Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Mới bán có 40 cây bơ booth trái vụ mà đã thu 240 triệu đồng

Vũ Thị Thúy, thôn Tung Blai, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh (Gia Lai) cho hay: "Năm nay, gia đình tôi có 40 cây bơ booth trồng trái vụ được thương lái mua ngay tại vườn với giá 240 triệu đồng". Chị Thúy là 1 trong những hộ nông dân ở địa phương này phá cà phê trồng bơ booth trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao...


Gia đình chị Vũ Thị Thúy (thôn Tung Blai) là một trong những hộ đầu tiên tại xã Ia Dreng đưa giống bơ booth về trồng trái vụ tại rẫy cà phê.  Hiện tại, vườn bơ của chị đang cho thu hoạch. Gia đình chị Vũ Thị Thúy thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng 150 cây bơ booth trái vụ. Ảnh: L.T.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã mạnh dạn đưa giống bơ booth trồng trái vụ trên diện tích đất cà phê, hồ tiêu đã bị chết hoặc trồng xen canh với cây cà phê, hồ tiêu. Bước đầu, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ giống bơ booth này.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bơ sai trĩu quả, chị Thúy phấn khởi cho biết, năm 2012, xem trên ti vi và sách báo thấy cây bơ booth dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, vợ chồng chị đã quyết định phá bỏ 2 sào cà phê già cỗi để trồng 150 cây bơ booth. “Trồng bơ booth trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với bơ chính vụ mà lại tốn ít chi phí.
Theo chị Thúy, giống bơ booth trái vụ này ra hoa từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Mặc dù cho thu hoạch trái vụ nhưng năng suất của bơ booth không thua kém bơ chính vụ. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. "Năm ngoái thu bói, gia đình tôi đã thu về gần 200 triệu đồng, còn năm nay, gia đình tôi mới chỉ có 40 cây bơ booth mà đã được thương lái mua ngay tại vườn với giá 240 triệu đồng”-chị Thúy chia sẻ.
Thấy mô hình trồng bơ booth mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2014, ông Đỗ Xuân Diệu (cùng ở thôn Tung Blai) đã trồng xen canh 100 cây bơ  booth trong vườn cà phê.  Ông Diệu cho biết: “Tôi thấy trồng bơ booth xen canh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn điều hòa khí hậu vườn cây, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ, góp phần cân bằng môi trường sinh thái, giúp vườn cà phê sinh trưởng, phát triển bền vững. Giá bơ booth được thương lái mua tại vườn là 40.000-50.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với trồng bơ sáp chính vụ. Năm nay, gia đình tôi có 6 cây bơ booth thu bói, thương lái mua ngay tại vườn với giá 42 triệu đồng”.


Nhờ trồng cây bơ booth trái vụ trong vườn cà phê, hồ tiêu
 mà nhiều hộ nông dân thôn Tung Blai, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh (Gia Lai) có thu nhập cao. Ảnh: IT. 

Ông Trần Ích Cánh-Chi hội trưởng chi hội Nông dân thôn Tung Blai, cho biết: “Những năm qua, người dân thôn Tung Blai tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có việc đưa cây bơ booth vào sản xuất, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, người dân trong thôn đã trồng được trên 1.400 cây bơ booth. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, có hộ đã thu 200-300 triệu đồng từ cây bơ booth” .
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Vân-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dreng, cho hay: “Xã Ia Dreng có diện tích bơ booth lớn nhất huyện với 10 ha. Giá bơ booth hiện dao động 40.000-50.000 đồng/kg nên đang được bà con trong xã nhân rộng. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và giúp người dân tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.
Bà Vân cho biết thêm, Hội Nông dân xã cũng khuyến cáo người dân không nên trồng bơ booth một cách ồ ạt mà trồng xen canh với hồ tiêu, cà phê giúp các hộ tránh được nguy cơ thua lỗ trong trường hợp độc canh một loại cây trồng. Đặc biệt, trồng xen các loại cây ăn trái trong vườn cà phê còn có tác dụng điều hòa khí hậu vườn cây, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ, góp phần giữ gìn cân bằng môi trường sinh thái, giúp vườn cà phê sinh trưởng, phát triển bền vững, tăng thu nhập cho bà con nông dân trên một đơn vị diện tích”.

Theo Lê Trang (Báo Gia Lai)


Làm giàu ở nông thôn Vỏn vẹn 150m2 trồng nấm, thu 40 triệutháng

Nhà ông Nguyễn Thanh Cước, thôn Hiệp Lễ, xã Tân Hải, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận chỉ có 150m2 quây bạt ni lông, phủ lá dừa để trồng 2 loại nấm bào ngư xám và nấm sò trắng mà mỗi tháng có nguồn thu từ 40-50 triệu đồng


Ông Nguyễn Thanh Cước phấn khởi với nhu nhập từ 150m2 
diện tích trồng nấm bào ngư xám, nấm sò trắng của gia đình.

Đến tham quan mô hình trồng nấm của ông Nguyễn Thanh Cước chúng tôi không ngờ rằng, chỉ với diện tích 150m2, xung quanh được bao phủ kín bằng lá dừa nước và quây bạt ni lông. Với diện tích trên, gia đình ông Nguyễn Thanh Cước đang trồng 15.000 bịch phôi nấm, trong đó có 12.000 phôi nấm bào ngư xám và 3.000 phôi nấm sò trắng (hay còn gọi là nấm tuyết).
Mỗi ngày, trại nấm vỏn vẹn có 150m2 của gia đình ông Nguyễn Thanh Cước cung cấp cho thị trường từ khoảng 40 kg nấm bào ngư xám và 20 kg nấm sò trắng. Ông Cước đang bán nấm cho thương lái tại nhà là 30 ngàn đồng/kg nấm bào ngư và 20 ngàn đồng/kg nấm sò trắng. Như vậy mỗi ngày, gia đình ông Cước đã thu được số tiền hơn 1,5 triệu đồng từ 2 loại nấm trên. Mô hình trồng nấm của ông đã mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn, trừ chi phí, mỗi tháng gia đình ông Cước thu lãi từ 40 đến 50 triệu đồng.

 

Ông Nguyễn Thanh Cước (phải) giới thiệu 
với khách thăm quan  mô hình trồng nấm bào ngư xám, nấm sò trắng của gia đình.
Qua trao đổi, ông Nguyễn Thanh Cước cho biết: “Trồng nấm không khó, lại tốn ít công và làm việc trong môi trường không lo sợ nắng mưa. Bên cạnh đó đầu tư cho trồng nấm cũng ít chi phí hơn so với các cây trồng khác nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn, ổn định hơn nhiều so với loại loại cây trồng mà ông đã từng làm.
Cụ thể như gia đình ông bỏ ra khoảng 100 triệu đồng để làm mô hình trồng nấm, kể cả mua phôi nấm; nhưng chỉ sau khoảng 3 tháng thì gia đình đã lấy lại vốn. Bình quân mỗi phôi nấm sống khoảng 3 đến 4 tháng, tùy theo kỹ thuật chăm sóc của người trồng, trong khoản thời gian đó, nấm sẽ cho ra sản phẩm từ 4 đến 5 lần, trong khi chỉ cần 2 lần cho ra sản phẩm cũng đã đủ chi phí cho mỗi phôi nấm được đầu tư. Vì vậy những lần sau, sản phẩm nấm là lợi nhuận của gia đình.


Ông Nguyễn Thanh Cước đang kiểm tra khu vực trồng nấm sò trắng.

Với việc trồng nấm đang có chiều hướng phát triển tốt, đã tạo cho gia đình ông Cước ngày càng ổn định hơn. Ông Cước mong muốn trong thời gian tới được sự hướng dẫn của ngành chức năng để ông được đăng ký thương hiệu, tạo thêm sự yên tâm, tin tưởng của người tiêu dùng về các sản phẩm nấm sạch này.
Nhiều năm trước đây, ông Nguyễn Thanh Cước được biết đến là nông dân điển hình trong việc trồng cây thanh long. Cũng chính từ cây trồng đặc sản của Bình Thuận này mà kinh tế gia đình ông đã khá lên rất nhiều. Hàng năm ông đều được tuyên dương là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thị xã.


Những cánh nấm bào ngư xám phát triển rất tốt 
từ những bịch phôi được ông Nguyễn Thanh Cước xử lý đúng quy trình kỹ thuật.

Tuy vậy cơ duyên đến với nghề trồng nấm của ông Cước bắt nguồn từ suy nghĩ muốn tìm một cây trồng mới khác với cây thanh long để thử nghiệm. Và thông qua truyền thông báo đài, ông Cước nhận thấy dường như ở thị xã La Gi chưa có người nào trồng nấm sạch, trong khi đó ở các tỉnh bạn như Vũng Tàu, Đồng Nai thì có khá nhiều người làm giàu từ việc trồng nấm. Vì vậy ông đã quyết định trồng thử nghiệm và gắn bó đến nay đã hơn 1 năm.


Nấm sò trắng hay còn gọi là nấm tuyết phát triển rất tốt 
trong trại nấm chỉ vỏn vẹn có 150m2 của gia đình ông Nguyễn Thanh Cước.

Nói về mô hình của hội viên ông dân Nguyễn Thanh Cước, ông Nguyễn Văn Trung – Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hải phấn khởi cho biết: “Mặc dù mô hình trồng nấm của ông Cước là một mô hình nông nghiệp mới của địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế lại khá cao. Hy vọng ngày sẽ có nhiều bà con áp dụng mô hình này để phát triển kinh tế”
Nói về dự định trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Cước cho biết sẽ tiếp tục mở rộng thêm một nhà trồng nấm lớn hơn diện tích hiện có để tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường và tăng thu nhập cho gia đình. Riêng đối với bà con trong vùng, nếu có nhu cầu tìm hiểu về việc trồng nấm, ông sẽ sẵn lòng chia sẽ và hướng dẫn để bà con nông dân cùng làm và cùng vươn lên làm giàu...

Theo Rạng Đông-Văn Dũng (Báo Bình Thuận)

Trồng dâu tây thủy canh hồi lưu, vườn rất sạch mà có tiền tỷ

Trồng dâu tây trên một vùng đất không có một giọt nước, cây dâu vẫn cho trái thơm ngọt. Những cây dâu tây và rau lớn nhanh như thổi mà không lãng phí giọt nước nào. Không chỉ tiết kiệm mỗi tháng hàng chục triệu đồng cho nhiều chủ vườn, trồng nông sản thủy canh hồi lưu ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) còn là biện pháp hữu hiệu để sử dụng nước hiệu quả nhất...


Vườn dâu thủy canh hồi lưu của ông Nguyễn Thanh Trúc. Ảnh: D.Q.

Trong điều kiện nguồn nước ngầm ngày càng hạn chế, thủy canh hồi lưu đang là một trong những câu trả lời cho việc tiết kiệm nước.
Hiện tại, hầu hết các vườn dâu trong nhà kính trên địa bàn Đà Lạt đều trồng theo phương pháp thủy canh không hồi lưu. Với các nhà vườn khác, việc trồng chủ yếu vẫn là địa canh không hồi lưu. Nước được cung cấp cho cây theo hệ thống xuôi một chiều, lượng nước thừa sẽ chảy hết ra ngoài môi trường.
Nhận thức được điểm yếu của hệ thống thủy canh không hồi lưu, nhiều nhà vườn ở Đà Lạt đã bắt đầu chuyển sang hệ thống thủy canh khép kín, tức thủy canh hồi lưu. Áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến này, chuyện tiết kiệm nước đã được giải quyết và góp phần rất lớn nâng cao năng suất, chất lượng trái dâu, cây rau cũng như hướng người sản xuất tới việc hình thành quan điểm sản xuất có trách nhiệm với môi trường.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, nông dân có trang trại trồng dâu lớn tại khu Cây Mai, thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, Đà Lạt là một trong những nông hộ áp dụng hệ thống trồng dâu thủy canh hồi lưu. Ông Trúc kể lại, năm 2016, khi mua vườn, ông đã mất tới 300 triệu đồng để khoan nước ngầm. Nhưng, mất tiền mà nước không có, gần một ha vườn đất pha cát khô cháy.
Vậy là để có nguồn nước phục vụ cho gần 5 sào dâu tây New Zealand, ông Nguyễn Thanh Trúc đành sử dụng nguồn nước sinh hoạt do nhà máy nước cung cấp. Ông Trúc kể: “Nước sinh hoạt dùng cho vườn dâu với giá 14 ngàn đồng/m3, nếu sử dụng tưới không hồi lưu thì thực sự quá lãng phí. Vì vậy tôi đầu tư trên 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống ống, dây, bể gom nước làm thủy canh hồi lưu. Tuy chi phí đội lên khá nhiều nhưng hiệu quả thì tới giờ tôi khẳng định là quá thành công, vừa tiết kiệm nước, vừa tiết kiệm dinh dưỡng”.


Vườn dâu tây trồng theo công nghệ cao 
và được đầu tư hệ thống thủy canh hồi lưu của gia đình ông Nguyễn Thanh Trúc. Ảnh: Đoàn Kiên (SGGP).

Ông Nguyễn Thanh Trúc tính toán, tùy thời tiết, nhiệt độ nhưng trung bình vườn dâu của ông tưới 8 lần/ngày, mỗi lần hết 6 m3 nước. Nếu là thủy canh không hồi lưu, lượng nước thừa sẽ chảy mất, vừa lãng phí nước, vừa lãng phí lượng phân bón, dinh dưỡng pha trong nước. Nhưng do sử dụng hệ thống thu gom nước hồi lưu, lượng nước thừa được quay trở lại bể trung bình khoảng 40-50%. Và khi tưới lại, ông chỉ cần bổ sung thêm 50% nước và dinh dưỡng mới.
Với hệ thống tưới thủy canh hồi lưu, tính ra, mỗi tháng ông Nguyễn Thanh Trúc tiết kiệm được từ 1-2 triệu đồng tiền nước sạch và xấp xỉ 10 triệu đồng tiền phân bón, dinh dưỡng cho cây. Và với trên 100 triệu đồng đầu tư cho hệ thống thủy canh hồi lưu, chỉ 7 tháng là ông Trúc đã thu hồi vốn.
Còn với anh Tô Quang Dũng, Công ty Trang trại Trường Phúc, đường Nguyên Tử Lực, Phường 8, Đà Lạt, vườn rau ăn lá thủy canh hồi lưu cũng mang lại cho anh thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Công thức dinh dưỡng pha có sẵn, hệ thống tưới tự động hẹn giờ, cây con chỉ cần xuất vườn, vào khay là đặt sẵn vào các lỗ có sẵn. Không phải làm đất, không phải xử lý đất do sử dụng giá thể nên trồng rau trên hệ thống thủy canh hồi lưu rất nhanh, chỉ 30 ngày/lứa, mỗi năm anh Dũng có thể quay vòng tới 12 vụ so với 7, 8 vụ/năm như trồng trên đất bình thường.


Trang trại trồng rau có hệ thống thủy canh hồi lưu của gia đình anh Tô Quang Dũng. Ảnh: Kim Anh (Tienphong).
Ngoài ra, do không xả nước thừa nên trang trại của anh Tô Quang Dũng rất sạch, không mất công làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng nên tiết kiệm công lao động. Hiện thu nhập từ diện tích rau trồng thủy canh đang là thu nhập hiệu quả nhất của trang trại Trường Phúc.
Không chỉ có ông Nguyễn Thanh Trúc, anh Tô Quang Dũng, nhiều công ty, nhà vườn trồng rau, trồng dâu tại Đà Lạt như Bio Frest, Nutri Farm, Lê Hoàng Nhật…đã áp dụng phương pháp canh tác thủy canh hồi lưu. Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt đánh giá, trồng thủy canh hồi lưu là biện pháp canh tác tiên tiên, đặc biệt hiệu quả trong việc tiết kiệm nguồn nước và dinh dưỡng nuôi cây.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, những vườn áp dụng thủy canh hồi lưu cũng có những yêu cầu đặc biệt như chi phí ban đầu lớn, người trồng phải có kiến thức tốt về sinh lý cây trồng, biết kiến thức quản lý bệnh dịch trên cây tốt bởi thủy canh hồi lưu là môi trường lây rất nhanh từ cây bệnh sang cây lành. Trong điều kiện thực tế thay đổi khí hậu, nguồn nước ngầm ngày càng hạn chế, việc sử dụng canh tác thủy canh hồi lưu là giải pháp hữu hiệu trong tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá: nước sạch.

Theo Diệp Quỳnh (Báo Lâm Đồng)

Làm giàu ở nông thôn Tỷ phú nuôi cá, vịt đi lên từ tay trắng và nợ nần

Mô hình phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng của ông Nguyễn Đức Hữu ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn (Sơn La) thành công lớn nhờ tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Mọi người trong vùng cảm phục bởi ông vươn lên thành tỷ phú từ 2 bàn tay trắng và vướng nợ nần trước đó...


Ông Hữu luôn quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

Ông Nguyễn Đức Hữu sinh năm 1966 vốn quê ở Phú Thọ. Năm 2003 ông Hữu xách ba lô đi tìm nơi làm kinh tế và được bạn bè giới thiệu đến vùng đất Chiềng Mai, huyện Mai Sơn. Nhận thấy vùng đất bản Ban trong xã Chiềng Mai có suối nước chảy quanh năm, rất thuận lợi cho việc làm ao nuôi thả cá.
Năm 2006 ông Hữu đưa gia đình quyết định lên định cư tại bản Ban, xã Chiềng Mai để phát triển kinh tế trang trại. Ông vay ngân hàng và từ bạn bè; chấp nhận đấu thầu đất, ký hợp đồng 5 năm/lần với UBND xã Chiềng Mai với giá 12 triệu/năm, để thuê 2 ao rộng khoảng 2ha ở bản Ban.
Ông Hữu nhớ lại: “Thời gian đầu mới lên lập nghiệp, 2 ao tù lúc đó rất nông và nhếch nhác bởi lắm rác, nhiều bùn, cây cỏ mọc um ùm.Tôi phải thuê máy xúc và nhân công cải tạo lại toàn bộ 2 ao”. Ông Hữu bắt đầu thả cá rô phi đơn tính, mè, chép, trôi...và tận dụng mặt nước ao nuôi thêm hơn 2.000 con vịt để tăng thu nhập cho gia đình.
Thất bại rồi lại đứng lên
Năm 2007, 2 ao cá sắp đến mùa thu hoạch của gia đình ông Hữu bỗng nhiên bị chết trắng hoàn toàn, vịt thì bị dịch bệnh cúm H5N1 hoành hành. Ông Hữu và gia đình lâm vào hoàn cảnh nợ nần, khó khăn chồng chất khi mà số tiền lớn bỏ ra đầu tư ban đầu đã bị mất trắng.
Trong lúc khó khăn tưởng như khiến ông Hữu và gia đình dễ từ bỏ buông xuôi tất cả ấy, ông lại luôn nhận được sự ủng hộ động viên từ người vợ. Đó chính là điểm tựa và động lực lớn thôi thúc ông kiên trì vượt qua tất cả mọi khó khăn mà ông đang phải đối mặt.


Hiện nay, những đàn vịt được ông Nguyễn Đức Hữu vỗ béo, đang chờ đến ngày xuất chuồng


 Ông Nguyễn Đức Hữu theo dõi quá trình phát triển của đàn cá

Ông Nguyễn Đức Hữu lại chạy ngược chạy xuôi, vay mượn tiền anh em họ hàng và vay nóng bên ngoài khoảng 200 triệu đồng để xử lý môi trường lại ao nuôi, chuồng trại và lại mua cá giống, vịt giống về tiếp tục chăn thả. Vừa làm, ông vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ các mô hình thành công khác ở trong và ngoài tỉnh.


Toàn cảnh 2ha ao cá cho thu hàng trăm triệu đồng /năm của gia đình ông Hữu.

Hằng ngày, ông thường xuyên kiểm tra môi trường nước, theo dõi trọng lượng cá và các bệnh phát sinh. Thức ăn cho cá được ông chia ra từng giai đoạn rất khoa học, cá từ 60 ngày tuổi thì được ông cho ăn cám viên công nghiệp. Khi cá hơn 3 tháng tuổi thì ông chuyển sang cho cá ăn cám ngô. Đồng thời ông còn lên mạng Internet và đọc báo tìm hiểu thêm kiến thức về kỹ thuật chăm sóc cá và chăn nuôi vịt, để áp dụng vào mô hình trang trại của mình.
Vượt khó vươn tới thành công
Đến năm 2008, thành công đã mỉm cười với ông Hữu và gia đình. Ông bắt đầu thu hoạch lứa cá và vịt đầu tiên, cho lãi hơn 60 triệu đồng. Khoảng 3 năm tiếp theo, giá cá thương phẩm trên thị trường bắt đầu tăng vọt, ông có lãi hơn 200 triệu đồng. Và tới năm 2016, ông Hữu thu nhập hơn 800 triệu đồng từ nuôi cá và thả vịt trên ao.


Ngoài làm ao nuôi cá, ông Hữu còn xây thêm chuồng nuôi lợn để tăng thêm thu nhập.

Ngoài ra, ông Hữu còn tận dụng diện tích bờ ao, xây thêm chuồng nuôi hơn 100 con lợn thịt và tận dụng phân chuồng làm thức ăn cho cá, giảm bớt chi phí. 5 năm trước đây, trung bình một năm ông nuôi lợn được 3 lứa, lãi hơn 180 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Hữu còn tạo thuận lợi cho những nông dân có hoàn cảnh khó khăn ở bản Ban bằng cách tạo việc làm, nuôi ăn ở và mỗi tháng trả tiền công 3 triệu đồng/tháng.


Khách du lịch đến trải nghiệm câu cá trong trang trại gia đình ông Hữu


Hơn 11 năm gắn bó với ao - chuồng trại, ông Hữu đã có trong tay một cơ ngơi bạc tỷ mà nhiều nông dân mơ ước.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Hữu cho biết: Cứ đến tháng 1- 2 âm lịch hằng năm, gia đình tôi bắt đầu thu hoạch cá. Các thương lái đã quen nên sản phẩm đầu ra của gia đình tôi lúc nào cũng ổn định và không lo rớt giá. Giờ con cái tôi đều trưởng thành và có nghề nghiệp ổn định. Đời sống của gia đình đã khá giả hơn trước và có của ăn của để…

Theo danviet.vn

Soái ca kế toán bỏ phố về quê nuôi đàn dê khoang đẹp phát hờn

Rời thành phố Hồ Chí Minh, bỏ lại sau lưng công việc kế toán ổn định, anh Nguyễn Hữu Phúc trở về quê hương ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và chọn cho mình một hướng đi mới đó là lên vùng cao Bác Ái nuôi đàn dê khoang đẹp đến "phát hờn". Đến nay, sau hơn 4 năm gắn bó với mô hình nuôi dê và đời sống "du mục", vợ chồng anh Nguyễn Hữu Phúc đã xây dựng được cơ ngơi mà nhiều đôi vợ chồng trẻ phải ao ước.


"Soái ca" du mục Nguyễn Hữu Phúc đang chăm sóc đàn dê 
khoang đẹp như tranh vẽ trong khu trại nuôi dê của gia đình. 

Anh Nguyễn Hữu Phúc, sinh năm 1983 vốn là cử nhân chuyên ngành Kế toán. Sau khi ra trường, anh có việc làm ổn định tại TP. Hồ Chí Minh. Thế nhưng mong muốn được lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương luôn thôi thúc anh trở về.
Năm 2012, anh Nguyễn Hữu Phúc quyết định rời thành phố phồn hoa tìm về với vùng cao Bác Ái (Ninh Thuận) để lập nghiệp vì nhận thấy ở đây cơ hội phát triển. Thuở ban đầu, từ nguồn vốn hỗ trợ của gia đình, anh mở cửa hàng bán gạo và vật tư nông nghiệp mang tên Nguyên Phát ngay tại trung tâm huyện Bác Ái...
Hai năm sau, khi các cửa hàng kinh doanh đi vào ổn định, anh tiếp tục huy động thêm nguồn vốn đầu tư sang nhượng đất mở trang trại phát triển chăn nuôi. Từ 1-2 sào đất, đến nay, anh đã có trong tay 4,5 ha đất rẫy, thành lập một trang trại nuôi dê và heo đen, một trang trại nuôi bò.
Chuyển hướng sang chăn nuôi là bước đi khá táo bạo của chàng "soái ca" du mục Nguyễn Hữu Phúc. Ban đầu, anh Phúc khá dè dặt, chỉ dám đầu tư chăn nuôi bò, với quy mô nhỏ từ 2-3 con để học hỏi kinh nghiệm. Năm 2015, tỉnh Ninh Thuận ta xảy ra hạn hán nghiêm trọng, nguồn thức ăn cho gia súc khan hiếm. Sau này, anh sang nhượng thêm 3 ha đất tại xã Phước Chính để trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Khi nguồn cung cấp thức ăn được đảm bảo, anh mạnh dạn đầu tư, nâng tổng số bò lên 47 con. Trang trại chăn nuôi bò nằm trên khu đất với diện tích 1,5 ha tại thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại.
Vào đầu năm 2016, anh tiếp tục mở rộng đầu tư chăn nuôi dê và heo đen trên diện tích 3 ha tại xã Phước Chính. Trong quỹ đất 3 ha, anh dành 2 ha trồng cỏ voi, 0,3 ha trồng cây chuối làm thức ăn cho đàn vật nuôi. Phần còn lại anh xây dựng chuồng trại rộng 120 m2 bằng gỗ, cao ráo, thoáng mát cho đàn dê hơn 60 con.
Cách trại dê không xa, anh Phúc xây dựng khu chăn nuôi hơn 100 con heo đen, trong đó có trên 50 con heo mẹ. Khuôn viên rộng rãi nhưng anh chỉ dành một phần nhỏ để xây chuồng cho đàn heo tránh trú khi trời mưa gió. Số diện tích còn lại, anh để cỏ cây mọc tự nhiên làm nơi chăn thả đàn heo đen. Nhờ được sống gần như trong môi trường hoang dã, đàn heo của anh hiếm khi bệnh tật và sinh sôi nảy nở thuận lợi.
Nguồn thức ăn cho các đàn vật nuôi của gia đình anh Nguyễn Hữu Phúc chủ yếu là cỏ, bắp, chuối, các loại rau màu và hoàn toàn không dùng đến thức ăn công nghiệp. Trong chăn nuôi, anh đặc biệt chú ý tới khâu phòng bệnh cho đàn gia súc. Nhờ vậy, đàn vật nuôi phát triển nhanh, hiệu quả chăn nuôi vì thế tăng cao.
Từ hoạt động kinh doanh và chăn nuôi, anh tạo việc làm ổn định cho 5 lao động tại địa phương và mang về thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Chamaléa Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Đại, nhận xét: Chỉ trong thời gian ngắn, hoạt động kinh doanh và chăn nuôi của anh Nguyễn Hữu Phúc nhanh chóng phát triển. Anh là tấm gương sáng cho phong trào thanh niên lập nghiệp tại địa phương...

Theo Ngọc Diệp (Báo Ninh Thuận)




Làm giàu ở nông thôn Dùng 3 triệu nuôi thỏ, bỏ túi 200 triệunăm

 Với 3 triệu đồng tiền lương tháng cuối cùng, chàng trai 9X ở Quảng Trị đã “liều mạng” đầu tư nuôi thỏ và nay mỗi năm "bỏ túi" 200 triệu đồng. Đó là Lê Phước Trung, 24 tuổi, thôn Thượng Xá, xã Hải Thương, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.


9X Lê Phước Trung có thu nhập 200 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi thỏ. Ảnh: Ngọc Vũ

Ngôi nhà chàng trai 9X nằm gần quốc lộ 1A, trong vườn có 2 chuồng nuôi thỏ thường xuyên có khoảng 1.200 con thỏ sinh sản, thỏ thịt. Dù làm việc chân tay của nhà nông thực thụ, nhưng Trung vẫn giữ dáng thư sinh, nho nhã.
Vừa chăm sóc thỏ, Trung vừa kể, sau khi học xong Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đà Nẵng năm 2013, Trung làm việc ở phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng cho 1 công ty tại tỉnh Thanh Hóa, mức lương 3 triệu đồng/tháng.
Cuối năm 2013, Trung được cử đi công tác tại Hà Nội và tình cờ biết đến Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (thuộc Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – gọi là Trung tâm).
“Thỏ là loài vật em yêu thích từ nhỏ. Vì vậy, khi biết trung tâm gần chổ làm nên thứ bảy, chủ nhật được nghỉ là em  lại bắt xe ra ghé thăm và xin phụ việc cắt cỏ, dọn vệ sinh để học hỏi kinh nghiệm nuôi.


Những chú thỏ xinh xắn khiến Trung thích thú và nuôi với số lượng lớn: Ảnh: Ngọc Vũ

Ngày càng đam mê nghề nuôi thỏ, yêu quý những con vật dễ thương có bộ lông trắng như cục bông, Trung quyết định nghỉ việc tại công ty xây dựng, xin vào trung tâm làm việc không lương để học nuôi thỏ.
Nhớ lại thời điểm đó, Trung kể, lúc gọi điện về nhà thông báo nghỉ việc, bố mẹ Trung như hét lên trong điện thoại: “Con có bị khùng không. Ăn học bao nhiêu năm, công việc ổn định lại nhàn hạ, tại sao bỏ việc. Con tưởng làm giàu dễ lắm sao...”. Lúc ấy, Trung chỉ biết im lặng và thầm nghĩ rằng mình sẽ chứng minh bằng thực tế.
Thông minh, nhạy bén, lại đam mê nên Trung nhanh thạo việc. Sau một tháng học hỏi, đầu năm 2014 Trung dùng hết 3 triệu đồng tiền lương tháng cuối cùng tại công ty xây dựng để mua 20 giống thỏ giống mang về quê nhà. Trung thì sốt sắng, vui mừng, còn ba mẹ chàng trai 9X lại nẫu cả ruột gan khi thấy con trai bỏ việc, trở về nhà túi không còn một cắc bạc và quay lại nghề nông.
Không có tiền, Trung đi thu gom gỗ tạp ở các xưởng cưa về đóng 5 chiếc lồng nuôi thỏ ở sau hè nhà. Sau 2 tháng, đàn thỏ sinh sản được 100 con. Thế nhưng, gian truân bước đầu đã đến với chàng trai. Thỏ con sau khi tách mẹ được 1 tháng thì đột ngột chết sạch. Rà soát lại quy trình nuôi, hỏi các bậc tiền bối, Trung nhận ra rằng, mình đã quá chủ quan, không phòng bệnh cho thỏ con.
Lãi 200 triệu đồng/năm
Một tháng sau, lứa thỏ con thứ 2 ra đời, Trung tiến hành tách ra khỏi thỏ mẹ, cho uống thuốc phòng các bệnh thường gặp như sình bụng, tiêu chảy, bại huyết thỏ, ghẻ…từ rất sớm. Không có tiền mua bột, hàng ngày, Trung cặm cụi ra vườn bứt cỏ, cây lá cho thỏ ăn.


Theo chàng nông dân 9X Lê Phước Trung, thức ăn của thỏ khá đa dạng 
với nhiều loại thực vật. Nuôi thỏ quan trọng phải phòng bệnh tốt, chổ ở sạch sẽ. Ảnh: Ngọc Vũ

Trung kể, trước kia làm ở công ty xây dựng, lúc nào cũng áo quần đóng thùng, dày dép sạch đẹp, khi trở về quê nuôi thỏ, hàng ngày ra đồng bứt cỏ, bà con hàng xóm ai cũng bảo là dại dột. Trung đề nghị ba mẹ cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng để lập trang trại nuôi thỏ, nhưng không được tin tưởng và bị từ chối. Thực lòng lúc đó Trung có chút chận lòng, tự ái. Nhưng rồi, niềm đam mê và quyết tâm làm giàu đã giúp em vượt qua tất cả.
Lứa thỏ đầu tiên thành công, Trung bán đi 50 con với giá 7 triệu đồng, 50 con còn Trung để lại tiếp tục gây giống. Trung cho biết, thỏ là loài “ham” đẻ, mỗi năm từ 7-8 lứa, mỗi lứa từ 8-10 con. Cứ sau mỗi lứa, Trung bán đi một nữa, còn lại một nữa để nhân đàn. Theo Trung, thỏ có thể ăn được rất nhiều loại lá cây, hoa quả. Vì vậy, Trung trồng cỏ voi, rau khoai lang và cây chè giàu đạm cho thỏ ăn. Thỏ chịu lạnh tốt, nhưng chịu nóng kém. Thỏ từ khi mới sinh ra, nuôi khoảng 3 tháng thì đạt trọng lượng 2-2,5 kg, giá bán 85.000 đồng/kg.


Trung cho biết, chuồng nuôi thỏ cách mặt đất từ 60cm đến 1 mét, 
có hệ thống uống nước tự động, sạch sẽ, thoáng mát sẽ tạo điều kiện cho thỏ phát triển. Ảnh: Ngọc Vũ.

Năm 2016, khi đã có đủ tiềm lực, Trung đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô, có đủ hệ thống phun sương làm mát trên mái nhà, máng nước uống tự động, lồng cách nền nhà 60cm, thoáng mát…để nuôi thường xuyên 1.500 con thỏ.
Mỗi năm, Lê Phước Trung sản xuất được hơn 20 tấn thịt thỏ hơi cho thị trường cả nước, doanh thu 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 200 triệu đồng.
“Theo Trung, hiện nay thanh niên đang thất nghiệp rất nhiều, vì vậy cần tìm hướng đi mới cho chính mình. Chỉ cần có đam mê sẽ làm được tất cả...” – Trung thổ lộ.

Theo danviet.vn

Lâu đài 15 triệu đô của ông chủ Khaisilk hoành tráng đến mức nào

Lâu đài TajmaSago trị giá 15 triệu USD được thiết kế theo dáng dấp của ngôi đền cổ Taj Mahal, Ấn Độ. Tên gọi Tajmasago có nghĩa là đền Taj Mahal tại Sài Gòn.
Ông Hoàng Khải chủ tịch tập đoàn Khaisilk, một doanh nhân thành đạt được rất nhiều người chú ý đến bởi sở hữu khối tài sản hàng trăm tỷ đồng với nhiều biệt thự, resort, trung tâm thương mại và nhà hàng. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến lâu đài 15 triệu đô hoành tráng có tên TajmaSago - công trình được coi là đã làm nên tên tuổi, đẳng cấp của vị đại gia này.


Ông Hoàng Khải bên trong lâu đài.


Vẻ ngoài lộng lẫy của TajmaSago.

Nằm tại bờ hồ bán nguyệt của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, lâu đài TajmaSago trị giá 15 triệu USD được thiết kế theo dáng dấp của ngôi đền cổ Taj Mahal, Ấn Độ.


Lâu đài hoành tráng này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012, sau hơn hai năm xây dựng với hơn 1000 nhân công. Tên gọi Tajmasago có nghĩa là đền Taj Mahal tại Sài Gòn.


Lâu đài có hai gam màu chủ đạo là trắng và đen vô cùng đẳng cấp, được xây dựng theo lối kiến trúc của vùng Marrakech. Toàn bộ mặt ngoài của lâu đài được sơn trắng sang trọng, tinh tế.


Những vòm trần và các bức tường được trang trí các hình học phức tạp, mô phỏng theo kiến trúc Mogon và kiểu chữ viết cổ rất đẹp của người Ấn Độ.



Đường nét kiến trúc, hoa văn phảng phất không gian ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ.


Bàn tiệc sang trọng.


Phòng chiếu phim có thể phục vụ được khá nhiều người một lúc.


Bể bơi thơ mộng bên ngoài lâu đài.

Xem thêm một số hình ảnh về lâu đài Tajmasago choáng ngợp của doanh nhân Hoàng Khải:





 


Theo Du Jin (T/h) (Khám phá)

CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cận cảnh nhà cổ toàn bằng gỗ quý, nguyên vẹn sau 127 năm

11 khách sạn cổ có 'tuổi thơ dữ dội'

Bí mật ít ai biết bên trong nhà hát lâu đời nhất Thủ đô'

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của vua Mèo'

Đã mắt 4 thiết kế Việt được thế giới vinh danh'

Làng tranh tường phát sáng trong đêm đầu tiên ở Việt Nam'

Lâu đài 15 triệu đô của ông chủ Khaisilk hoành tráng đến mức nào'

Ngôi nhà hơn trăm cột của phú hộ xưa ở miền Tây'

Cận cảnh ngôi trường mầm non ở Đồng Nai được xếp hạng đẹp nhất thế giới'

Ngôi nhà màu tím hơn 100m² gần triệu đô của nghệ sĩ hài Hồng Tơ'

Bên trong cung điện gia đình Hoàng đế Bảo Đại từng sinh sống'

Liều mua vỏ máy bay Boeing về làm nhà, bà cụ khiến mọi người kinh ngạc

Ngôi nhà độc đáo làm từ vỏ máy bay Boeing không chỉ có đầy đủ tiện nghi, mà còn có cảnh quan tuyệt vời đến nỗi ai ai cũng phải ao ước.
Với quan điểm truyền thống "an cư lạc nghiệp", nhiều người ưa thích những thiết kế nhà kiên cố, thế nhưng, bà Joanne Ussery (Mỹ) có quan điểm hoàn toàn khác biệt. Sau một trận hỏa hoạn khiến bà mất đi quyền sở hữu căn nhà của mình vào năm 1994, bà đã nhanh chóng có được không chỉ một ngôi nhà tiện nghi, mà còn là một nơi ở cực kì độc đáo, khiến ai ai cũng phải ao ước.


Ngôi nhà độc đáo trong máy bay ai ai cũng mơ ước của bà Joanne


Không chỉ có vị trí độc đáo, ngôi nhà còn có view biển rất đẹp.


Đứng từ trong nhà có thể nhìn thẳng ra hồ nước Whittington trong xanh.


Và cả khung cảnh lãng mạn khi hoàng hôn buông xuống.

Một trong những người gợi ý cho bà ý tưởng đặc biệt làm nhà từ vỏ máy bay Boeing 727 cũ chính là anh rể của bà, người từng có nhiều năm công tác trong ngành hàng không. Để mua được chiếc máy bay cũ, bà đã phải chi ra khoản tiền là 2000 USD, tương đương hơn 45 triệu đồng. Tuy nhiên, bà phải mất một khoản tiền gấp đôi, tương ứng khoảng gần 91 triệu cho chi phí vận chuyển chiếc máy bay đến nơi ở của mình.
Chi phí sửa chữa, cải tạo chiếc máy bay cũ cũng khá đắt đỏ, tiêu tốn 25.000 USD, tương đương 568 triệu đồng và 6 tháng thi công và hoàn thiện. Bà Joanne đã tự tay thực hiện việc lên ý tưởng và kế hoạch cải tạo ngôi nhà, cùng với sự giúp đỡ từ nhân công chủ yếu là anh rể mình.


Dù chỉ trị giá 45 triệu đồng, chiếc máy bay 
tốn chi phí gấp đôi để vận chuyển đến nơi ở của bà Joanne ở Costa Rica


Ngôi nhà mất đến 6 tháng để sửa chữa và cải tạo.

Diện tích sử dụng của ngôi nhà đặc biệt này khoảng 120m2, với không gian dạng hẹp và dài. Dù vậy, căn nhà vẫn đầy đủ tiện nghi, bao gồm ba phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp với đầy đủ các vật dụng, thậm chí là một máy rửa bát, và hai phòng tắm. Một số đồ đạc được coi là "xa xỉ" như bể sục Jacuzzi cũng được lắp đặt tại khu vực trước đó là buồng lái của máy bay, với view nhìn ra mặt hồ tuyệt đẹp bên dưới.


Phòng ngủ đẹp như khách sạn với nội thất ốp gỗ


Không gian một phòng ngủ đơn khác cũng không kém phần ấn tượng


Khu vực tiếp khách tương đối thoải mái


Và dĩ nhiên là không thể thiếu các tiện nghi cho giải trí hàng ngày của chủ nhân


Khu vực phòng tắm được bố trí gọn gàng và sạch sẽ

Mặc dù được cải tạo kĩ lưỡng, bà Joanne vẫn giữ lại những cấu trúc cơ bản của máy bay cũ như các bậc thang lên xuống, lối ra khẩn cấp, và tận dụng những cấu trúc này trở thành những tiện ích phù hợp cho ngôi nhà mới của mình.


Những kết cấu cơ bản của chiếc máy bay cũ được giữ nguyên và khéo léo tận dụng để có được những tiện ích phù hợp cho ngôi nhà mới
Vốn dĩ, chiếc máy bay Being 727 sản xuất năm 1968 này khi được "sang tay" cho bà Joanne đã không có cánh. Vì thế, anh rể bà Joanne đã khéo léo tận dụng không gian trống này cho một khoảng sân rộng rãi và bãi đậu xe. Một khu vực ngắm cảnh nhìn thẳng ra hồ Whittington cũng được bố trí, với lối dẫn lên là một cầu thang xoắn ốc được mua lại từ một chiếc Boeing 747.
Ngoài yếu tố độc đáo, căn nhà đặc biệt này cũng có nhiều ưu điểm nhất định, mà một trong số đó là bà Joanne sẽ không bao giờ phải lợp lại mái hay sơn lại ngôi nhà, cũng không phải lo lắng đến sự phá hoại của mối. Ngôi nhà đặc biệt ở Costa Rica này đã nhận được sự chú ý và quan tâm đặc biệt từ cộng đồng, với sự thường xuyên xuất hiện trên show truyền hình hay liên tục lọt top các ngôi nhà có thiết kế ấn tượng.

Theo Nam Phương (Khám Phá)


Blog Archive