Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Đã mắt 4 thiết kế Việt được thế giới vinh danh

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 20:15, under | No comments

Những thiết kế nhà ở, công trình của các kiến trúc sư Việt được bạn bè quốc tế ngợi khen.
1. Việt Phủ Thành Chương (Thanh Chuong Viet Palace)
Ban đầu, họa sỹ Thành Chương chỉ mong muốn tạo dựng một không gian văn hóa, nghệ thuật, tâm linh thuần Việt dành riêng cho cá nhân và gia đình, thế nhưng, sự hấp dẫn của một mô hình bảo tàng ngoài trời đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến đây mỗi năm.



Họa sỹ Thành Chương đã rất thành công tái hiện được một không gian rất Việt


Tháp Sơn Tĩnh trong Việt Phủ Thành Chương





Từng bức tượng đá ở Việt Phủ Thành Chương đều được đặt cầu kì ở nhiều nơi đem về


Thời gian từ khi thiết kế đến thi công mất 1 năm, với tổng chi phí là 1,5 tỷ đồng cho khuôn viên quán (1.070.000 đồng/m2).
Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán là từ 7.000 cây tre. Tre sinh trưởng nhanh, nhiều, 5 năm là thu hoạch do đó dẫn đến giá thành công trình rẻ (10.000 đồng/cây). Tre được xử lý theo phương pháp truyền thống, ngâm sình, hun khói, đảm bảo thẩm mỹ và không gây độc hại, chi phí thấp, độ bền cao. Cả công trình đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong kỹ thuật. Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây nên tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12m).


Mái vòm của công trình được thiết kế bằng tre với chiều cao 10m, khoảng ngang là 15m, dựng từ 48 đơn vị cột-kèo.




Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, nhờ cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu.

Những thiết kế nhà ở, công trình của các kiến trúc sư Việt được bạn bè quốc tế ngợi khen.
3. Nhà Bình Thạnh
Tạp chí ArchDaily (Mỹ) mới đây đã công bố những công trình được đề cử giải thưởng Công trình của năm sau khi các nhà chuyên môn và hơn 300.000 độc giả trên toàn thế giới của ArchDaily bình chọn. Nhà Bình Thạnh là tác phẩm duy nhất của Việt Nam giành giải tại hạng mục Nhà ở.


Ngôi nhà với diện tích sử dụng 500m2, được hoàn thành vào tháng 6/2013.


Tọa lạc tại trung tâm TP.HCM, Nhà Bình Thạnh được thiết kế cho một gia đình 3 thế hệ: hai ông bà 60 tuổi, vợ chồng người con và một người cháu. 


Ông bà sẽ sử dụng hai tầng dưới, vợ chồng người con và đứa cháu sẽ ở hai tầng trên cùng; ở giữa các khu vực riêng tư đó là những không gian chung.


Ngôi nhà ở gần tuyến phố chính đông đúc, ồn ào, có một mặt hướng ra sở thú Sài Gòn và kênh đào. Gia chủ vừa muốn có một không gian sống thông thoáng tự nhiên, sử dụng tối đa ánh sáng và khí trời, luôn thoáng đãng nhưng vẫn ngăn được bức xạ mặt trời và những cơn mua nặng hạt, đồng thời đảm bảo an toàn và sự riêng tư cần thiết cho gia đình.


Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã thiết kế cả 3 tầng nhà theo hướng nhỏ dần để giúp lấy ánh sáng, nước, không khí tự nhiên cho khu vực vườn cây.


Phần không gian sống được thiết kế lùi vào phía trong và kín đáo


Ngoài ra, ngôi nhà còn được trang trí bằng nhiều khối bê tông đúc sẵn, mỗi khối có chiều ngang 60cm, cao 40cm cho phần tường tại mặt tiền.


Cách làm này giúp ngôi nhà luôn đón được ánh sáng đẹp mỗi sớm mỗi chiều, đồng thời hiệu quả ánh sáng qua những khối bê tông còn tạo bóng đổ huyền ảo.
Nhà nguyện là một không gian cộng đồng trong một phường đô thị mới ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả của cuộc điều tra về khủng hoảng bất động sản, khu vực xung quanh trung tâm thiếu các khu vực sinh hoạt chung. Do đó, nhà nguyện được thiết kế để là nơi cho người dân, đặc biệt là thanh niên, tham gia vào các hoạt động chung như hội nghị, đám cưới, triển lãm, hay cùng nhau thưởng thức một ly cà phê và ăn nhẹ buổi sáng.


Nhà nguyện sẽ là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng

Tọa lạc tại một vùng đất rộng 200m2, được thuê trong 10 năm, Nhà nguyện tận dụng vật liệu còn lại từ các dự án trước đây của chủ sở hữu như khung thép, tấm kim loại ... Ngoài ra, bằng cách sử dụng thép làm vật liệu cấu trúc chính, không chỉ làm cho kết cấu của ngôi nhà nhẹ hơn, nhưng cũng cho phép rút ngắn thời gian xây dựng hơn bình thường, và tiết kiệm nhiều chi phí. Khung đỡ được ghép từ những cột thép lớn kết nối với nhau bằng những tấm kim loại trắng; do đó nhìn từ xa, tòa nhà như một nhà nguyện trắng.


Nhà nguyện trắng

Không gian cộng đồng ở TP.HCM sử dụng vật liệu tái chế cùng rèm vải nhiều màu. Lớp rèm cửa nhiều màu sắc tạo ra ánh sáng bảy sắc cầu vồng bên trong ngôi nhà, làm dịu đi cái lạnh của các khung bằng kim loại. Nội thất trong nhà cũng được làm từ vật liệu tái chế. Bếp và khu vệ sinh nằm ở khu vực hình tam giác của nhà.


Giá đỡ hình cây giúp chống đỡ lực cho ngôi nhà


Những tấm rèm màu sắc đem lại sinh khí cho ngôi nhà


Đồ đạc trong nhà nguyện đều là đồ cũ hoặc tái chế

Theo Thùy Linh (Khám phá)

CÁC BÀI CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cận cảnh nhà cổ toàn bằng gỗ quý, nguyên vẹn sau 127 năm

11 khách sạn cổ có 'tuổi thơ dữ dội'

Bí mật ít ai biết bên trong nhà hát lâu đời nhất Thủ đô'

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của vua Mèo'

Đã mắt 4 thiết kế Việt được thế giới vinh danh'

Làng tranh tường phát sáng trong đêm đầu tiên ở Việt Nam'

Lâu đài 15 triệu đô của ông chủ Khaisilk hoành tráng đến mức nào'

Ngôi nhà hơn trăm cột của phú hộ xưa ở miền Tây'

Cận cảnh ngôi trường mầm non ở Đồng Nai được xếp hạng đẹp nhất thế giới'

Ngôi nhà màu tím hơn 100m² gần triệu đô của nghệ sĩ hài Hồng Tơ'

Bên trong cung điện gia đình Hoàng đế Bảo Đại từng sinh sống'

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive