Nhân tố đóng góp lớn cho sự phát triển
kinh tế ấn tượng của vùng lãnh thổ này chính là sự đột phá sáng tạo trong nhiều
lĩnh vực.
Ảnh minh
họa.
Sự phát
triển của ngành công nghiệp IoT
Để thúc
đẩy sự sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển của ngành
công nghiệp IoT tại Đài Loan, chính quyền Đài Loan đã đề ra Kế hoạch phát triển
Thung lũng Silicon châu Á (Asia Silicon Valley Development Plan - ASVDP). Thông
qua đó, kỳ vọng có thể tạo ra nhiều giá trị cộng thêm cho các ngành công nghiệp
bản địa bằng cách hợp nhất các thế mạnh sản xuất phần cứng vào lĩnh vực ứng
dụng phần mềm.
Theo ước
tính của McKinsey và Company, đến năm 2025, giá trị kinh tế của ngành IoT toàn
cầu có thể đạt từ 2,7 nghìn tỷ đến 6,2 nghìn tỷ USD. “Nếu Đài Loan nắm giữ chỉ
5% thị phần toàn cầu này, chúng tôi sẽ chứng kiến giá trị kinh tế của ngành này
lên đến 300 tỷ USD, hay 10 nghìn tỷ đô la Đài Loan”, CEO Kung Ming-hsin nhận
định.
Với nhiều
sự hỗ trợ từ khu vực công thông qua việc thực thi nhiều chính sách và sáng kiến
đa dạng, startup được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài của
xã hội Đài Loan. Trên thực tế, các startup, doanh nhân trẻ có ý tưởng đột phá
sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ cả của chính phủ lẫn khu vực tư nhân trong mảng
tài chính lẫn không gian làm việc.
Chẳng hạn,
Taoyuan Youth Commander (TYCommander) là không gian làm việc dành cho doanh
nhân và startup (startup hub) đầu tiên được thành lập từ nguồn vốn chính quyền
vào năm 2016. Được biết, các công ty công nghệ đột phá tại Đài Loan đang trong
quá trình phát triển và đạt được nhiều thành công nhất định trong lĩnh vực công
nghệ VR (thực tế ảo), MR (Thực tế hỗn hợp tăng cường), công nghệ ứng dụng cho
xe tự hành, hệ thống đèn giao thông thông minh, thiết bị nhận biết bụi siêu mịn
PM 2.5, thiết bị đeo thông minh.
Ngành y
tế, y sinh học của Đài Loan những năm gần đây cũng ghi nhiều dấu ấn trên thị
trường quốc tế. Theo báo cáo Biopharmaceutical Competitiveness và Investment
năm 2017, Đài Loan được công nhận là một trong những thị trường dẫn đầu về đầu
tư ngành dược.
Tiến bộ
vượt bậc của ngành y tế, y sinh học
Đài Loan
có 14 bệnh viện lọt vào danh sách 200 bệnh viện tốt nhất thế giới, chỉ xếp sau
Mỹ và Đức. Nghĩa là, chất lượng bệnh viện ở Đài Loan xếp thứ ba thế giới và
đứng đầu châu Á.
Năm 2016,
y sinh học được xem là một trong 7 lĩnh vực kinh tế trụ cột mà Đài Loan muốn
tập trung phát triển (bên cạnh IoT, năng lượng xanh, máy móc thông minh, quốc
phòng, nông nghiệp mới và kinh tế tuần hoàn) để thay đổi hoàn toàn bộ mặt công
nghiệp Đài Loan. Nhờ đó, chương trình đột phá công nghệ y sinh học (Biomedical
Industry Innovation Program) đã được triển khai với tầm nhìn biến Đài Loan
thành một trung tâm y sinh học ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu của
chương trình này là thúc đẩy ngành công nghiệp y sinh học, đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế, củng cố lĩnh vực chăm sóc sức khỏe công và phát triển phúc lợi xã hội
ở Đài Loan.
Ngành nông
nghiệp được hiện đại hóa
Với khoảng
24% tổng diện tích đất đai được dùng để canh tác, nông nghiệp là một trong
những lĩnh vực được Đài Loan quan tâm phát triển hàng đầu. Và các tiến bộ về
máy móc nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của
ngành công nghệ nông nghiệp, giúp tiết kiệm sức lao động và nâng cao hiệu quả
canh tác cho nông dân Đài Loan.
Tự động
hóa nông nghiệp cũng giải quyết được "bài toán" độ tuổi lao động
trong ngành nông nghiệp đang khá cao tại Đài Loan nói riêng và trên thế giới
nói chung. Theo The Wild East Magazine, độ tuổi trung bình của nông dân
Đài Loan là 62, với 31% nông dân trên 65 tuổi. Do đó, chính quyền Đài Loan cũng
áp dụng nhiều chính sách khuyến khích người trẻ tham gia vào lĩnh vực nông
nghiệp.
Nhờ sự nỗ
lực phối hợp giữa các viện nghiên cứu nông nghiệp, các trường đại học và ngành
công nghiệp thiết kế và sản xuất máy móc, Đài Loan đã ghi dấu ấn trên thị
trường quốc tế về chất lượng của các loại máy móc nông nghiệp như máy xới, máy
cắt, máy phun hạt, máy sấy ngũ cốc, thiết bị kiểm soát môi trường nhà kính.
Sau hơn 60
năm tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp, nhiều loại máy móc nông nghiệp của Đài
Loan đã được xuất khẩu đến hơn 40 nước và được đánh giá cao về chất lượng và
giá thành hợp lý. Hiện ngành công nghiệp máy móc làm nông của Đài Loan đã và
đang chuyển dần sang hướng xuất khẩu, hướng đến thị trường mục tiêu là các nước
Đông Nam Á, Trung Quốc đại lục và nhiều nước khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét