Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Quá nhiều tình yêu thương từ cha mẹ có thể gây hại đến con trẻ

Trách nhiệm của các bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con nên người là rất lớn. Các lựa chọn và hành động của cha mẹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con trẻ trong tương lai?


(Ảnh: shutterstock.com)

Sự thật là, mọi người đều đang nỗ lực hết mình để mang lại điều tốt đẹp cho con cái. Và với tư cách là cha mẹ, bạn cần phải hiểu rằng con bạn cũng đang hết sức cố gắng. Tuy nhiên, trong nỗ lực để thúc đẩy con trẻ thành công, bạn có thể vô tình làm tổn thương đến sự tự tin nơi trẻ.
Kỳ vọng không phải là tất cả
Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn điều tốt nhất cho con cái và để chúng có những “cơ hội” mà bản thân họ không có được. Hoặc có lẽ chỉ là muốn chúng “tiếp nối” để đạt được những thành công như họ hoặc là tốt hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta thường cố gắng truyền đạt những giá trị đó cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ: hãy cố gắng làm việc chăm chỉ và làm điều đó thật tốt.
Trẻ em tất nhiên cần sự hỗ trợ và động viên đó để trở nên xuất sắc và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng sự kỳ vọng nên có giới hạn.
Khi mong mỏi về sự thành công đang ảnh hưởng không tốt đến niềm vui, hạnh phúc của con trẻ, bạn cần suy nghĩ lại và có cái nhìn một cách tổng thể. Suy cho cùng hạnh phúc của con trẻ là quan trọng hơn so với đạt được thành tích hay điểm số hoàn hảo. Sự kỳ vọng quá mức của cha mẹ có thể dẫn đến việc trẻ ngày một mất dần đi sự tự tin. Bên cạnh việc trẻ em cần sự hỗ trợ của cha mẹ để phát triển thành công, thì chúng còn cần sự hỗ trợ của cha mẹ hơn nữa khi không đạt được như kỳ vọng và đối diện với thất bại.


(Ảnh: mediabakery.com)

Tất cả con trẻ đều xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó
Áp lực đối với việc thành công và chiến thắng có thể gây một số tác động tiêu cực đến sự phát triển nơi trẻ. Trẻ em sẽ nuôi dưỡng giá trị này trong suốt cuộc đời và hoàn toàn bị đánh gục trong các trường hợp bị thất bại. Các sinh viên đại học đặc biệt đấu tranh với điều này khi họ không thể đạt được những kỳ vọng phi thực tế.
Phản ứng tiêu cực với thất bại là một dấu hiệu của sự thiếu tự tin, và nó sẽ ngày càng trở nên sâu sắc hơn theo thời gian. Đối với những đứa trẻ này, thất bại là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Điều mà những đứa trẻ này không bao giờ học được, bởi vì cha mẹ chúng có thể chưa nhận thức được đó là có đến 9 loại hình trí thông minh khác nhau. Chỉ vì chúng không xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó không có nghĩa là chúng không thông minh hoặc không có các khả năng khác.
1.       Trí thông minh tự nhiên
2.       Trí thông minh âm nhạc
3.       Trí thông minh – Logic toán học
4.       Trí thông minh – Triết học
5.       Trí thông minh – Cảm xúc
6.       Trí thông minh vận động
7.       Trí thông minh ngôn ngữ
8.       Trí thông minh nội tâm
9.       Trí thông minh không gian
Nếu con bạn gặp khó khăn trong học tập, hãy xem xét kỹ điểm mạnh và điểm yếu của chúng. Hãy giúp con bạn trở nên xuất sắc trong các lĩnh vực mà chúng có nhiều khả năng thành công hơn và ủng hộ chúng cả khi thành công hay thất bại. Hãy xem xét điểm mạnh và điểm yếu của chính mình, liệu chúng có giống với con của bạn không?


(Ảnh: shutterstock.com)

Gây áp lực cho trẻ có thể khiến chúng không tin tưởng vào cha mẹ 
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng “kỷ luật” là điều tốt đối với con cái, tuy nhiên thực sự điều này có thể mang lại nhiều thiệt hại hơn là tốt. Vì những đứa trẻ bị bố mẹ thường xuyên “dọa nạt” sẽ có ít khả năng gần gũi chúng trong những khoảng thời gian thực sự cần thiết.
Trẻ có thể nghĩ rằng cha mẹ chúng thiếu khả năng “thấu hiểu”, vì vậy thay vì cần sự cho phép của bạn đối với điều gì đó, chúng sẽ “nén lút” thực hiện. Những đứa trẻ mà cha mẹ rất “nghiêm khắc” có xu hướng trở nên khéo léo và lừa dối; kỹ năng này đã được  “mài dũa” tốt sau nhiều năm sống dưới áp lực nặng nề.
Ngoài ra, sự thiếu tin tưởng cũng cực kỳ gây tổn hại cho sự phát triển cảm xúc cá nhân. Trẻ em cần một môi trường nơi được tự do lựa chọn và không bị đặt câu hỏi liệu chúng có nhận được sự ủng hộ của cha mẹ hay không khi phạm phải sai lầm.


Ảnh: Internet)

Có một số phương pháp nhằm khuyến khích sự tự tin nơi trẻ
Có thể là sẽ rất khó khăn khi phải đứng ngoài quan sát trong khi tất cả điều bạn muốn làm là giúp đỡ trẻ giải quyết vấn đề ngay lập tức. Nhưng nếu hành động như vậy bạn đã góp phần làm “thui chột” năng lực và sự tự tin nơi trẻ, do vậy bạn cần phải để trẻ thất bại một vài lần và để con bạn tự học cách tự “đứng dậy”. Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp con bạn có thể tự học hỏi và vun bồi sự tự tin.
– Khen ngợi vì những nỗ lực chứ không phải kết quả mà trẻ đạt được
Câu tục ngữ “thua keo này, ta bày keo khác” nên được áp dụng ở đây. Bởi vì mặc dù nó là “rập khuôn”, thực tế là trẻ đã cố gắng – đây mới là khía cạnh quan trọng nhất. Hãy lưu ý về việc con bạn đã sử dụng những kỹ năng gì trong quá trình này? Cái cách mà trẻ vượt qua những trở ngại và suy nghĩ sáng tạo là gì? Dành tặng  lời khen cho trẻ với những thành tựu nhỏ trên đường đời. Lần tới chúng nhất định sẽ làm tốt hơn.


(Ảnh: mediabakery.com)

– Hãy để chúng thất bại và chấp nhận hậu quả
Cách tốt nhất để học hỏi đó là trải nghiệm. Bạn có thể nói với ai đó không được làm điều gì đó hết lần này đến lần khác, nhưng sự tò mò rốt cuộc sẽ đem đến điều tốt nhất cho họ. Thay vì bao bọc và che chở, hãy cho phép trẻ phạm sai lầm, cho phép trẻ thất bại. Hãy để con bạn tìm ra cách riêng của mình để giải quyết vấn đề hoặc ít nhất là học hỏi được từ thất bại.
Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng sự tự tin và nhận thức về trách nhiệm bản thân. Thật khó khăn khi phải chứng kiến trẻ thất bại, nhưng hãy suy nghĩ về việc bạn sẽ tự hào ra sao khi thấy con trẻ tiến bộ và vượt lên khó khăn.
– Đừng tập trung vào những điều tiêu cực, hãy tìm những điểm mạnh
Hãy nhớ những gì chúng tôi đã nói về 9 loại hình trí thông minh? Vâng, chính xác là về điều này, thay vì tập trung vào những gì con bạn không thể làm được, hãy giúp trẻ khám phá những gì chúng có thể làm. Không thể nhìn nhận là thất bại khi đứa trẻ không thể trở thành  một “vận động viên tài năng” như cha mẹ chúng. Có lẽ đứa trẻ có năng lực khác về học tập hoặc năng khiếu về nghệ thuật. Hãy giúp con bạn khám phá những điểm mạnh và vun bồi những năng lực đó nơi trẻ. Bạn và con sẽ có một mục tiêu chung và nó sẽ giúp cho tình cảm ngày càng gắn kết hơn.
– Giao phó cho trẻ các công việc và trách nhiệm cụ thể
Bằng cách đó, bạn đang đặt niềm tin nơi trẻ để hoàn thành tốt công việc. Giờ đây, trách nhiệm cá nhân của trẻ là hoàn thành các nhiệm vụ, điều này mang lại cho trẻ ý thức về nghĩa vụ và thành tích đạt được.
Nhà là nơi để yêu thương


(Ảnh: mediabakery.com)

Hãy chắc chắn để trẻ hiểu rằng, nhà là nơi chúng cảm thấy an toàn. Nhà là nơi chúng được chấp nhận và nơi trẻ được yêu thương. Hãy luôn dành thời gian để thể hiện sự quan tâm và tình cảm đối với con cái của bạn. Hãy cho chúng biết tất cả những điều mà bạn yêu thích về chúng, và yêu cầu trẻ nêu rõ ra những điều chúng cảm thấy tự hào. Thể hiện tình cảm và tình yêu là điều tốt nhất bạn có thể làm cho sự phát triển cảm xúc nơi trẻ.

Theo Life Hack

Nguyễn Việt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive