Cây sanh cổ có dáng “Chùa Một Cột” của anh Bùi Thanh Sơn (Hưng Yên) được nhiều người yêu thích.
Theo chủ nhân tác phẩm, sanh cổ có dáng trực,
dáng long, dáng làng… rất nhiều nhưng để có một tác phẩm mang ý nghĩa biểu tượng
ngàn năm văn hóa của Hà Nội như chùa Một Cột thì tác phẩm này chỉ có một, không
có tác phẩm thứ hai.
Sở hữu cây được hơn một năm, rất nhiều
người hỏi mua nhưng anh Sơn chưa bán. “Chủ cũ bán cho tôi hơn 1 tỷ đồng, sau một
năm đến hỏi mua lại, trả gần 4 tỷ đồng mà tôi chưa bán”, anh Sơn chia sẻ.
Liên hệ với anh Nguyễn Sang, chủ cũ tác phẩm
sanh cổ “Chùa Một Cột”, anh cho biết, anh mua cây năm 2009 tại triển lãm ở Quảng
Ninh với giá 200 triệu đồng. Thời điểm đó cây chưa có hình dáng hoàn hảo như
bây giờ.
Sau hơn 10 năm kiên trì tạo tác, cây đã
hoàn thiện, tổng bóng hài hòa nên chuyển nhượng cho anh Sơn với giá hơn 1 tỷ đồng
cách đây hơn một năm. Đầu năm nay đến hỏi mua lại với giá gần 4 tỷ đồng nhưng
anh Sơn không bán, anh Sang nói.
Theo anh Sang, cây trải qua rất nhiều đời
chủ, cây có nguồn gốc từ Nam Định, sau đó được một nghệ nhân trong miền Nam mua
lại, họ tạo tác lại chứ không phải cây có hình dáng như thế này ngay từ đầu.
“Hình dáng ban đầu là cây sanh tán tầng,
nghệ nhân miền Nam mua về tạo tác thành hình chùa Một Cột. Năm 2009, họ
mang ra Bắc triển lãm. Nhìn cây thích tôi mua luôn”, anh Sang cho hay.
Cây cao khoảng 1,5m, được trồng trong chậu
đá cổ dài khoảng 1,2m.
Phần thoát thân và các tầng phía trên cân đối,
hài hòa.
Bệ rễ lớn, tạo thế vững chãi cho tác phẩm.
Cây có tuổi đời gần 100 năm nên rễ, thân nổi u cục, tưới nước vào cây – vỏ cây
nổi lên một màu đồng rất đẹp.
Các cành kết vào nhau thành một khối.
Bên trên có 3 tầng giống hình chùa Một Cột
của Hà Nội, mỗi tầng có hình dáng khác nhau, tầng gần thân (dưới cùng) phẳng, tầng
2 hơi lõm xuống và tầng 3 hình quả Phúc.
Anh Sơn cho biết, rất khó để nói giá vì đã
làm tác phẩm nghệ thuật thì vô giá. Trải qua gần 100 năm mới có tác phẩm độc
đáo như vậy nên với cái giá vài tỷ đồng cũng không phải là đắt nếu tính theo thời
gian, công chăm sóc, tạo tác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét