Nuôi dạy con trẻ là một trong những hành
trình khó khăn và vất vả nhất đối với mỗi người làm bố mẹ. Thế nên các bậc phụ
huynh, nếu muốn con mình được lớn lên theo cách tốt nhất thì cần phải bỏ ngay 6
thói quen xấu dưới đây.
(Ảnh
minh họa)
Ông bà có
câu "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ" để nói về sự vất vả của bố mẹ
khi nuôi được một đứa trẻ từ lúc còn đỏ hỏn đến lúc trưởng thành. Đó không chỉ
đơn thuần là cho ăn, cho mặc mà quan trọng hơn là phải làm sao để trẻ lớn lên
và trở thành một người tốt, một nhân cách tốt và một công dân có ích cho xã
hội.
Ngày nay,
cùng với sự phát triển của xã hội, có vô vàn phương pháp nuôi dạy con được các
ông bố bà mẹ truyền tay nhau. Thế nhưng, bất kể là phương pháp gì, hiện đại hay
mới mẻ như thế nào, các bậc phụ huynh cũng cần phải bỏ ngay 6 thói quen xấu
dưới đây nếu muốn nuôi dạy con tốt.
1.
Không ngừng chỉ trích trẻ
Chắc hẳn
nhiều người đã quen thuộc với những câu nói như: "Con nhà người ta thế này, con nhà người ta thế kia, sao mày
không bằng một góc?", "Mày mà không lo học hành thì sau này cũng chỉ
là đồ bỏ đi!", "Biết đẻ ra một đứa như mày, tao thà đẻ ra quả trứng
còn hơn",…
Việc
thường xuyên phải đối mặt với những chỉ trích này sẽ tạo áp lực tâm lý cho trẻ
khiến các em phải cố gắng để đáp ứng đúng mong đợi của bố mẹ chứ không phải vì
sở thích hay mong muốn của trẻ.
Nhận thức
của trẻ về bản thân là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ được bố mẹ yêu thương và
chấp nhận thì trẻ sẽ tin và được củng cố niềm tin rằng bản thân mình có giá
trị. Ngược lại, nếu thường xuyên bị chỉ trích và phán xét, trẻ sẽ cảm thấy sợ
sệt, lo lắng khi làm bất cứ việc gì và cảm thấy mình không có giá trị, thua kém
các bạn khác.
Sự tổn
thương tâm lý này không chỉ dừng lại ở đó mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển
của trẻ đến tận lúc trưởng thành. Vì vậy, khi con làm những việc chưa tốt, thay
vì chỉ trích, bố mẹ hãy bình tĩnh chỉ cho con thấy sai lầm con mắc phải và cùng
con khắc phục.
2. Dè
bỉu người khác và chính mình
Thói quen
này với ai cũng rất khó sửa. Chúng ta dễ dàng chỉ trích một người mẹ quát mắng
con cái ầm ĩ ở quầy thanh toán siêu thị hay bĩu môi trước một ông bố cho con
thức khuya quá 11h mà quên mất rằng con mình đang chứng kiến hành động
đó.
Nhiều lần
như thế, trẻ con cũng sẽ nhanh chóng học theo hành động này, cho rằng mình luôn
đúng và được quyền phán xét người khác. Vì vậy thay vì tập trung năng lượng vào
việc mắng mỏ cái sai của người khác, hãy chỉ cho con mình thấy những điều đáng
học hỏi ngay xung quanh trẻ.
Không chỉ
chỉ trích người khác, nhiều bố mẹ còn có thói quen tự khiển trách bản thân mình
bằng những ngôn từ không lấy gì làm dễ nghe. "Trời ơi, mình ngu quá!"
là một thí dụ. Ai cũng có những lúc sai lầm nhưng hãy cân nhắc khi bạn tự mắng
mỏ, trách móc mình quá tiêu cực, nhất là khi bọn trẻ đang ở gần đó và có thể
nghe được.
Trẻ con
luôn tin rằng bố mẹ chúng là những người tuyệt vời nhất và tìm kiếm sự an toàn,
thoải mái từ bố mẹ. Vì vậy, chúng sẽ cảm thấy ra sao nếu biết bố hoặc mẹ chúng
cảm thấy tự ti về mình dù chỉ là trong một tích tắc?
Và nếu như
chúng phải nghe những lời tự ti đó một cách thường xuyên, đừng bất ngờ nếu bạn
thấy chúng cũng bắt đầu nói những lời tương tự về bản thân. Vì vậy các ông bố
bà mẹ hãy trân trọng bản thân mình và bỏ thói quen này ngay nhé!
3. Bị
cuốn vào vòng xoáy công việc, không có thời gian cho gia đình
Ngày nay,
nếp sống nhanh và hiện đại đã cuốn nhiều bố mẹ vào vòng xoáy công việc và các
mối quan hệ. Kể cả khi đã rời khỏi cơ quan và về nhà thì bố mẹ vẫn không rời
khỏi màn hình điện thoại hoặc cắm mặt vào chiếc máy tính bảng. Nhưng những cái
chạm, vuốt, quệt đó có giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn và chính đứa con của
mình hay không? Chắc chắn là không rồi.
(Ảnh
minh họa)
Vô hình
chung thói quen bận rộn hay tỏ ra bận rộn của bạn đang dần "chiếm
đoạt" không gian gia đình mà đáng lẽ trẻ cần được có.
Hơn thế
nữa khi bố mẹ mải mê với công việc thì những đứa trẻ cũng tìm đến các thiết bị
công nghệ như một cách bù đắp vào khoảng trống thời gian và tình cảm đáng lẽ là
dành cho gia đình. Điều này chắc chắn là không tốt cho sự phát triển của bất cứ
đứa trẻ nào.
Việc của
bố mẹ là hãy thử cách ly các thiết bị công nghệ một lúc lâu. Có thể đặt ra
những quy tắc như không dùng điện thoại hoặc tablet sau 7h tối. Hãy trò chuyện
với con nhiều hơn, chơi các trò chơi cùng con, đi dạo cả nhà. Tâm trạng tốt
hơn, kết nối với lũ trẻ nhiều hơn chính là kết quả mà bạn có thể nhận được.
4. Kiểm
soát quá đà mọi chuyện
Chắc hẳn
không một ông bố bà mẹ nào không đau lòng khi thấy con vấp ngã, tổn thương hay
thất vọng. Thế nhưng đó chính là cuộc sống. Chỉ có trải qua những thử thách thì
trẻ mới tích lũy được kinh nghiệm và có cơ hội trưởng thành.
Bạn cũng
có cuộc sống riêng, có những vấn đề khác cần phải giải quyết chứ không thể kiểm
soát từng hành động nhỏ của trẻ. Hơn thế nữa, việc kiểm soát quá đà cũng khiến
cho trẻ có xu hướng nổi loạn nhiều hơn, đặc biệt là khi trẻ ở các giai đoạn
khủng hoảng lên 3 hay khủng hoảng tuổi dậy thì.
Vì vậy hãy
để cho trẻ có không gian để phạm sai lầm, hãy cho chúng cơ hội rút ra bài học
từ chính trải nghiệm sống. Đó chính là cách tốt nhất để nuôi dạy trẻ.
5. Chụp
ảnh mọi thứ và giả vờ như đang có những khoảnh khắc tuyệt vời với con
Chụp ảnh
là một cách để lưu lại những khoảnh khắc hay kỉ niệm của con và cả gia đình.
Thế nhưng, ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã quá lạm dụng hình thức này và chụp
ảnh mọi lúc mọi nơi.
Không ai
cấm bạn làm việc đó nhưng đôi khi hãy cất điện thoại hay máy ảnh đi bởi cái mà
con bạn muốn chính là được cùng bạn trải qua những giây phút thực sự hạnh phúc
cùng bố mẹ chứ không phải là những bức ảnh.
(Ảnh
minh họa)
Cũng là
những bức ảnh, nhiều ông bố bà mẹ chụp lại những đứa con của mình, đăng tải lên
mạng xã hội và tỏ ra đang có những khoảnh khắc tuyệt vời với con. Bạn làm điều
đó như một thói quen, như là một cách để cho cả thế giới biết bạn gắn bó với
con và bạn làm điều đó chỉ vì bản thân bạn.
Nhưng hãy
nhớ rằng, trẻ con trong sáng nhưng cũng vô cùng nhạy cảm. Trẻ cảm nhận được bạn
đang không cùng mối quan tâm với chúng. Dần dà điều này sẽ khiến trẻ không còn
có nhu cầu chia sẻ với bạn các vấn đề của chúng nữa.
6.
Không có thói quen nói "Mẹ/Bố yêu con"
(Ảnh
minh họa)
"Mẹ/Bố
yêu con", một câu nói đơn giản chỉ gồm 3 từ nhưng lại bị các bậc phụ huynh
tiết kiệm đến khó tin. Điều này lại càng phổ biến ở các ông bố bà mẹ Đông Á nói
chung và Việt Nam nói riêng, những người thường không có thói quen bày tỏ tình
cảm. Họ không biết rằng, với con trẻ, cảm giác biết mình được yêu thương là một
món quà vô giá.
Bạn có thể
cho chúng biết điều đó thông qua cả hành động lẫn ngôn từ. Hãy nói với chúng
rằng bạn yêu chúng. Hãy để chúng nghe được những từ ngữ kỳ diệu đó. Điều này
cũng đúng với cả những đứa trẻ đã lớn - không bao giờ là quá muộn để nói bạn
yêu con cả.
theo
Helino
0 nhận xét:
Đăng nhận xét