu có tương lai phát triển hay không?
Nếu không thể làm rõ được những điều căn bản nhất đó, có đi bao lâu cũng sẽ
chẳng thể tới được đích.
Đừng chỉ cúi đầu nỗ lực, thỉnh thoảng phải biết ngẩng đầu lên để
nhìn phương hướng, nghĩ một chút xem con đường phía trước có đáng để mình bước
tiếp không, tìm được phương hướng chính xác luôn quan trọng hơn việc đâm đầu
vào nỗ lực mà chẳng biết đích đến là đâu.
02
Cái đầu quan trọng hơn chỉ biết chịu khổ
Có người nói chịu được khổ, ắt sẽ gặt được trái ngọt hơn người,
đúng, chăm chỉ siêng năng là một phẩm chất đáng quý, nhưng nó không nhất định
đã đúng đắn.
Trong quá trình "chịu khổ", có phải cũng nên
"động não"?
Có những người khi còn đi học, dù ôn luyện, học ngày học đêm
nhưng tới khi đi thi điểm lại không được như ý muốn; trong khi có những người
vốn chẳng nỗ lực nhiều như vậy lại thường xuyên đứng đầu bảng.
Thực ra, cái quan trọng nhất ở đây vẫn là phương pháp học, người
biết cách học luôn học dễ vào hơn người khác, vì vậy họ cũng dễ dàng đạt được
thành công ở một mức nhất định hơn.
Trong cuộc sống, vì sao những người thông mình thường dễ dàng
thành công hơn những những người bình thường, đó là vì họ biết dùng cái đầu của
mình.
Chỉ biết nỗ lực, nhưng đầu óc đơn giản thì dù có nghiêm túc tới
đâu, tới cuối cùng cũng vẫn chỉ có thể là một người bình thường, điều này trần
trụi nhưng thực tế.
Trí tuệ của một người là vô cùng quan trọng, có đầu óc là có trí
tuệ, khôn khéo, lanh lợi, dám đi nhiều con đường, mới dễ dàng đạt được những
kết quả tốt nhất.
03
Quan niệm quan trọng hơn năng lực
Một người dù rất có năng lực nhưng tầm nhìn hạn chế, tư tưởng
bảo thủ, anh ta chỉ có thể ở một vị trí nhất định, rất khó có thể trèo lên được
cao hơn.
Anh ta có thể là đối tượng đào tạo trọng điểm của công ty, hoặc
có thể nói là một cán bộ cốt cán, nhưng đó vừa hay lại chính là đỉnh cao sự
nghiệp của anh ta, hay nói cách khác thì sự nghiệp của anh ta cũng chỉ có thể
dừng lại ở đó.
Quan niệm tiến bộ, tư duy luôn không ngừng sáng tạo và đổi mới,
đó mới là phẩm chất cần thiết của một người trong thế giới hiện đại, luôn không
ngừng tiến lên như hiện nay. Đừng chỉ biết đâm đầu vào nỗ lực, nếu bạn không có
một tư tưởng tân tiến, bạn sẽ bị thời đại bỏ lại không thương tiếc.
04
Cơ hội quan trọng hơn mối quan hệ
Rất nhiều người luôn cho rằng các mối quan hệ xã hội là thứ quan
trọng nhất, đúng là quen biết rộng là điều cần thiết, nhưng cơ hội lại là thứ
quan trọng hơn rất nhiều. Không thiếu những trường hợp dù không có mạng lưới
"chống lưng" rộng, nhưng họ vẫn có thể thành công, đó là bởi họ biết
nắm bắt cơ hội.
Thực ra, sống ở đời, nhiều khi cũng phải dựa vào vận may, nhưng
dù thế nào thì vận may cũng chỉ chiếm 10% trong toàn bộ quá trình cố gắng.
Ai cũng nói cơ hội chỉ để dành cho người đã có chuẩn bị, câu nói
này hoàn toàn chính xác, nắm bắt thời cuộc, mài dũa năng lực, đợi thời cơ tới,
quả quyết nắm lấy, thành công sẽ cách bạn không xa. Cơ hội trên đời không
thiếu, quan trọng là bạn có nhanh nhạy mà nắm bắt hay không mà thôi.
05
Sự ham học quan trọng hơn trình độ học vấn
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của học vấn, có không ít
những thạc sỹ tiến sỹ kiếm được mức lương trên trời với tấm bằng của mình,
nhưng nói đi cũng phải nói lại, có những người dù có học tới thạc sỹ rồi thì sự
nghiệp cũng không ra đâu vào với đâu.
Có một điều mọi người cần thừa nhận đó là trình độ học vấn không
đồng nghĩa với việc có văn hóa, dù bằng cấp của bạn không cao, nhưng bạn ham
học hỏi, thích đọc sách, có năng lực, bạn vẫn có thể có một tương lai hoàn toàn
khác.
Các nhà văn nổi tiếng cũng vậy, không phải cứ học lực giỏi là có
thể trở thành tác gia, người có bằng cấp thấp nhưng ham học, đa tài, không cần
dựa vào một cái bằng để chứng minh thực lực bản thân, lĩnh vực nào cũng vậy cả
thôi.
06
Biết mình muốn gì quan trọng hơn tất cả
Rất nhiều người ngày nào cũng bận rộn làm việc, họ không bao giờ
dành thời gian để nghiêm túc nghĩ xem mình thực sự muốn gì.
Bất kể ra sao thì sống ở đời cũng nên sống cho rõ ràng ra một
chút, biết mình muốn gì quan trọng hơn việc mỗi ngày làm được cái gì.
Biết mình muốn gì bạn mới có một mục đích, một mục tiêu, một
phương hướng, có như vậy mới không làm lãng phí thời gian, lãng phí cuộc sống.
Sống, muốn làm được việc gì đó, muốn có một tương lai sáng lạn,
có một số đạo lý bạn bắt buộc phải biết, vì đó là kinh nghiệm, là hiểu biết của
những người từng trải, nhưng biết chỉ là để tham khảo, biết là để linh hoạt áp
dụng trong thời đại của mình chứ không phải đâm đầu nghe theo một cách mù quáng
mà không biết nhìn nhận vào thực tế.
Hi vọng 6 đạo lý trên đây có thể phần nào giúp bạn bớt cảm thấy
mơ hồ trên con đường định vị bản thân và tìm ra một chỗ đứng thích hợp cho
mình.