01
Cách đây không lâu, báo chí Trung Quốc đưa tin về một thanh niên
9X sửa quần áo rong tên Đổng Hoài Lợi.
Khi nhắc tới nghề may vá, phần lớn mọi người sẽ nghĩ đây là nghề
của phụ nữ. Rất nhiều người không hiểu, vì sao một thanh niên như vậy lại chọn
làm công việc này.
Câu chuyện bắt đầu từ mẹ của Đổng Hoài Lợi.
Mẹ của Đổng Hoài Lợi khi vừa mới kết hôn đã mua một chiếc máy
khâu. Ban đầu cũng chỉ đơn giản là may vá cho vui, không ngờ sau này khi cả nhà
chuyển ra thành phố ở, nó lại trở thành công việc kiếm cơm của gia đình.
Đầu những năm 1990, cha mẹ của Đổng Hoài Lợi chuyển từ vùng quê
ở An Huy lên thành phố Nam Kinh kiếm sống, vì để duy trì sinh kế, mẹ của Đổng
Hoài Lợi đã bày ra một quầy may vá rong cũng như bán đồ thủ công ở trên một con
phố ở Nam Kinh.
Trên con phố này, có khoảng 7,8 nữ nhân công siêng năng, thực
hiện từng mũi từng mũi khâu, duy trì cuộc sống nhờ mức thu nhập ít ỏi.
Sau nhiều năm, nhờ vào tay nghề và uy tín, mẹ của Đổng Hoài Lợi
dần trở nên nổi tiếng, bắt đầu có chút tiếng tăm ở Nam Kinh.
Trong một cơ hội tình cờ, cha mẹ của Đổng Hoài Lợi chuyển tới
Hàng Châu phát triển.
Năm 2000, nền kinh tế của Chiết Giang phát triển mạnh mẽ, Hàng
Châu tập trung một số thương hiệu xa xỉ và mức độ tiêu thụ hàng xa xỉ chỉ đứng
sau Thượng Hải và Bắc Kinh. Điều này giúp mẹ của Đổng Hoài Lợi có đủ không gian
để trưng bày đồ thủ công của mình.
Năm 2008, Đổng Hoài Lợi khi đó 18 tuổi, chuyển từ quê nhà tới
Hàng Châu sinh sống.
Ban đầu anh cũng làm khá nhiều công việc, công nhân ở công
trường, hướng dẫn mua sắm ở các trung tâm thương mại… nhưng mức lương chỉ vỏn
vẹn 2000, 3000 (7-10 triệu đồng), đi làm từ tờ mờ sớm, công việc lại vất vả…
tất cả những điều này khiến Đổng Hoài Lợi dần dần mất đi hứng thú với công
việc, trong một khoảng thời gian anh đã chỉ ở nhà mà không làm gì cả.
Khi ấy, anh ấy vẫn chưa nghĩ tới chuyện sẽ thừa kế công việc của
mẹ, dẫu sao thì "đó cũng không phải là công việc thích hợp với đàn ông con
trai."
Năm 2011, anh lần lượt kết hôn rồi lên chức bố, chính hai thiên
chức của một người chồng và một người bố đã khiến anh nghĩ mình phải có trách
nhiệm hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, thực tế không chiều lòng người, dựa vào cả năng lực
và bằng cấp, anh căn bản không thể tìm được một công việc có mức lương đủ lý
tưởng để nuôi gia đình.
Lúc này, Đổng Hoài Lợi bắt đầu học may vá đan móc từ mẹ, dự định
sẽ làm cùng nghề với mẹ.
Ban đầu anh cũng đắn đo: đàn ông con trai lại ngồi trên phố rồi
khâu khâu vá vá như vậy, sĩ diện để đi đâu cho vừa?
Nhưng Đổng Hoài Lợi vẫn quyết tâm làm, anh chia sẻ: "Mặc dù
bị chê cười, nhưng vẫn tốt hơn là không công ăn việc làm, ăn bám ba mẹ, thôi
thì cứ thử xem."
Dần dần, tay nghề của Hoài Lợi được nâng cao rất nhiều, tích lũy
được cho mình nguồn khách ổn định, khách quen lại giới thiệu khách mới, cứ như
vậy, anh dần dần bận rộn hơn.
Vì không muốn người khác chỉ trỏ, đàm tiếu, anh cố tình chọn một
góc nhỏ ít người qua lại để ngồi, không phải là khách quen sẽ khó tìm được anh.
Dựa vào thu nhập 300-600 tệ mỗi ngày (khoảng 1 triệu – 2 triệu
VNĐ), năm 2016, Đổng Hoài Lợi đã mua được một căn nhà ở Hàng Châu theo hình
thức trả góp.
Anh nói, tranh thủ lúc thu nhập được coi là ổn định, muốn trong
năm nay trả nốt 150000 tệ số tiền nhà còn lại, "có vậy mới xem lại là
thoải mái được".
Đây chính là trải nghiệm của một thanh niên 9X sửa quần áo rong.
Chúng ta có lẽ thường xuyên thấy được những tranh cãi kiểu như:
nghề gì hợp với đàn ông, nghề gì hợp với phụ nữ…
Nhưng thực tế chứng minh, chỉ cần bạn dám làm, bạn dám chăm chỉ,
không có cái gì là dành riêng cho một kiểu người nào cả.
Ngay cả khi bạn khác với tuyệt đại đa số những người cùng làm
việc đó, nó cũng không có nghĩa là bạn không giỏi bằng họ.
Vì không muốn người khác chỉ trỏ, đàm tiếu, Đổng Hoài Lợi cố
tình chọn một góc nhỏ ít người qua lại để ngồi, không phải là khách quen sẽ khó
tìm được anh.
02
Trước đó, "10X Thâm Quyến đoạt giải nhất cuộc thi sửa chữa
ô tô của tỉnh" đã trở thành đề tài bình luận vô cùng hot khắp mạng xã hội
ở Trung Quốc.
Cổ Tuệ Tinh, ở tuổi 17, đã giành giải nhất phần thi bảo dưỡng cơ
điện ô tô trong cuộc thi Kỹ năng nghề nghiệp ở trường Cao đẳng nghề Quảng Đông.
Tuệ Tinh trở thành bạn nữ đầu tiên giành được quán quân trong
các cuộc thi kiểu như này ở Quảng Đông, thậm chí còn tạo nên kỉ lục mới trong
toàn trường.
Nói về việc này, Cổ Tuệ Tinh chia sẻ:
Lúc trước, trên mạng xã hội, có người nói khả năng của nữ giới
không bằng nam giới, tin rằng thông qua lần này, quan điểm này đã bị bác bỏ.
Cũng giống như suy nghĩ khi tôi quyết định tham gia cuộc thi
này, tôi muốn chứng minh rằng phái nữ của có thể làm được.
Tôi cũng hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều bạn nữ xuất hiện
trong những cuộc thi kĩ thuật như này hơn, tôi không quan tâm nếu các bạn ấy có
phá thành tích của mình hay không, bởi lẽ nó cho thấy rằng, nữ giới trong ngành
này đang ngày một mạnh hơn.
Cổ Tuệ Tinh, ở tuổi 17, đã giành giải nhất phần thi bảo dưỡng cơ
điện ô tô trong cuộc thi Kỹ năng nghề nghiệp ở trường Cao đẳng nghề Quảng Đông
Còn có một cô gái 25 tuổi tên Trương Lệ Gia, là một họa sỹ
chuyên vẽ tranh tường.
Công việc hàng ngày của cô là trèo lên trên cao để tạo nên những
bức tranh tường lớn.
Mỗi một bức thường sẽ mất khoảng 6 ngày để hoàn thành, thù lao
là 40000 tệ (khoảng 141 triệu đồng).
Trương Lệ Gia tới với công việc này thực ra cũng là một sự tình
cờ.
Cô sinh ra trong một gia đình nông thôn ở An Huy, ba làm
shipper, mẹ là nhân viên dọn vệ sinh, điều kiện kinh tế gia đình bình thường.
Khi còn nhỏ, cô thường sống với ông bà ngoại, những lúc ở một
mình cô thường vẽ cho đỡ chán, lâu dần yêu thích hội hoại, thi đại học cũng
muốn đăng kí chuyên ngành liên quan tới hội họa.
Gia đình tuy nghèo, nhưng vẫn cố gắng gom đủ 30000 tệ cho cô
tham gia thi năng khiếu trong đợt thi đại học, cuối cùng, cô thi đỗ vào chuyên
ngành thiết kế trang phục ở Đại học Wuyi Quảng Đông.
Vì muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, ngay từ khi vào
đại học, cô đã bắt đầu làm thêm đủ các nghề liên quan tới hội họa.
Rất nhanh sau đó, số người liên lạc muốn Lệ Gia vẽ ngày càng
nhiều, sau đó có một nhóm đã thuê cô vễ tranh tường với giá 40 tệ/1m2.
Công việc hàng ngày của Trương Lệ Gia là trèo lên trên cao để
tạo nên những bức tranh tường lớn
Đây chính là lần đầu tiên cô vẽ tranh tường, hoàn toàn không có
bất cứ thiết bị bảo hộ nào, đứng trên một cái giá cao tới 9m, vì dẫm hụt chân
nên cô thậm chí đã suýt ngã xuống đất.
Nhớ lại khoảnh khắc đó, cô vẫn cảm thấy rùng mình.
Tuy nhiên, may mắn là bức tranh này nhận được rất nhiều lời khen
ngợi, cô cũng bắt đầu hứng thú với việc vẽ tranh tường.
Dần dần sau này cô cũng đăng những video bức vẽ của mình lên
mạng xã hội và thu về một lượng lớn người theo dõi.
Sau khi tốt nghiệp, cô đã tự mở một phòng làm việc riêng, độc
lập kinh tế, 30000 tệ cha mẹ chắt bóp bỏ ra lúc đầu, giờ cho ra được kết quả
xứng đáng.
Thực ra, môi trường làm việc của cô cũng không phải quá lý
tưởng, thường xuyên phải đứng trên cao, ngày ngày làm việc với sơn, không cẩn
thận dính lên quần áo, tóc tai…
Nhưng Lệ Gia cho rằng "được làm công việc mình yêu thích đã
là may mắn lắm rồi, chút khó khăn đó có là gì."
Hai cô gái giỏi giang đều lựa chọn công việc không quá thích hợp
với nữ giới, nhưng họ vẫn chứng tỏ được mình, trở thành những người ưu tú trong
lĩnh vực của mình.
Đứng ở một góc độ nào đó, họ đều là những "kẻ lạc
loài" trong những lĩnh vực này.
Nhưng chỉ cần đủ tình yêu, đủ nhiệt huyết, đủ tin tưởng và kiên
trì, "kẻ lạc loài" thì có làm sao!
03
Một học giả nổi tiếng từng nói: "Thời đại này không phụ một
ai, nó chỉ là đang mài dũa chúng ta, mài dũa mỗi một con người phi thường muốn
thay đổi vận mệnh của chính mình."
Càng là thứ khan hiếm thì lại càng quý giá.
Có thể chính vì bạn là một "kẻ lạc loài" nên bạn mới
càng nổi bật, càng thu hút được sự chú ý từ người khác, sự nỗ lực của bạn càng
thuận lợi có đất để dụng võ hơn.
"Cuộc sống trước giờ không hề chiếu cố cho những người bảo
thủ, hài lòng với hiện tại, cũng sẽ không chờ đợi những người không có chí tiến
thủ, chỉ biết há miệng chờ sung, thay vào đó, nó dành cơ hội cho những người
dám và giỏi đột phá, sáng tạo."