Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Đời bi kịch của cô gái có "con mắt thứ 3" nhìn xuyên thấu và lời giải của khoa học

Posted by khatvongmongmanh.blogspot.com 01:44, under | No comments

Cho đến nay bí ẩn về "con mắt thứ ba" đã được một số nhà khoa học thừa nhận có tồn tại nhưng trong quá khứ, người sở hữu khả năng này lại bị cho là lừa đảo và có số phận đáng thương.

Chizuko Mifune là người phụ nữ đầu tiên có khả năng thiên lý nhãn hay thấu thị vào thời đại Minh Trị, Nhật Bản nhưng lại có số mệnh bi thảm. 

Chizuko Mifune sinh vào ngày 17/7/1886, ở Kumamoto, Nhật Bản, trong một gia đình hành nghề y. Năm 1908, cô đã kết hôn với một trung úy lục quân Nhật Bản. Một ngày nọ, bố chồng cô bị mất tiền trong ví và Chizuko đã chỉ chính xác nơi tiền bị rơi. Nhưng sau đó, cô lại bị gia đình chồng nghi ngờ ăn cắp và đuổi ra khỏi nhà.

Trở về nhà đẻ, Chizuko tiếp tục giúp bố hành nghề chữa bệnh, bốc thuốc. Cô đã sử dụng khả năng thấu thị bẩm sinh của mình giúp chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân, từ đó kê đơn thuốc. Thông tin về khả năng khám bệnh của Chizuko nhanh chóng lan xa, người bệnh đến ngày càng nhiều.



Chizuko Mifune có khả năng thấu thị đặc biệt.

Khi ấy, Kiyohara  – anh rể của Chizuko là người rất am hiểu thuật thôi miên biết được khả năng của cô nên đã dạy Chizuko cách mở ra nhiều công năng của bản thân gồm cả công năng dao thị, khiến cô có thể nhìn thấy rất nhiều điều mà người khác không thể nhìn thấy. 

Nhờ khả năng nhìn thấu mọi thứ mà Chizuko giúp nhiều người chữa được bệnh, tìm được đồ vật như kim cương hay giúp một công ty lớn tìm ra mỏ than màu mỡ và được trả 20 triệu yên Nhật. 

Tiếng lành đồn xa, tin về người phụ nữ có khả năng thiên lý nhãn khiến giới khoa học Nhật Bản chấn động, họ muốn kiểm chứng năng lực của cô. Tomokichi Fukurai, Trợ lý Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Tokyo sau khi kiểm tra khả năng của Chizuko thì rất tin vào cô nhưng những người khác thì không. Tiến sĩ Kenjiro Yamakawa của trường đại học Teikyo, Nhật Bản đã mời Chizuko đến Tokyo làm thí nghiệm. Họ viết 3 từ vào một tờ giấu cất trong ống nghiệm chì rồi để Chizuko quan sát. Kết quả cô viết ra đúng 3 từ y hệt trong tờ giấy nhưng người làm thí nghiệm lại phủ nhận.

Sau đó, Chizuko lại thử nghiệm lần 2 và cô vẫn đoán đúng khiến 12 nhà khoa học ở đó đều ngạc nhiên. Nhưng vì không thể giải thích được khả năng đặc biệt của Chizuko nên họ không thừa nhận năng lực của cô. Cũng từ đó, giới truyền thông Nhật loan tin Chizuko không có thiên lý nhãn. Nhiều người chửi mắng cô lừa đảo khiến cho Chizuko tự sát vào ngày 19/1/1911, Chizuko khi ấy mới chỉ có 25 tuổi.



Tiến sĩ Tomokichi Fukurai tin vào khả năng của Chizuko là có thật.

Liệu con mắt thứ 3 có tồn tại?

Theo các nhà yoga, các thiền sư lỗi lạc thì ai cũng có "con mắt" đó, vấn đề là có biết “mở” nó ra hay không. Những nhà yoga tài ba trên thế giới có thể khai thác được những khả năng của “con mắt thứ ba” như có tác dụng giống tia X-quang, đi xuyên qua các bức tường, nhìn thấy vật đằng sau, hoặc phát hiện được kho báu dưới lòng đất. Họ còn có thể quan sát được các sự kiện diễn ra ở bất cứ thời gian nào và bất cứ ở đâu trên trái đất.

Ở Ấn Độ, những người có khả năng như vậy được gọi là Trikalazna, có nghĩa là người biết được cả quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở châu Âu người ta gọi là nhà chiêm tinh học.



Cô bé Yogamaatha có khả năng thấu thị có thể đọc chữ khi bị bịt mắt.

Còn theo các nhà khoa học Anh và Đức, sự tồn tại của “con mắt thứ ba” tương tự như một số loài động vật. Thực tế, có không ít loài động vật sở hữu “con mắt thứ ba”, phổ biến nhất là ở những loài bò sát, đặc biệt là rắn và thằn lằn. Chúng có một con mắt thóp nằm ngay dưới một lỗ nhỏ trên phần xương sọ và được phủ một lớp da mỏng trong suốt và cơ quan này rất nhạy cảm với sóng milimet và từ trường. Nhiều khả năng nó còn thu nhận được các loại sóng siêu âm và hạ âm. Nhờ đó, loài bò sát thường có khả năng biết trước thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa phun trào, bão từ...

Cũng có trường hợp con người sở hữu "mắt thứ ba" như động vật đó là trường hợp của Emi Hanson, một cô giáo 25 tuổi, sống tại thành phố Columbus (Mỹ). Emi có "mắt thứ ba" nằm sau gáy lại nhìn rõ hơn hai con mắt thường vốn bị cận của cô. Hồi nhỏ, Emi phải để tóc dài để che con mắt này đi, nhưng bị phát hiện và mọi người đặt cho cô cái tên Cyclops (tên người khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp).

Tiến sĩ người Nga Pravdivtsev đã bỏ gần như cả cuộc đời để nghiên cứu Emi Hanson và những người có khả năng phát ra năng lượng sinh học từ một điểm nằm trên trán. Ông khẳng định rằng bằng nghiên cứu về phôi thai hiện đại, có thể tìm thấy “con mắt thứ ba” ở tháng thứ hai của phôi thai, nhưng con mắt này sẽ dần mất đi khi thai nhi tiếp tục lớn và chỉ còn là tuyến yên trước tiểu não mà thôi.



Một ý kiến khác của các nhà khoa học trên thế giới đều nhận định rằng, "con mắt thứ ba" chính là tuyến epiphysis (tuyến quả thông), một bộ phận nhỏ cỡ hạt đậu, có hình dạng quả lê và màu đỏ nâu, nằm ngay trước tiểu não. Theo nhận định của các nhà khoa học, trong quá khứ, bộ phận này có thể to bằng hạt nhãn.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện được chức năng của tuyến epiphysis, nhưng nó có thể xoay đảo như mắt người, có thấu kính và các thành phần cảm thụ màu sắc như mắt. Qua phân tích, trong epiphysis có chứa những mẩu khoáng chất hình cầu, có kích thước 0,5 mm và có những cấu trúc dạng tinh thể silic. Nhiều khả năng những vi tinh thể này là nơi chứa đựng thông tin dạng ba chiều về toàn bộ cơ thể con người. 

Còn nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga Voronezh Anatoly Rodionov thì nhận định rằng, “con mắt thứ ba” nằm ở vùng đỉnh hoặc vách xương chẩm ở đầu người từ cách đây nhiều thế kỷ. Con mắt này như một thấu kính hội tụ truyền đi tối đa thông tin mà nó nhận được, giúp con người giám sát xung quanh một cách toàn diện. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ tiến hóa, con mắt này đã dịch chuyển vào sâu trong não.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy một quy luật thú vị, đó là những người có khả năng thông tin đặc biệt, phần xương trên chóp mỏng đến mức chỉ còn như một lớp da, tương tự như con mắt của rắn, thằn lằn và một số loại bò sát. Hiện tại giới khoa học vẫn đang nghiên cứu về việc liệu epiphysis có liên quan tới khả năng đặc biệt này của con người hay không.