Thời gian đầu, chỉ có khoảng 200 loài
thực vật, rau củ quả, cũng như là trái cây, hoa màu dược liệu, lúa nước được
trồng trong công ty. Đến nay, số lượng cây trồng đã lên đến hơn 280 loại. Các
khâu từ ươm mầm, trồng trọt đều do chính tay các nhân sự ở đây thực hiện.
Sống và
làm việc giữa thành phố quanh năm ồn ào náo nhiệt, khói bụi ô nhiễm nên đôi khi
người ta “thèm” được trở về những miền quê để tận hưởng bầu không khí trong
lành với các loại cây xanh hoa màu, sông suối trong sạch và ăn những món ăn
thuần túy của nghề nông, trồng sao ăn vậy, chẳng tẩm tiêm hóa chất.
Quả thật,
đây là giấc mơ của không ít người, nhất là dân văn phòng giam mình 8 tiếng mỗi
ngày nơi cơ quan khô khan, nhiều áp lực.
Và có lẽ
hiểu rõ tâm lý này của nhân viên, Tập đoàn Pasona - một trong những tập đoàn
nhân sự lớn nhất Nhật Bản đã biến tòa nhà công ty cao 9 tầng và rộng gần 4.000
mét vuông của mình trở thành nơi kết hợp giữa văn phòng và nông trại trồng
trọt.
Ban đầu,
Pasona Group đã triển khai nhiều sáng kiến nông nghiệp như "Dự án thực
tập nông nghiệp" từ năm 2003 để khuyến khích nhân sự của mình tham gia vào
việc trồng trọt. Và dự án phủ xanh tòa nhà này hay còn được gọi với cái tên
“Farm To Table” cũng là một phần của dự án.
Đây có thể
xem là mô hình trồng trọt kết hợp với văn phòng lớn nhất Nhật Bản.
Thời gian
đầu, chỉ có khoảng 200 loài thực vật, rau củ quả cũng như là trái cây, hoa màu
dược liệu, lúa nước được trồng ở các khu vực chỉ định ở cả 9 tầng của tòa nhà.
Nhưng đến nay, số lượng cây trồng đã lên đến hơn 280 loại.
Các khâu
từ ươm mầm, trồng trọt đều do chính tay các nhân sự ở Pasona thực hiện dưới sự
hướng dẫn tỉ mỉ của các chuyên gia về trồng trọt nông sản tại Nhật Bản.
Đối với
các cây trồng trong nhà, Pasona đã đầu tư lắp đặt một hệ thống tưới tiêu tự
động, cùng với bộ điều khiển khí hậu thông minh, giám sát độ ẩm, nhiệt độ, gió
để cân bằng giữa nhu cầu của nhân viên và cây trồng trong giờ hành chính.
Sau khoảng
thời gian đó, các hệ thống này chỉ được tùy chỉnh cho cây trồng để có năng suất
tốt hơn mà không sợ ảnh hưởng đến mọi người. Riêng về ánh sáng, Pasona sử dụng
các bóng đèn huỳnh quang cải tiến để tăng cao tuổi thọ và tiết kiệm điện hơn so
với các loại đèn huỳnh quang thông thường lên đến 25%.
Còn đối
với cây trồng ngoài trời, ở khắp các ban công, cửa sổ trên cả 9 tầng của tòa
nhà tập đoàn đều được phủ xanh bởi các loại hoa quả theo mùa đặc trưng của khí
hậu Nhật Bản. Ngoài ra, chúng còn có công dụng tạo nên một vẻ đẹp rất riêng của
tòa nhà khiến người đi đường cảm giác thích thú.
Những loại
cây này hay các loại nông sản theo mùa vụ như lúa nước, đến mùa thu hoạch nhân
sự còn được phép đưa con em mình đến để cùng trải nghiệm cảm giác làm nông dân
giữa lòng thành thị - một điều mà bao đứa trẻ lớn lên ở thành phố, nhất là
thành phố lớn như Tokyo chưa bao giờ làm được.
Tất nhiên,
các sản phẩm thu được sau quá trình thu hoạch đều được dùng cho các nhân viên ở
Pasona: rau củ quả thì được đưa về nhà bếp để chế biến thành các món ăn, dược
liệu được phòng y tế tiếp nhận và bảo quản phục vụ nhu cầu ốm đau của nhân sự,
trái cây dùng để đãi đối tác hoặc làm món tráng miệng...
Và dù cho
chắc chắn những sản phẩm này không bao giờ là đủ cho toàn bộ nhân sự ở đây, cái
chính là Pasona đã tạo nên cho riêng mình một giá trị to lớn mà hiếm có tập
đoàn nào làm được.
Thử nghĩ
mà xem, mỗi ngày đi làm đều được tự mình kiểm tra hạt mầm dưới ghế ngồi, rồi
cùng nhau đi thu hoạch rau củ, đến cả việc ngồi bàn bạc công việc cũng có một
mảng cây xanh xum xuê trĩu quả kế bên, đi họp lại có cà chua chín mọng hay bí
ngô căng bóng treo lủng lẳng trên đầu, đến giờ ăn lại được cảm nhận thành quả
của mình làm nên qua các đĩa salad... thì có phải Pasona đã làm nên một môi
trường làm việc đầy sáng tạo, giải tỏa stress căng thẳng và khơi nguồn cảm hứng
cho nhân viên hay không?
Và ngoài
những ý nghĩa thiết thực kể trên, dự án “Farm To Table” của tập đoàn Pasona còn
mang đến một giá trị vĩ mô hơn cho xã hội, đó là giúp nâng tầm nhận thức của
con người, nhất là người thành thị về tác dụng cây xanh trong đời sống, bao gồm
cả sức khỏe lẫn tinh thần.
Theo
helino
0 nhận xét:
Đăng nhận xét