Trong
gần 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có 27 trường hợp do
đuối nước, trong đó đa số là học sinh. Những trường hợp đuối nước trên có
điểm chung là thường gặp nạn ở các ao, hồ do người dân đào để phục vụ tưới hoa
màu.
Mùa hè thì
nhiều học sinh thường ra các ao, hồ sông suối để tắm nhưng không biết nguy hiểm
đang rình rập các em
Trên địa
bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng thì cây chủ lực thường là
các cây công nghiệp nên cần lượng nước tưới lớn. Chính vì vậy, người dân trên
địa bàn thường đào những ao hồ trong vườn mình để tích trữ nước.
Nhưng
người dân khi đào chỉ tính đến việc cung cấp nước mà không nghĩ đến sự an toàn
đối với mọi người xung quanh nên không làm các biển báo, rào chắn… Vô tình
những cái ao, hồ tích nước này chính là những cái bẫy “giết người”.
Cảnh học sinh tắm ở những ao, hồ vào dịp hè trên địa bàn Gia Lai
Về với huyện Ia Grai, chúng tôi rất dễ dàng để bắt gặp những ao, hồ được người dân tự đào để phục vụ tưới cây trồng của mình. Nhưng đào xong thì không có một biển cảnh báo hay hàng rào nào.
Chia sẻ với chúng tôi, anh K (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cho biết: “Vì muốn tích trữ nước tưới nên tôi đã đào 2 cái ao. Cũng do chủ quan vì nghĩ vườn mình thì mình đào mà không nghĩ đến tính an toàn khi người dân qua lại, đặc biệt là trẻ em thường qua lại nên cũng có thể là cái bẫy “giết người”. Qua việc này tôi cũng sẽ làm lại hàng rào và biển báo, nhưng cũng quan trọng là ý thức của người dân…”.
Hiện nay,
khu vực Tây Nguyên đang vào mùa hè, thời tiết nắng gắt, oi bức nên các em
thường rủ nhau đi tắm sông, suối, ao, hồ... Đây là một trong những nguyên nhân
chính khiến tỉnh Gia Lai liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước tập thể.
Khi nỗi
đau tại xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn chưa nguôi ngoai do 3
học sinh lớp 9 vừa mới tử vong khi rủ nhau ra sông Ba tắm thì mới đây
vào ngày 23/5 tại hồ nước tưới thuộc làng Plei DjRiêk (thị trấn Nhơn Hòa,
huyện Chư Pưh, Gia Lai) lại xảy ra vụ đuối nước khiến hai em học sinh
lớp 7 tử vong.
Những hình
ảnh thương tâm khi người dân đang cứu các học sinh bị đuối nước
Theo báo
cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai chỉ tính riêng trên
địa bàn tỉnh Gia Lai trong năm 2017 đã có 54 trường hợp bị đuối nước khiến 66
trường hợp tử vong. Đặc biệt, chỉ riêng trong 5 tháng đầu năm 2018 đã có 27
trường hợp tử vong do đuối nước. Đây là một con số đáng báo động, khi thời tiết
nắng nóng sẽ còn kéo dài và con số sẽ tiếp tục tăng trong những tháng hè.
Trên địa
bàn tỉnh Gia Lai đã mở hơn 40 hồ bơi nhân tạo để hướng dẫn các em trong dịp hè
Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến trẻ em bị tử vong do đuối nước là nhiều ao hồ,
sông suối, hố đào, công trình thủy lợi... không có biển cảnh báo nguy
hiểm, rào chắn. Cùng với đó là sự thiếu quản lý, giám sát của gia
đình với trẻ em. Đa số trẻ em không biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn
trong môi trường nước.
Tăng cường
kiến thức bơi và hướng dẫn các kĩ năng khi bị đuối nước là biện pháp tốt nhất
để phòng chống những trường hợp tử vong vì chết đuối
Trao đổi
với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Hải – Trưởng phòng Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Sở
Lao động và TBXH tỉnh Gia Lai cho biết, để tránh được những tai nạn thương
tâm về đuối nước cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh các
em học sinh.
Hiện
phòng đã tham mưu cho UBND tỉnh Gia Lai phải có các biển cảnh báo,
rào chắn ở tất cả các ao, hồ, sông, suối... Nếu những ao hồ nào để xảy
ra trường hợp chết đuối thì gia đình, chính quyền xã đó phải chịu trách nhiệm.
Đối với trường học cần tăng cường phương pháp giáo dục kỹ năng bơi
lội, xử lý các tình huống khi không may bị rơi xuống nước ở những
buổi chào cờ, sinh hoạt đầu tuần....
Phạm Hoàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét