Áp dụng 4 cách dưới đây, bố mẹ có thể
cải thiện ngay thói xấu đó là "cãi lời nhem nhẻm" ở trẻ.
Trên
thực tế, việc cãi lời là hành vi thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ.
Bởi càng lớn, ý thức độc lập của các bé ngày càng cao, mâu thuẫn quan điểm với
bố mẹ cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Mỗi khi
con trẻ lên tiếng cãi lại, cha mẹ không nên hành xử một cách gia trưởng, nhưng
cũng không nên dễ dàng bỏ qua.
Bởi thái
độ dễ dãi của phụ huynh khi con trẻ mắc sai lầm sẽ khiến các bé dần coi nhẹ lời
nói của bố mẹ, thậm chí càng ngày càng có thái độ lấn tới.
Ngược lại,
nếu hành xử quá nghiêm khắc, các bé sẽ cảm thấy bố mẹ không tôn trọng ý kiến
của mình, khiến khoảng cách giữa con cái với phụ huynh ngày càng xa.
Đối mặt
với vấn đề nan giải thường gặp này, các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo
những cách dưới đây.
1. Học
cách trấn tĩnh
Mỗi khi
cha mẹ chuẩn bị "lên lớp", con cái của chúng ta thường xuyên cảm thấy
bầu không khí gia đình trở nên khẩn trương, áp lực.
Điều tốt
nhất mà các phụ huynh nên làm lúc này là duy trì thái độ trấn tĩnh, tạo ra một
bầu không khí ôn hòa cho buổi nói chuyện.
Cha mẹ
học cách trấn tĩnh sẽ giúp những cuộc nói chuyện, góp ý cho con cái trở nên ôn
hòa và hiệu quả hơn. Ảnh minh họa.
Những hành
động như quát mắng, đánh đập, nạt nộ, thậm chí chỉ cần vài câu to tiếng cũng có
thể tạo ra những rạn nứt khó hàn gắn trong quan hệ gia đình.
Cách tốt
nhất là trước khi quyết định phát ngôn, bạn nên hít một hơi thật sâu, tự hỏi
bản thân rằng điều mình sắp nói ra có giải quyết triệt để vấn đề trước mắt được
hay không.
Nếu như
cơn tức vẫn không dịu xuống, hoặc con cái đang có thái độ xúc động, bạn hãy tìm
cách để bản thân trấn tĩnh trước, sau đó chờ mọi người bình tĩnh rồi mới bắt
đầu góp ý.
Khi con
cái có thái độ ứng xử không đúng với cha mẹ trước mặt người ngoài, bạn cũng
không nên mắng con ở nơi đông người. Hãy nói cho trẻ biết rằng, vấn đề tranh
cãi này cần tạm dừng, để về nhà rồi tiếp tục giải quyết.
2. Tìm
ra căn nguyên của vấn đề
Các chuyên
gia tâm lý đã chỉ ra rằng, trong lòng mỗi đứa trẻ, cha mẹ là đối tượng
"tốt nhất" để các em nổi nóng. Kỳ thực, việc to tiếng cãi lại phụ
huynh cũng không phải là mong muốn thật sự bên trong nội tâm của các bé.
Khi con có
thái độ hành xử chưa đúng mực, các bậc cha mẹ nên đặt ra một số giả thuyết để
tìm nguyên nhân. Ví dụ như con và bạn học xảy ra mâu thuẫn ở trường, hoặc việc
học tạo ra những áp lực quá lớn khiến con mệt mỏi.
Trong
trường hợp con lỡ lời với ba mẹ, các bậc phụ huynh cần tỉnh táo để phán đoán và
tìm ra căn nguyên của vấn đề.
Thay vì
dùng những lời lẽ quát mắng hoặc đòn roi để dạy dỗ, bạn nên hỏi bé rằng:
"Hôm nay ở trường có chuyện gì sao?" hay "Con có muốn tiếp tục ở
trong phòng một mình hay không?"…
Sau
khi tìm được nguyên nhân khiến con nổi nóng, cha mẹ nên kiên nhẫn khuyên bảo.
Cách cư xử này sẽ giúp các bé tìm được cách giải quyết vấn đề, đồng thời ý thức
được việc mình cãi cha mẹ là sai.
Thưòng
xuyên tâm sự, chia sẻ cùng con cái sẽ giúp khoảng cách giữa cha mẹ và các bé
xích lại gần hơn, việc to tiếng, lỡ lời giữa cả hai bên cũng ngày một giảm
xuống. Ảnh minh họa.
3. Đưa
ra những yêu cầu về ranh giới
Có đôi
khi, những yêu cầu quá khắt khe của cha mẹ lại lại là nguyên nhân
khiến con trẻ nổi nóng và cãi lời.
Trên thực
tế, hành động này của các bé chỉ muốn biểu thị cho phụ huynh thấy rằng:
"Yêu cầu của cha mẹ quá khó đối với con"; "Cha/mẹ đã nhắc đi
nhắc lại điều này quá nhiều lần rồi, con rất mệt!"…
Lúc này,
bạn nên đưa ra cho các bé một "ranh giới cuối cùng": Con có thể tạm
thời chưa thực hiện yêu cầu của ba mẹ, nhưng tuyệt đối không được to tiếng hay
quá lời với ba mẹ.
To tiếng
với bố mẹ là điều không nên và không được phép làm - hãy giải thích với con cái
điều này bằng những lời lẽ và thái độ ôn hòa, bao dung. Ảnh minh họa.
4. Khôn
khéo trong các biện pháp kỷ luật
Để cho con
trẻ ý thức về thái độ cư xử của mình, kỷ luật gia đình là điều không thể thiếu.
Nhưng việc áp dụng các biện pháp kỷ luật sao cho khôn khéo, văn minh
lại là yếu tố cốt lõi để giữ hạnh phúc gia đình.
Bạn nên
thiết lập một khung luật lệ hoàn chỉnh, có thưởng, có phạt và yêu cầu các bé
chấp hành đúng. Ví dụ: Trong những khung giờ nào, ngày nào thì không được chơi
máy tính, không xem tivi; Nếu không làm việc nhà sẽ bị phạt gì…
Càng sớm
thiết lập kỷ luật gia đình sẽ giúp trẻ có thời gian chuẩn bị tâm lý, tránh tình
trạng bị phạt mà không phục.
Cần lưu ý
rằng, những điều luật này không chỉ áp dụng với riêng con cái, mà các bậc cha
mẹ cũng nên tuân thủ và thưởng, phạt nghiêm minh.
Hơn nữa,
nhưng điều luật gia đình này cần thực hiện một cách kiên trì, nghiêm túc, để
con trẻ chú ý hành động, cử chỉ và lời nói của mình sao cho đúng mực.
theo Trí
Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét