Sức khỏe
con trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Để con phát triển toàn
diện, hãy cho trẻ vào bếp sớm nhất có thể.
Trẻ vào
bếp sớm sẽ biết lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Nguồn: Renewed Living.
Nhiều bà
mẹ Việt dành hàng giờ để nghiên cứu, chuẩn bị những bữa ăn cầu kỳ cho con mình.
Tuy nhiên, những đứa trẻ kén ăn và những bữa cơm “chan nước mắt” vẫn là một
“trận chiến” không hồi kết.
Chìa
khóa để trẻ có hứng thú hơn với bữa ăn chính là cho trẻ vào bếp từ sớm. Từ hai
tuổi, con đã có thể ngồi ở bếp xem mẹ nấu ăn. Lớn hơn chút nữa, con có thể giúp
mẹ rửa rau hoặc tự chuẩn bị cơm trưa cho mình.
Lý do
nên cho trẻ vào bếp sớm
Một
nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Alberta, Canada cho thấy, những đứa trẻ
được mẹ cho vào bếp cùng chuẩn bị những bữa ăn gia đình không chỉ hào hứng ăn
thử những món đó, mà còn biết cách lựa chọn những thực phẩm lành mạnh cho bản
thân sau này.
Quan
trọng nhất, những học sinh này tỏ ra thích thú khi được ăn hoa quả và rau củ hơn
hẳn những em không được vào bếp.
Không
chỉ giúp cho những bữa ăn ngon miệng hơn, việc được vào bếp sớm trau dồi sự tự
tin cần thiết cho trẻ. Đừng ngại dành cho trẻ những lời khen khi con chịu khó
rửa rau, đánh trứng, hay đong bột cho mẹ, cho dù sau đó mẹ phải lo lau dọn đi
chăng nữa.
Điều
tuyệt vời nhất là trí tưởng tượng vô tận của con trẻ sẽ được thỏa sức bay bổng
trong căn bếp nhà. Dưới sự hướng dẫn của mẹ, hãy cho con được tự do thử nghiệm,
chế biến món ăn theo trí tưởng tượng của mình. Động viên con nếu thành quả chưa
được như mong đợi, và cùng con nghĩ cách thay đổi cho lần sau ngon miệng hơn.
Cách
“dụ” trẻ vào bếp cùng mẹ
Truyền
cho con cảm hứng về thức ăn và dinh dưỡng từ những câu chuyện kể trước khi đi
ngủ, hay những bài học rằng việc ăn uống đủ chất sẽ giúp con chạy nhanh hơn,
khỏe mạnh hơn, cao lớn hơn.
Tạo hứng
thú cho trẻ qua những trò chơi trong bếp. Nhờ trẻ tìm giúp các vật dụng mẹ cần,
đưa trẻ đến siêu thị và nhờ trẻ chọn món rau cho bữa tối. Giao trách nhiệm cho
trẻ sẽ khiến trẻ thích thú, và có cảm giác đạt được thành tựu
Quan
trọng nhất, hãy kéo cả gia đình cùng vào bếp. Nếu trẻ thấy cha mẹ mỗi người một
việc, chúng sẽ hào hứng cùng phụ giúp chuẩn bị bữa ăn. Đừng quên bỏ túi vài
dụng cụ “hay ho”, như khuôn tạo bánh hình thú, dao không nhọn cho trẻ em, hay
thậm chí cho trẻ đeo tạp dề, mũ đầu bếp để trẻ hứng thú hơn.
Trẻ hào
hứng phụ giúp nếu cả gia đình cùng vào bếp. Nguồn: Auchan.
Đảm bảo
an toàn cho trẻ trong bếp
Bếp nóng
và thức ăn sôi vẫn là hai thứ nguy hiểm nhất trong bếp đối với trẻ. Luôn luôn
giữ trẻ trong tầm tay, đặc biệt khi đang nấu thức ăn trên bếp. Đừng quên xoay
tay cầm nồi và chảo hướng về phía tường, ra khỏi tầm với của trẻ.
Bên cạnh
đó, việc đảm bảo kháng khuẩn cho khu bếp nói chung hay đặc biệt là mặt bàn bếp
nói riêng là ưu tiên hàng đầu bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Hãy lựa chọn những
vật liệu mặt bàn bếp chống thấm tốt, có kết cấu đặc chắc - đảm bảo vi khuẩn
không thể cư ngụ và sinh sôi.
Nhiều
gia đình ở phương Tây tin tưởng sử dụng đá nhân tạo thạch anh làm mặt bàn bếp
với khoảng 90% cốt liệu thạch anh tự nhiên, đặc chắc tuyệt đối, giúp ngăn ngừa
khả năng phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó đảm bảo an toàn cho cả gia
đình khi tiếp xúc.
Đá thạch
anh Vicostone an toàn cho sức khỏe trẻ em. Nguồn: www.vicostone.com
Tại Việt
Nam, các gia đình có thể lựa chọn thương hiệu VICOSTONE cung cấp mặt đá thạch
anh nhân tạo trên dây chuyền công nghệ Breton của Ý, đứng đầu bảng về tính ngừa
vi khuẩn, chống bám bẩn. Với hơn 100 mẫu thiết kế độc đáo và khác biệt được lấy
cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, mặt đá VICOSTONE là nơi khơi dậy trí tưởng
tượng bất tận của con và để con được tự do đắm chìm trong những khoảnh khắc
tuổi thơ trong sáng.
(Theo
Khám phá).
VietBao.vn (Theo_Eva >>>)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét