Có một
chiếc bát kỳ lạ vì bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn, uống đều có vị ngọt.
Ông Cử và
chiếc bát ăn cơm kỳ lạ
Đó là
chiếc bát của ông Trần Trọng Cử, trú tại khối 4, thị trấn Phố Châu - Hương Sơn
(Hà Tĩnh).
Bề ngoài
chiếc bát được trang trí màu lươn, nhiều hoa văn đẹp, phía trong màu vàng nhạt,
đường kính miệng bát rộng 11cm, chiều cao 5,2 cm, đường kính trôn bát rộng 4,9
cm. Từ lâu, ông Cử đã cất giấu chiếc bát này trong nhà, người ngoài không ai hề
hay biết.
Ông Trần
Trọng Cử nguyên là Trưởng ban Vật tư xe máy, thuộc nông trường 702, Binh đoàn
15 khu vực Tây Nguyên. Ông Cử kể: Vào năm 1986, có một đoàn cán bộ ra thăm và
làm việc tại nông trường. Do người đông, thiếu bát đũa dùng trong bữa tiệc, chủ
nhà khách ra chợ mua thêm 20 chiếc bát về để ăn cơm.
Chiều cao của chiếc
bát ngọt kỳ lạ này là 5,2 cm
|
Trong lúc
ăn cơm, có một vị khách lớn tuổi trách nhà khách rửa bát đũa không sạch, vì
chiếc bát ăn cơm của mình có vị ngọt. Thấy vậy, ông Cử liền đem chiếc bát đó ra
rửa lại thật sạch, sau đó đưa vào cho người khách kia ăn tiếp. Tuy nhiên, khi
vừa ăn được vài miếng, vị khách này lại yêu cầu đổi bát. Biết có chuyện bất
bình thường ở chiếc bát, ông Cử liền thay bát cho khách và lặng lẽ đưa chiếc
bát ấy giấu vào chiếc ba lô của mình.
Năm 1990,
ông Cử nghỉ hưu về quê sinh sống, đem câu chuyện về chiếc bát “thần kỳ” kể lại
cho vợ con nghe. Thấy lạ, vợ con ông đem chiếc bát ra thử nghiệm thì đều có
chung kết quả: Bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn đều thấy ngọt. Sau đó, vợ ông
đem chuyện lạ ra kể cho anh em trong đơn vị. Tuy nhiên không mấy ai để ý.
Đường kính của trôn
bát rộng 4,9 cm
|
Tháng 9
vừa qua, gia đình ông Cử tổ chức cưới vợ cho đứa con trai đầu. Trong tiệc ăn
hỏi có đông đủ gia đình hai họ nên ông Cử "khoe" với họ nhà gái rằng:
"Năm nay cưới vợ cho cháu Quang. 6 năm rồi cây xoài nhà tôi mới có quả.
Nhà tôi còn có một vật rất quí nữa". Nói rồi ông mang chiếc bát ra. Sau
khi được xem chiếc bát và được tận mắt thưởng thức khẩu vị từ chiếc bát, ai ăn
cũng thán phục.
Từ đó, có rất nhiều người hiếu kỳ đến xem chiếc bát nhưng vợ chồng ông Cử sợ không được bảo đảm, nên tìm cách dấu biệt.
Vốn không tin lắm vào những lời đồn thổi, nhân có quen biết gia đình từ lâu, tôi ngỏ ý muốn được xem chiếc bát. Ông Cử đồng ý ngay. Đó là chiếc bát ăn cơm nhỏ, đã cũ, tráng men màu da lươn, vành miệng bát có các họa tiết hình thoi liền nhau.
Từ đó, có rất nhiều người hiếu kỳ đến xem chiếc bát nhưng vợ chồng ông Cử sợ không được bảo đảm, nên tìm cách dấu biệt.
Vốn không tin lắm vào những lời đồn thổi, nhân có quen biết gia đình từ lâu, tôi ngỏ ý muốn được xem chiếc bát. Ông Cử đồng ý ngay. Đó là chiếc bát ăn cơm nhỏ, đã cũ, tráng men màu da lươn, vành miệng bát có các họa tiết hình thoi liền nhau.
Dưới lớp
men phía ngoài thân bát là các họa tiết: Tùng, Trúc, Cúc, Mai ( vẽ theo lối
cách điệu). Các họa tiết này cách đều nhau bởi bốn chữ Hán viết theo lối chữ
triện. Đường kính miệng bát đo được 11cm, chiều cao của bát 5,2 cm. Một chiếc
bát ăn cơm bình thường như bao chiếc bát khác vẫn thường được bày bán ở các
quầy gốm sứ ngoài chợ.
Thấy vẻ
ngờ vực của khách, ông Cử cầm cái bát ra vòi nước trước nhà rửa rất kỹ, lau
sạch rồi đổ vào bát một ít nước lã, khẽ láng qua láng lại. Quả là nước trong
bát ngọt, vị ngot lờ lợ. Dù có đổ đi thử lại nhiều lần vẫn cái vị ngọt ấy. Điều
kỳ lạ hơn nữa là lau khô chiếc bát, dùng lưỡi liếm vào bất kỳ vị trí nào trên
bát thì cái cảm giác về vị ngọt đều rất đậm, rất rõ.
Đường kính miệng bát
rộng 11cm
|
Ông Cử cho
biết, mấy đứa nhỏ con ông rất thích trộn cơm nhạt vào bát để ăn. Tuy nhiên vì
không rõ liệu nó có gây ra độc hại gì không nên từ lâu ông Cử không cho các con
sử dụng.
Đã 23 năm
trôi qua, chuyện ly kỳ đầy bí ẩn xung quanh chiếc bát ngọt kỳ lạ của ông Cử vẫn
chưa tìm được lời giải thích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét