Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Cuộc sống trong ngục của tù nhân Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Ngoài các quy định và hình phạt nghiêm ngặt nếu phạm lỗi, lịch trình sinh hoạt của các phạm nhân trong tù ở Nhật Bản dường như khá thoải mái.


Nhà tù Fuchu nằm ở ngoại ô thành phố Tokyo, là nơi giam giữ các tên tội phạm sừng sỏ nhất Nhật Bản, rất nhiều tù nhân ngoại quốc đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau và cũng nổi tiếng là nơi nghiêm ngặt. 
Dưới đây là cái nhìn chung về cuộc sống của phạm nhân ở Fuchu cũng như các nhà tù khác tại Nhật Bản.
Từ phòng giam tại Sở cảnh sát đến nhà tù lớn
Trong khi đợi phán quyết từ tòa án, các nghi phạm sẽ bị giam giữ trong sở cảnh sát (keisatsusho) khoảng từ 1-5 tháng cho những trường hợp phạm tội nhẹ và có thể kéo dài hàng năm với những vụ án phức tạp. 
Sau đó sẽ được giải đến nhà giam thành phố Tokyo (Tōkyō Kōchisho). Khi nhận phán quyết, nếu được tòa án công nhận không có tội hoặc được hưởng án treo thì nghi phạm sẽ được thả, còn nếu có tội thì sẽ bị chuyển đến nhà tù lớn.


Phòng giam Sở cảnh sát (keisatsusho). Ảnh: Gaiginass


Nhà giam thành phố Tokyo (Tōkyō Kōchisho). Ảnh: Gaiginass

Cơ sở vật chất
Ban đầu, hầu hết các tù nhân đều được giam trong một phòng giam tập thể cùng khoảng 6-12 người khác. Phòng giam được trang bị những vật dụng cơ bản như chiếu đệm kiểu Nhật cùng những chiếc bàn thấp.


Phòng giam tập thể ở nhà tù Onomichi, Nhật Bản với đệm và chăn gối được gấp ngay ngắn gọn gàng bên cạnh những chiếc vali nhỏ mà tù nhân có thể cất đồ đạc. Ảnh: Gaiginass
Một số tù nhân nước ngoài sẽ có thể bị giam ở những căn phòng riêng biệt có thêm giường. Thoạt nhìn qua thì người ta có thể nghĩ điều kiện ở như vậy là khá tốt.
Các tù nhân chỉ được ra ngoài để tập thể dục, hoặc tắm, nhưng cũng bị cấm giao tiếp với những người khác.


Quy định nghiêm ngặt
Những luật lệ trong tù cần phải được tuân thủ chặt chẽ chính xác đến từng phút:
- Mọi đồ vật trong phòng phải được đặt đúng vị trí
- Chỉ được viết và ghi chép trong một cuốn sổ dưới sự kiểm tra thường xuyên
- Tư thế đứng, ngồi trong khi nhân viên vào kiểm tra phòng: không được dựa vào tường, không được nằm hay đi lại trong phòng.
- Tư thế ngủ: chỉ được nằm thẳng hoặc nghiêng người, không được nằm sấp. - - Không được che mặt, đọc sách, nói chuyện hay di chuyển người trong khi ngủ.
- Cách tập trung và đi tuần xung quanh nhà tù.
- Phần lớn thời gian họ phải giữ im lặng, chỉ được nói trong giờ giải lao nhưng phải nói thật nhỏ để không ảnh hưởng đến người khác.
- Không được nhìn thẳng vào lính gác. Khi ăn không được nhìn lên trên. Không được mở mắt trong thời gian “tự đánh giá bản thân”.
Trong thời gian “ tự đánh giá bản thân”, tù nhân cũng bị còng và thắt chặt tay vào người bởi một chiếc thắt lưng chuyên biệt. Nhưng đây chỉ là quy định và không được coi là hình phạt.



Hình phạt áp dụng ở nhiều mức độ
- Khiển trách bằng lời nói (bị la, mắng mỏ)
- Bị tước một số quyền khi ở trong tù: không được viết, đọc, vẽ, tập thể dục,…
- Bị giảm thức ăn theo ngày, có thể kéo dài đến 1 tuần
- Giam biệt lập mức độ nhẹ đến 2 tháng*
- Giam biệt lập mức độ nặng đến 7 ngày**
*Giam biệt lập mức độ nhẹ: Tù nhân bị giam trong một căn phòng nhỏ và phải ngồi yên ở một tư thế nhất định (ngồi thu mình hoặc khoanh chân). Không được phép đọc, viết, nghe nhạc hay thậm chí là không được đứng lên, duỗi chân hay đi lại trong phòng và chỉ được dùng nhà vệ sinh theo lịch đã được quy định sẵn.
Theo lời kể của một tù nhân đã bị giam biệt lập mức độ nhẹ: “Cửa sổ bị bịt kín, các bức tường và khu vệ sinh thì mốc, xung quanh còn có nhiều rệp. Trong phòng chẳng có gì hết ngoài một tấm chiếu bẩn thỉu. 
Tôi phải ngồi yên úp mặt vào cửa suốt cả ngày từ 7h30 sáng đến 5h chiều, tay phải đặt trên đùi và không được di chuyển. Mọi ngày tôi sẽ được ăn một chút cơm và súp, nhưng bây giờ đã bị cắt giảm 1 nửa. 
Chỉ được dùng toilet 2 lần/ngày khi lính gác cho phép. Không được tập thể dục và chỉ được tắm 10 ngày 1 lần, mỗi lần 15 phút. Tôi đã lén lút tập thể dục một chút trong phòng, bị bắt được và thời gian chịu phạt lại tăng lên. 
Sau khoảng 40 ngày sống trong cảnh như vậy thì tôi được trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày cùng những tù nhân khác”. 
**Giam biệt lập mức độ nặng: Bị giam trong một căn phòng tối và không được phép sử dụng giường chiếu.
Thời gian biểu trong một ngày của tù nhân
- 6:45: thức dậy, dọn giường, rửa mặt, đi vệ sinh
- 7:00: chuông báo, kiểm tra phòng
- 7:30: ăn sáng và di chuyển đến nơi làm việc
- 8:00: bắt đầu làm việc
- 10:00: nghỉ 15 phút
- 12:00: ăn trưa
- 14:00: nghỉ 15 phút
- 16:40: kết thúc công việc, trở về phòng
- 17:00: chuông báo, điểm danh, thời gian “tự đánh giá bản thân”
- 17:20: ăn tối
- 18:00: nghỉ tự do (có thể nói chuyện với những người khác trong cùng phòng, chơi cờ, viết hoặc đọc sách)
- 20:30: chuẩn bị ngủ
- 21:00: đi ngủ
Ngoài ra, có bác sĩ, y tá chăm sóc khi cho các tù nhân khi bị bệnh. Theo thống kê, chi phí y tế hàng năm tại các cơ sở cải huấn ở Nhật Bản tăng cao, mức 6 tỷ yen (hơn 50 triệu USD) vào năm 2016, tăng hơn 80% trong 10 năm qua.
Đối với các tù nhân cao tuổi, nhà tù còn thuê điều dưỡng viên tắm rửa, vệ sinh cho họ. Tuy nhiên, vào ban đêm, cai ngục sẽ đảm nhận công việc này.


Trong khi đang làm việc, tù nhân phải tập trung 100% vào công việc. Ảnh: Gaijinass

theo Saostar

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive